Lựa chọn phương pháp kê khai thuế GTGT

10:51 06/01/22

Hiện nay có 02 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT): phương pháp trực tiếp và theo phương pháp khấu trừ. Nhưng, làm thế nào để doanh nghiệp biết mình phải tính thuế theo phương pháp nào, tính như thế nào cho đúng, hợp lý? Trong bài viết này, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP xin cung cấp một số thông tin về hai phương pháp tính thuế trên.

Lựa chọn phương pháp kê khai thuế GTGT
 

PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP

PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ

Đối tượng áp dụng

- Doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

- Doanh nghiệp mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

- Doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.

Xem chi tiết tại công việc Phương pháp tính trực tiếp.

- Doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định.

- Doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế (Tham khảo công việc: Tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế).

- Doanh nghiệp nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí.

Xem chi tiết tại công việc Phương pháp khấu trừ thuế.

Hóa đơn sử dụng

Hóa đơn bán hàng 02GTTT3/001 (theo mẫu số 5.2 Phụ lục 5 Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC )

Hóa đơn GTGT 01GTKT3/001 (theo mẫu số 5.1 Phụ lục 5 Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC)

Tính thuế GTGT

Số thuế GTGT phải nộp

=

Tỷ lệ %

*

Doanh thu

Xem chi tiết tại công việc Phương pháp tính trực tiếp.

Số thuế GTGT phải nộp

=

Số thuế GTGT đầu ra

-

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Xem chi tiết tại công việc Phương pháp khấu trừ thuế.

Thuế suất

- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Doanh nghiệp có thể tra cứu tỷ lệ % của từng hoạt động cụ thể tại công việc Danh mục tỷ lệ % thuế suất trên doanh thu.

- Không chịu thuế (Xem chi tiết tại công việc Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng).

- Chịu thuế 0% (Xem chi tiết tại công việc Đối tượng chịu thuế suất 0%).

- Chịu thuế 5% (Xem chi tiết tại công việc Đối tượng chịu thuế suất 5%).

- Chịu thuế 10% (Xem chi tiết tại công việc Đối tượng chịu thuế suất 10%).

Khai thuế GTGT

Mẫu 04/GTGT (ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC).

Xem chi tiết tại công việc Nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng.

Mẫu 01/GTGT (ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC).

Xem chi tiết tại công việc Nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng.

Vì một số doanh nghiệp có quyền được lựa chọn 1 trong 2 phương pháp, nên câu hỏi mà doanh nghiệp luôn đặt ra là nên chọn cách tính nào để có lợi cho doanh nghiệp, số thuế GTGT phải nộp là nhỏ nhất.

Câu trả lời là tùy vào tình hình, đặc điểm của mỗi doanh nghiệp, mà có sự lựa chọn tối ưu:

1. Khi nào nên chọn nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp?

Đối với những doanh nghiệp không có số thuế GTGT mua vào, hoặc thuế GTGT mua vào là quá nhỏ so với số thuế GTGT bán ra, do đó nếu áp dụng phương pháp khấu trừ thì số thuế GTGT phải nộp là rất lớn. Những doanh nghiệp loại này thì nên chọn cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Thường là các doanh nghiệp sau:

- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn thiết kế, lập dự toán, tư vấn pháp lý, dịch vụ nhân sự, các dịch vụ khác mà chi phí chủ yếu là tiền lương (nhân công/chất xám) hoặc chi phí không có hóa đơn GTGT.

- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hay các ngành nghề khác mà không có hóa đơn GTGT của hàng mua vào như mua bán sản phẩm nông/lâm/ngư nghiệp, đất đá cát sỏi (mua từ người trực tiếp sản xuất bán ra).

2. Khi nào nên chọn nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ?

Đối với những doanh nghiệp có số thuế GTGT mua vào gần tương ứng với số thuế GTGT bán ra, có nghĩa là khi thuế GTGT bán ra trừ thuế GTGT mua vào có sự chênh lệch không nhiều, vì vậy số thuế GTGT phải nộp là nhỏ, hoặc không phải nộp thuế GTGT. Những doanh nghiệp loại này thì nên chọn cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Thường là các doanh nghiệp sau:

- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực áp dụng mức thuế suất đầu ra là 0% (Xem chi tiết tại công việc Đối tượng chịu thuế suất 0%); doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa dịch vụ không phải khai, tính nộp thuế GTGT (Xem chi tiết tại công việc Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng). Các doanh nghiệp này có thuế GTGT đầu ra là bằng 0 nhưng thuế GTGT đầu vào thì được khấu trừ toàn bộ. Vì vậy, khi áp dụng phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp không phát sinh số thuế GTGT phải nộp, nhưng lại được hoàn thuế đầu vào.

- Doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT (Xem chi tiết tại công việc Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng). Vì vậy, khi áp dụng phương pháp khấu trừ, các doanh nghiệp này không phát sinh số thuế GTGT phải nộp.

- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hay các ngành nghề khác mà có đầy đủ hóa đơn GTGT của hàng mua vào và hóa đơn GTGT bán hàng tương ứng, và chênh lệch giữa giá bán ra và giá mua vào là nhỏ (tỷ lệ lợi nhuận thấp). Nư vây, nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp là không đáng kể.

Thúy Vy

8,630

Căn cứ khoản 4 Điều 3 và khoản 1 Điều 5 Thông tư 40/2021/TT-BTC, đối tượng áp dụng phương pháp kê khai khi tính thuế gồm:

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn.

Là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ trở lên, cụ thể như sau:

+ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 03 tỷ đồng trở lên.

+ Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên.

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Xem thêm: Cách tính thuế hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới nhất

Lựa chọn phương pháp kê khai thuế GTGT
Tính thuế theo phương pháp kê khai cho hộ, cá nhân kinh doanh (Ảnh minh họa)
 

Căn cứ Điều 5 và khoản 3, 4 Điều 11 Thông tư 40/2021/TT-BTC, hộ, cá nhân kinh doanh áp dụng phương pháp kê khai cần nắm rõ một số quy định như sau:

- Về kỳ khai thuế: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thực hiện khai thuế theo tháng trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới ra kinh doanh và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đáp ứng các tiêu chí khai thuế theo quý và lựa chọn khai thuế theo quý, cụ thể:

+ Khai thuế giá trị gia tăng theo quý áp dụng đối với:

. Người nộp thuế thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng nếu có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên các tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch.

Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.

. Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được lựa chọn khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.

+ Khai thuế thu nhập cá nhân theo quý như sau: Người nộp thuế thuộc diện khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng nếu đủ điều kiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý thì được lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý.

- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

+ Khai theo tháng: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

+ Theo quý: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo liền kề quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

- Thời hạn nộp thuế: Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai nếu xác định doanh thu tính thuế không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế theo quy định.

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải thực hiện chế độ kế toán.

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai không phải quyết toán thuế.

Cách tính thuế theo phương pháp kê khai

* Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

* Doanh thu tính thuế

 Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

* Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

- Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo hướng dẫn tại phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.

- Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

* Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp

=

Doanh thu tính thuế GTGT

x

Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp

=

Doanh thu tính thuế TNCN

x

Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

- Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN theo hướng dẫn trên.

- Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Kết luận: Tính thuế theo phương pháp kê khai cho hộ, cá nhân kinh doanh là một phương pháp tính thuế mới. Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Nhiều hộ kinh doanh phải khai, nộp thuế theo tháng

>> Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công