Lớp máy mới được đem điện thoại lên trường

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu có ý kiến về vấn đề cho học sinh mang điện thoại thông minh vào lớp học có nên không? Việc quản lý sử dụng điện thoại trong lớp thế nào vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc theo dõi bài trên lớp của học sinh, học sinh có thực sự sử dụng điện thoại vào mục đích học. Hay tình trạng phân biệt giàu nghèo giữa các học sinh sẽ xảy ra?

Vì thế, Đoàn Đại biểu Quốc hội Bạc Liêu đã kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên xem xét lại vấn đề này.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang cũng cho rằng, còn nhiều ý kiến của cử tri đối với Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học [nếu được giáo viên cho phép] là không hợp lý vì giáo viên không thể kiểm soát mục đích học sinh sử dụng điện thoại, dễ bị phân tâm, thiếu tập trung trong giờ học.

Về nội dung này, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trả lời như sau:

Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ GDĐT tại Điều 37 về các hành vi học sinh không được làm có quy định: “học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”.

Ảnh minh họa: Thùy Linh

Như vậy, việc sử dụng điện thoại trong lớp học về cơ bản vẫn là hành vi bị cấm. Việc sử dụng điện thoại trong lớp học với mục đích học tập của học sinh chính là khai thác các lợi thế kết nối của các thiết bị thông minh [trong đó có điện thoại] góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và thời kì chuyển đổi số đang diễn ra.

Để hướng dẫn giáo viên và các nhà trường quản lý, khai thác và sử dụng thiết bị dạy học [trong đó có điện thoại di động] một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học và kinh tế xã hội của địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục:

“Không bắt buộc học sinh phải trang bị điện thoại di động để phục vụ học tập. Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học để hỗ trợ hoạt động học do giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học quyết định; được giáo viên hướng dẫn cụ thể trong các hoạt động đã được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy sao cho không yêu cầu tất cả học sinh phải có điện thoại để sử dụng và bảo đảm yêu cầu phù hợp với nội dung học tập. Giáo viên thông báo cụ thể yêu cầu học sinh chỉ được sử dụng điện thoại như là một thiết bị hỗ trợ hoạt động học và những điều học sinh không được làm khi sử dụng điện thoại trên lớp, trong giờ học”.

Như vậy, việc sử dụng điện thoại ở trường về cơ bản vẫn là hành vi bị cấm và học sinh chỉ được sử dụng khi được sự đồng ý của giáo viên và phục vụ mục đích học tập dưới sự quản lý, giám sát của giáo viên, nhà trường và gia đình học sinh.

Thùy Linh

Thận trọng khi học sinh mang điện thoại vào lớp

Nhiều trường học ở TP HCM vẫn chưa cho phép học sinh mang điện thoại vào lớp học, do lo ngại các em sử dụng không đúng mục đích, giáo viên khó kiểm soát

Một tuần trôi qua, kể từ ngày Thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD-ĐT] chính thức có hiệu lực [ngày 1-11], nhiều trường học ở TP HCM vẫn không cho học sinh [HS] sử dụng điện thoại trong lớp. Các trường lo ngại không kiểm soát được HS, ảnh hưởng đến chất lượng giờ học.

Sử dụng lén lút, khó kiểm soát

Trong Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020 quy định HS không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép. Như vậy, HS được phép sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ việc học tập và phải được giáo viên cho phép.

Nhiều trường vẫn chưa cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học theo quy định mới .Ảnh: TẤN THẠNH

Thầy H. Lộc, giáo viên một trường THCS tại quận 6, cho rằng theo Thông tư 32, giáo viên là người chịu trách nhiệm chính nếu cho HS sử dụng điện thoại trong giờ học. Dù giáo viên không cho phép sử dụng trong giờ học nhưng một khi được mang điện thoại vào lớp, các em có nhiều cách để dùng "chui". Lúc đó, giáo viên sẽ rất khó quản lý vì phải tập trung vào bài giảng. Đó là lý do mà nhiều trường băn khoăn.

Tại Trường THPT Thành Nhân [quận Tân Phú], với một tiết học cần tìm hiểu thêm thông tin hoặc hình ảnh miêu tả trực quan, HS được giáo viên mở tivi thông minh để tra cứu, chứ không sử dụng qua điện thoại. Ông Nguyễn Đình Độ, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết do chưa có phương án quản lý tối ưu nên nhà trường chưa áp dụng quy định mới, cho phép HS sử dụng điện thoại trong giờ học. Đa số phụ huynh cũng đồng ý việc này.

Theo ông Độ, trong trường hợp cho phép, khi giáo viên giao bài tập khó, HS sẽ dùng điện thoại lên internet để tra cứu bài giải ngay. Thậm chí, HS sẽ dùng điện thoại để chơi game, lướt Facebook, nhắn tin… gây ra nhiều hệ lụy. Do vậy, khi nào tìm ra biện pháp tốt nhất, giáo viên nắm được kỹ năng xử lý từng trường hợp, mới "mở cửa" cho đem điện thoại vào lớp học.

Ông Nguyễn Công Phúc Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du [quận 1], cũng nói rằng nhà trường đang xây dựng quy chế để giáo viên quản lý HS sử dụng điện thoại trong giờ học, nên tạm thời chưa thể cho phép HS đem điện thoại vào lớp.

Cũng theo ông Khánh, tuy nhà trường đã có kinh nghiệm áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng thông qua các thiết bị như: tivi thông minh, bảng tương tác, máy tính bảng, máy chiếu… nhưng nếu cho phép HS sử dụng điện thoại trong lớp, mỗi em có một chiếc thì việc quản lý không dễ dàng. Vì thế, phải có hướng dẫn cụ thể để giúp giáo viên kiểm soát, như: được dùng ở những tiết học nào, dùng trong bao lâu, bài học có sử dụng điện thoại sẽ được tổ chức ra sao?…

Linh hoạt áp dụng

Ngược lại, vẫn có một số trường không ngần ngại cho phép HS mang điện thoại vào lớp. Hiện nay, tại Trường THPT Nguyễn Du [quận 10], trong một số tiết học đã cho HS sử dụng điện thoại để tra cứu tài liệu. Giáo viên quyết định thời gian HS được phép sử dụng tùy vào bài học. Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng nhà trường, khẳng định với những bài học khô khan cần miêu tả sinh động, thông qua những hình ảnh, clip trên internet, HS tiếp thu hiệu quả bài học hơn, thông điệp bài học cũng được truyền tải một cách chính xác. Chẳng hạn, ở bài học bản đồ môn địa lý lớp 10, yêu cầu HS xác định vị trí, để trực quan nhất, dễ hiểu nhất, giáo viên sẽ cho HS dùng điện thoại, mở Google Maps và xác định vị của nhà mình ở đâu, hay xác định cơn bão đang ở chỗ nào. "Giáo viên phải mạnh dạn áp dụng cái mới, tập chịu trách nhiệm với công việc, không vì sợ khó, sợ khổ mà né tránh" - ông Phú nêu quan điểm.

Ông Phú cũng đưa ra những kinh nghiệm khi tổ chức lớp học có sử dụng điện thoại, nếu thời gian đầu khó quản lý, giáo viên nên chia lớp học thành từng nhóm, tối đa là 6 nhóm, mỗi nhóm được sử dụng hai điện thoại để tra cứu. Kết thúc thời gian được sử dụng, các em phải cất điện thoại vào cặp sách, nếu giáo viên phát hiện HS sử dụng lén sẽ thu lại và trả vào cuối học kỳ.

Theo ông Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn [quận 3], trường đã triển khai tiết học HS được sử dụng điện thoại trong 3 năm nay. Theo đó, giáo viên bộ môn đánh giá môn nào, bài kiểm tra nào cần thiết sử dụng điện thoại thì sẽ cho HS dùng. Giáo viên không cho dùng thì học sinh phải để điện thoại ngoài phạm vi lớp học, nếu phát hiện vi phạm thì kỷ luật theo nội quy của trường.

Ông Hà Hữu Thạch đánh giá việc áp dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là điện thoại trong giảng dạy là xu hướng phát triển của thế giới. Không phải thấy khó là cấm, mà đưa nó vào đúng vai trò một thiết bị thông minh, phục vụ học tập. Giáo viên cần giáo dục ý thức cho HS, kêu gọi sự tự giác mỗi HS. Làm như vậy, chiếc điện thoại mới phát huy hữu ích, hỗ trợ tốt cho dạy và học.

THƯ NGUYỄN

Video liên quan

Chủ Đề