Cao tốc Trung Lương xe máy đi được không

Sáng nay [27/4], UBND tỉnh Tiền Giang và Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận tổ chức Lễ khánh thành cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Tham dự Lễ khánh thành có Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, lãnh đạo Tỉnh ủy UBND tỉnh Tiền Giang và các địa phương khu vực ĐBSCL.

Đây là tuyến cao tốc dài 51km nằm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa [tiếp nối cao tốc Hồ Chí Minh – Trung Lương], điểm cuối là nút giao An Thái Trung, được đầu tư bằng hình thức PPP do doanh nghiệp tư nhân đầu tư có sự tham gia vốn đối ứng của Nhà nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cho rằng tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ mở ra một không gian phát triển mới cho tỉnh Tiền Giang nói riêng và hơn 20.000.000 đồng bào khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Phó thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu tại Lễ khánh thành.

Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu: "Phải bảo đảm chất lượng, xứng với đồng tiền bát gạo của nhân dân. Tránh tình trạng ùn tắc, việc này là không thể chấp nhân được. Khẩn trương triển khai các ứng dụng khoa học công nghệ thông tin để quản lý tkhoa học. Thường xuyên duy tu bảo dưỡng đảm bảo êm thuận, vừa an toàn cho người dân vừa là thương hiệu cho nhà đầu tư".

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh cho biết: Thành công của dự án hôm nay ngoài việc tập trung chỉ đạo của thường vụ tỉnh ủy, sự điều hành của UBND tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của nhà đầu tư,doanh nghiệp dự án, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sâu sát quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự hỗ trợ hướng dẫn kịp thời của Bộ GTVT, các bộ ngành trung ương và sự chia sẻ động viên hỗ trợ của các tỉnh ĐBSCL.

Sau Lễ khánh thành, Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ đưa vào lưu thông 2 chiều trên tuyến chính không thu phí từ 07h30, ngày 30/4/2022, dự kiến trong 60 ngày với tốc độ tối thiểu 60km/h, tối đa 80km/h.

Đây là thời gian để Công ty triển khai các bước thử nghiệm vận hành, kiểm soát tải trọng,đánh giá các khâu kỹ thuật trước khi chính thức đưa vào thu phí hoàn vốn cho dự án.

Khánh thành tuyến cao tốc Trung Lương Mỹ thuận. Tuyến đường này dài 51km bắt đầu từ điểm cuối cao tốc TP.HCM - Trung Lương và kết thúc tại nút giao An Thái Trung.

Các phương tiện được lưu thông trên đường cao tốc trừ: Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h; Máy kéo, xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ, súc vật; Xe máy thi công tự hành, xe bánh xích [trừ các phương tiện làm nhiệm vụ duy tu bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa đường cao tốc].

Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và đất nước nói chung.

Dự án khởi công lần đầu từ tháng 11 năm 2009, sau gần 10 năm đình trệ với 2 lần thay đổi nhà đầu tư, 3 lần thay đổi tổng mức đầu tư, 4 lần lùi thời hạn hoàn thành và đến hết năm 2018, dự án chỉ mới hoàn thành được hơn 10% tiến độ.

Bước sang năm 2019, Dự án vẫn còn rất nhiều khó khăn khiến liên danh các nhà đầu tư rơi vào bể tắc như: không huy động được nguồn vốn vì tất cả các phương án tài chính đều bị phá vỡ; 1 trong 6 thành viên liên danh nhà đầu tư liên quan đến nhiều vụ án hình sự; tuyến đường có 45km đi qua vùng đất có địa chất yếu cần được xử lý; tình hình ngập mặn khiến chi phí vận chuyển vật liệu leo thang, thời gian vận chuyển kéo dài; sức ép về niềm tin của Đảng, Chính phủ và hơn 20 triệu đồng bào miền Tây lên Dự án...

Tháng 3/2019, khi Chính phủ chuyển Cơ quan Quản lý Nhà nước có thẩm quyền từ Bộ GTVT sang UBND tỉnh Tiến Giang, liên danh các nhà đầu tư đã mời Tập đoàn Đèo Cả tham gia quản trị, điều hành dự án thông qua doanh nghiệp dự án là Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận [DNDA].

Ngay sau khi tiếp nhận, Tập đoàn Đèo Cả đã “nhập cuộc" với quyết tâm “Dự án chậm một ngày, thêm một ngày mắc nợ với nhân dân", nhanh chóng thực hiện một loạt biện pháp để tái khởi động: kiện toàn năng lực quản trị điều hành; chuyển văn phòng làm việc từ TP.HCM về đặt tại hiện trường dự án; loại nhà đầu tư 0 đồng, nhà thầu kém năng lực; bố trí nhân sự giàu kinh nghiệm để tổ chức vận hành...

Tập đoàn Đèo Cả đã lập đồng hồ đếm ngược ngày thông tuyên, gắn trách nhiệm cho mình và cho cơ quan Nhà nước về các mốc tiến độ của dự án để công khai cho người dân giám sát.

Một số hạng mục đang khẩn trương hoàn thành để chính thức thông xe từ sáng 30/4

Trong 2 năm [2020 - 2021], dự án chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19.Hàng trăm kỹ sư, cán bộ, công nhân viên tại công trường trở thành F0, F1, F2, phải thực hiện cách ly y tế tập trung hoặc tại chỗ, 13 gói thầu phải tạm ngừng thi công...

Trước tình hình đó, Tập đoàn Đèo Cả đã cùng với tỉnh Tiền Giang chủ động kiến nghị Bộ Y tế phân bố nguồn vắc-xin cho người lao động ở dự án, đồng thời điều động nhân sự từ các Dự án ở khu vực miền Bắc, miền Trung vào thay thế cho các nhân sự đang phải cách ly...

Với quyết tâm làm việc “3 xuyên": “xuyên đêm, xuyên Tết, xuyên dịch", vượt qua những khắc nghiệt của thời tiết, hạn, xâm nhập mặn, nguồn nguyên liệu khan hiếm... hơn 1.500 cán bộ, kỹ sư, công nhân 2 lần ăn tết tại công trường, vẫn thay ca nhau ngày đêm bám sát hiện trường, biến thách thức thành cơ hội, biển sự hoài nghi thành động lực, lấy lại lòng tin đã mất của khoảng thời gian 1 thập kỷ về trước.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã thông tuyến đúng theo cam kết với Chính phủ. Sau khi thông xe, doanh nghiệp dự án sẽ tiếp tục phối hợp cùng UBND tỉnh Tiền Giang giải quyết các tồn tại, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn giao thông, tổ chức đánh giá quá trình khai thác để hiệu chỉnh trước khi đi vào thu phí hoàn vốn cho Dự án.

Trên tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương có bình quân 45.000 ôtô lưu thông/ngày, việc xe gắn máy chạy vào đường cao tốc này càng làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông - Ảnh: T.T.D.

Theo Cục Quản lý đường bộ 4 [Tổng cục Đường bộ Việt Nam], số lượng xe máy chạy vào đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương [TP.HCM, Long An, Tiền Giang] có xu hướng tăng cao. Trong đó tháng 4 và tháng 5-2019 bình quân mỗi tháng có 5 vụ, tháng 6 có 8 vụ, tháng 7 có 9 vụ, tháng 8 có 71 vụ và tháng 9-2019 có 85 vụ xe máy vào cao tốc.

Ông Nguyễn Văn Thành - cục trưởng Cục Quản lý đường bộ 4, cho biết sau khi dừng thu phí từ tháng 1-2019, Cục Quản lý đường bộ 4 đã ký hợp đồng với đơn vị bảo trì đường cao tốc trực 24/24h tại các trạm thu phí để đảm bảo trật tự an ninh, điều tiết giao thông, ngăn chặn không cho xe môtô, xe gắn máy vào cao tốc. 

Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp xe máy cố tình bám đuôi ôtô lén chạy vào đường cao tốc, nhất là vào ban đêm.

Trong khi đó, việc ngăn chặn xe máy trên cao tốc rất nguy hiểm và mất an toàn. Đặc biệt có trường hợp người đi xe máy vi phạm đã đánh trọng thương nhân viên trực điều tiết giao thông ngăn xe máy vào cao tốc tại trạm.

Các trường hợp xe máy bám đuôi ôtô đi qua trạm thu phí, lực lượng chốt chặn đã báo cho lực lương cảnh sát giao thông và tuần tra tra đường xử lý và xử phạt.

Đề nghị xử lý xe máy đi vào 'làn cao tốc' đại lộ Thăng Long

NGỌC ẨN

17:04' - 22/01/2022

BNEWS Các phương tiện được phép lưu thông trên tuyến chính cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận là các phương tiện hội đủ các điều kiện lưu thông trên đường bộ cao tốc thuộc 5 nhóm phương tiện theo Thông tư 28.

Theo Ban An toàn giao thông tỉnh Tiền Giang, với mục tiêu phục vụ lưu thông hàng hóa và nhân dân đi lại thuận lợi, dễ dàng trong dịp Tết Nguyên đán, đồng thời tiết giảm lưu lượng phương tiện, giảm ùn tắc giao thông cho Quốc lộ 1, tuyến chính cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận sẽ được đưa vào khai thác trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Cụ thể, ngành chức năng cho phép các phương tiện lưu thông hai chiều trên tuyến chính cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, đoạn từ nút giao Thân Cửu Nghĩa tại Km 49+ 620 đến nút giao với Quốc lộ 30 tại Km 101 + 126. Thời gian được phép lưu thông bắt đầu từ 0 giờ 00 ngày 25/1/2022 đến 24 giờ 00 ngày 10/2/2022 [tức 0 giờ 00, ngày 23 tháng Chạp đến 24 giờ ngày 10/2 Âm lịch]. Thời gian lưu thông 24/24h. Tốc độ lưu hành cho phép tối đa 80 km/h và tốc độ tối thiểu 60 km/h. Các phương tiện được phép lưu thông trên tuyến chính cao tốc bao gồm các phương tiện hội đủ các điều kiện lưu thông trên đường bộ cao tốc thuộc 5 nhóm phương tiện theo Thông tư 28/2021/TT-BGTVT ngày 30/11/2021 của Bộ Giao thông Vận tải. Các phương tiện không được đi vào cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận trong thời gian tổ chức lưu thông dịp Tết Nguyên đán 2022 gồm các loại phương tiện như: xe quá khổ - quá tải, xe container tử 20 feet trở lên, xe đầu kéo kéo theo sơ mi – rơ mooc, xe chở vật liệu dễ cháy nổ [xăng dầu, gas, nhựa đường…], người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo, xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ quản lý, bảo trì đường cao tốc. Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận dài 51,5 km, với bề mặt nền đường rộng 17m, mặt đường rộng 16 m, 4 làn xe cao tốc rộng 3,5 m/làn và dải phân cách giữa; có bố trí 11 điểm dừng khẩn cấp. Trên toàn tuyến có 56 cây cầu và 4 nút giao liên thông. Tổng vốn đầu tư 12.668 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách 2.186 tỷ đồng, còn lại là vốn BOT. Hiện nay, các hạng mục trên tuyến chính như: phần đường, cầu, hệ thống an toàn giao thông, hệ thống vạch sơn biển báo, hệ thống chiếu sáng, hệ thống giao thông thông minh ITS…đã triển khai thực hiện cơ bản hoàn thành. Chỉ còn lại 2 nút giao Cai Lậy, nút giao Cái Bè, một số cầu vượt và một số đường gom trên tuyến chính chưa hoàn thành. Trước đó, ngày 19/1/2022, UBND tỉnh Tiền Giang và Công ty Cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận đã tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát lệnh thông xe./.

Video liên quan

Chủ Đề