Lợi nhuận sau thuế giảm vì sao

Lợi nhuận sau thuế quý I/2022 đạt hơn 184 tỷ đồng

Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, lãnh đạo Tập đoàn Lộc Trời đã trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2022 với mục tiêu lợi nhuận sau thuế 400 tỷ đồng, giảm 4,4% so với thực hiện năm 2021.

Lý giải việc điều chỉnh giảm, lãnh đạo Lộc Trời cho biết, đây không phải là kế hoạch kinh doanh đi lùi, mà là kế hoạch cam kết tối thiểu với cổ đông và Công ty luôn nỗ lực vượt kế hoạch. Khi lợi nhuận thực hiện được cao hơn 400 tỷ đồng, Công ty sẽ trích quỹ dự phòng rủi ro cho nông dân và quỹ dự phòng cho nhân viên, khi nào quỹ này được trích đủ [360 tỷ đồng], thì lợi nhuận sẽ được tăng thêm. Hai quỹ này thuộc tài sản của Công ty.

Trước đó, Tập đoàn Lộc Trời đạt kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2021 với doanh thu thuần 10.244,1 tỷ đồng, tăng 36,2% so với năm 2020 và là mức cao nhất từ trước đến nay. Lợi nhuận sau thuế đạt 418,3 tỷ đồng, tăng 13,45% so với năm 2020.

Động lực tăng trưởng doanh thu chủ yếu đến từ mảng kinh doanh lương thực, thu về 4.073,3 tỷ đồng doanh thu, tăng 92% so với năm 2020 và đóng góp gần 40% cơ cấu doanh thu của Công ty. Trong đó, doanh thu tiêu thụ trong nước tăng gần gấp đôi, lên 3.000 tỷ đồng và doanh thu xuất khẩu đạt khoảng 1.000 tỷ đồng, tăng 4 lần so với năm trước. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp của mảng kinh doanh này tiếp tục ở mức thấp, chỉ 1,8%, khiến lợi nhuận gộp thu về chỉ đạt 74,8 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2020, đóng góp 3,8% vào lợi nhuận gộp của Công ty.

Mảng thuốc bảo vệ thực vật tiếp tục giữ vị thế lớn nhất trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận gộp của Công ty, với tỷ lệ lần lượt là 48,2% và 80,5%. Trong năm vừa qua, mảng kinh doanh này cũng ghi nhận mức tăng trưởng 12,9% về doanh thu, đạt 4.931,7 tỷ đồng; lợi nhuận gộp đạt 1.579 tỷ đồng, tăng 15,8%. Tỷ suất lợi nhuận gộp là 32%, cao hơn mức 31,2% của năm 2020.

Mảng hạt giống cây trồng, xây dựng và hoạt động khác cũng ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng trong năm vừa qua, nhưng tỷ trọng đóng góp vào cơ cấu doanh thu và lợi nhuận vẫn ở mức thấp.

Kết thúc quý I/2022, Báo cáo tài chính của Tập đoàn Lộc Trời cho biết, Công ty đã đạt 2.345 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất, giảm 2,16% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp cũng giảm 6,7%, xuống 552,7 tỷ đồng. Tuy vậy, nhờ phần chiết khấu thanh toán được tiết giảm, nên lợi nhuận sau thuế vẫn duy trì mức tương đương cùng kỳ năm trước, với 184 tỷ đồng.

Cấu trúc vốn của Tập đoàn tiếp tục gia tăng, phụ thuộc vào vốn vay, chủ yếu là vay nợ ngắn hạn bổ sung vốn lưu động. Tính đến ngày 31/3/2022, dư nợ vay của Công ty đạt 4.164,9 tỷ đồng, tăng thêm 540 tỷ đồng so với đầu năm. Trước đó, nợ vay của Công ty đã tăng 76% trong năm 2021. Trong cơ cấu nợ vay, nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu, với 4.110,5 tỷ đồng. Nợ vay tăng khiến chi phí lãi vay trong năm của Lộc Trời tăng 19,8% trong quý đầu năm nay lên 38,1 tỷ đồng. Nợ vay hiện chiếm 49% cơ cấu nguồn vốn của Công ty, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu đạt 1,29 lần.

Kỳ vọng từ xu hướng tăng giá nông sản

Tập đoàn Lộc Trời là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng và xuất khẩu gạo. Công ty là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất Việt Nam.

Trong các mảng kinh doanh, lương thực có biên lợi nhuận không cao, cần vốn lưu động lớn, nhưng được đánh giá đóng vai trò quan trọng trong mô hình kinh doanh của Công ty, phục vụ các mảng thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng.

Trong bối cảnh giá hàng loạt loại lương thực trên thế giới liên tục gia tăng từ đầu năm 2022 đến nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và Tập đoàn Lộc Trời nói riêng được kỳ vọng sẽ hưởng lợi.

Những năm qua, mảng lương thực của Tập đoàn Lộc Trời cũng từng bước được thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm gạo bình dân để tập trung vào các thị trường có tiêu chuẩn cao như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Điều này được kỳ vọng sẽ từng bước cải thiện biên lợi nhuận cho mảng kinh doanh lương thực của Lộc Trời.

Tuy vậy, kết quả kinh doanh năm nay của Công ty cũng có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực sau khi kết thúc hợp đồng phân phối độc quyền với Syngenta - một thương hiệu toàn cầu trong lĩnh vực hóa chất bảo vệ thực vật.

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, tổ chức và nhất là với các cá nhân làm nghiệp vụ kế toán thuế. Muốn hiểu biết về lợi nhuận sau thế chưa phân phối thì yêu cầu người tìm hiểu phải am hiểu các quy định chuyên môn cũng như biết các văn bản pháp luật quy định về thuế.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến một nội dung mới về chủ đề thuế để giải đáp các thắc mắc về lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là gì? Và cách tính lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được tính như thế nào?

Trong Thông tư Số: 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26 tháng 8 năm 2016 có nhắc đến Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được thực hiện theo nguyên tắc tài khoản kế toán là 421.

Tài khoản 421 hay Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối phản ánh kết quả kinh doanh của công ty, doanh nghiệp về việc lãi hay lỗ sau khi đã tính thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận của công ty hoặc tình trạng thực tế việc xử lý lỗ của doanh nghiệp.

Lưu ý: Việc phân chia lợi nhuận của công ty phải dựa trên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và việc phân chia này phải đảm bảo sự công khai, rõ ràng, rành mạch và theo đúng quy định, chính sách tài chính của pháp luật hiện hành.

Ngoài việc làm rõ thắc mắc: lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là ? Chúng tôi xin đề cập đến một số nội dung có liên quan ở các phần tiếp theo để hỗ trợ phần nào về thủ tục thuế cho Quý vị.

>>>>> Tìm hiểu thêm: Thuế thu nhập cá nhân là gì? Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân 2020?

Cách tính Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối?

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được chia theo kết cấu và nội dung phản ánh như sau:

– Bên Nợ sẽ thể hiện các thông tin về số lỗ trong hoạt động kinh doanh của công ty, trích lập những quỹ của công ty, chia lợi nhuận, cổ tức cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp, bổ sung vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu.

– Bên Có thể hiện số lợi thuận mà hoạt động kinh doanh có được trong kỳ thực tế, thông tin số lỗ của cấp dưới được quản lý cấp trên bù, việc xử lý các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh.

Trong đó trong nghiệp vụ kế toán thuế thì Tài khoản 421 có thể thể hiện theo có số dư Nợ hoặc theo số dư Có. Số dư bên Nợ được hiểu đơn giản là Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa được doanh nghiệp xử lý. Và Số dư bên Có được hiểu là Số lợi nhuận sau thuế chưa được phân phối hoặc chưa được công ty sử dụng.

Thêm vào đó thì Tài khoản 421 được chia làm tài khoản 2 cấp, trong đó:

– Tài khoản 4211 thể hiện Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối về hoạt động kinh doanh, xử lý lỗ, phân chia lợi nhuận của năm trước. Ngoài ra tài khoản này còn dùng để điều chỉnh hồi tố các sai xót cơ bản của những năm trước mà giờ mới phát hiện ra.

– Tài khoản 4212 thể hiện Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối về  kết quả trong hoạt động kinh doanh, cách phân chia lợi nhuận và biện pháp xử lý lỗ trong năm tài chính của doanh nghiệp.

Tùy theo trường hợp thực tế của doanh nghiệp mà sẽ có các cách tính lợi nhuận sau thuế sẽ được kê khai khác nhau.

Ví dụ:  

1. Cuối kỳ kế toán,khi nhận được kết chuyển của kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thì cách hạch toán được thực hiện như sau:

– Trường hợp hạch toán lãi thì ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Có TK 421 – thể hiện Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong năm 4212].

– Trường hợp kinh doanh công ty mà lỗ thì ghi:

Nợ TK 421 – thể hiện lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong năm cấp 4212

Có TK 911 – Xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

2. Khi có quyết định từ công ty hoặc thông báo lợi nhuận được chia cho các cá nhân, tổ chức chủ sở hữu hoặc thực hiện trả cổ tức thì kế toán ghi:

Nợ TK 421 – là Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác theo hướng dẫn của 3388.

Khi trả tiền cổ tức, phân chia lợi nhuận, kế toán ghi theo hướng dẫn:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác theo 3388

Có các TK 111, 112,… tức là số tiền thực trả cho chủ sở hữu.

3. Trường hợp Công ty cổ phần trả cổ tức bằng cổ phiếu thì kế toán ghi theo hướng dẫn:

Nợ TK 421 – thể hiện Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp

Nợ TK 4112 – thể hiện số chênh lêch giữa giá phát hành thấp hơn mệnh giá hay còn gọi là thặng dư vốn cổ phần

Có TK 4111 – thể hiện vốn góp của chủ sở hữu với mệnh giá tương ứng

Có TK 4112 – thể hiện Thặng dư vốn cổ phần của công ty

4. Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm tài chính của năm nay sang lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm tài chính trước thì:

– Trường hợp TK 4212 có số dư Có, tức là có lãi thì kế toán ghi:

Nợ TK 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm nay

Có TK 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm tài chính trước.

– Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ, tức là doanh nghiệp lỗ thì kế toán ghi:

Nợ TK 4211 – thể hiện Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm trước

Có TK 4212 – thể hiện Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong năm nay.

Lợi nhuận sau thuế dùng để làm gì?

Lợi nhuận sau thuế là phần còn lại của doanh nghiệp sau khi lấy tổng doanh thu nhận được thực tế của doanh nghiệp trừ đi các khoản chi phí để làm ra sản phẩm bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế càng cao thì chứng tỏ tình hình hoạt động công ty càng tốt, mang lại nhiều giá trị, lợi nhuận cho các cổ đông.

Như vậy lợi nhuận sau thuế đóng góp vai trò quan trọng đối với sự phát triển của công ty, doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ dựa vào khoản lợi nhuận sau thuế để đánh giá tình trạng hoạt động của doanh nghiệp là hiệu quả hay không.

Thông qua việc đánh giá đó doanh nghiệp sẽ có những kế hoạch, biện pháp, phương hướng chiến lược mới để khắc phục những sai sót, hay để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa những chiến lược kinh doanh của mình.

Với những chia sẻ vừa rồi, Luật Hoàng Phi hi vọng Khách hàng đã có những hiểu biết nhất định để trả lời được cho câu hỏi Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là gì? Khách hàng cần biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ 1900 6557 để được nhân viên pháp lý hỗ trợ sớm nhất.

>>>>>> Tìm hiểu thêm: Hoàn thuế giá trị gia tăng là gì? Những trường hợp được hoàn thuế 2020?

Video liên quan

Chủ Đề