Lợi ích hữu hình là gì

1. Tài sản hữu hình [vật]

1.1. Khái niệm tài sản hữu hình [vật]

Khi nói đến vật là nói đến tất cả những gì tồn tại dưới dạng vật chất, dưới góc độ pháp lí, một vật có thực của thế giới vật chất chỉ trở thành tài sản nếu nó được sở hữu hoặc có thể sở hữu được. Để có thể được sở hữu, vật với tính cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của giao lưu dân sự.

1.2. Phân loại tài sản hữu hình [vật]

* Phân loại vật theo tính chất có thể sở hữu được hay không

Vật không thể sở hữu được hay còn gọi là vật chung.

Trong thế giới vật chất tồn tại những vật chung cho tất cả mọi người như không khí, ánh sáng, nước biển mà không thể sở hữu được. Đó là những vật chất cần cho sự sống và có nhiều đến mức độ không ai nghĩ đến việc lấy làm của riêng, các vật chung này không được coi là tài sản. Tuy nhiên, nếu không khí được đóng vào bình, nước khoáng được đóng vào chai thì được coi là tài sản.

Vật có thể sở hữu được bao gồm vật đã có chủ sở hữu và vật vắng chủ.

Vật đã có chủ sở hữu là những vật thuộc sở hữu của một chủ thể nhất định, được sở hữu theo một trong các hình thức xác lập quyền sở hữu được quy định từ điều 233 đến 247 Bộ luật dân sự 2015.

Vật vắng chủ bao gồm vật chưa có chủ và vật vô chủ.

Vật chưa có chủ là những vật tồn tại trong tự nhiên, có thể sở hữu được nhưng chưa được ai sở hữu. Ví dụ như thú rừng, cá dưới hồ tự nhiên . Theo pháp luật một số nước, người đầu tiên chiếm hữu, bắt giữ các vật chưa có chủ sẽ trở thành chủ sở hữu của chúng. Trong Bộ luật dân sự 2015 không đề cập tới khái niệm vật chưa có chủ.

Vật vô chủ, theo định nghĩa tại điều 239 Bộ luật dân sự 2015, là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó. Về nguyên tắc, chủ sở hữu phải bộc lộ công khai việc từ bỏ tài sản, thông qua lời nói hoặc hành vi.

Để được tư vấn các quy định của pháp luật về Tài sản hữu hình và tài sản vô hình, tư vấn luật dân sự trực tuyến miễn phí, vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline: 1900.6568.

Xem thêm: Tài sản là gì? Các loại tài sản theo Bộ luật dân sự năm 2015?

* Phân loại khác

Vật cùng loại và vật đặc định.

Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng, vật này mất có thể thay thế bằng một vật cùng loại khác.

Ví dụ: tiền, gạo, thóc

Vật đặc định là vật không thể thay thế được bằng vật khác bởi vì nó là duy nhất.

Ví dụ: Một bức tranh của A.

Ý nghĩa: Trong việc xác định quyền và nghĩa vụ các bên trong giao dịch dân sự

Việc chấm dứt nghĩa vụ dân sự do bù trừ nghĩa vụ cũng chỉ có thể xảy ra trong trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau.

Xem thêm: Chiếm giữ không sở hữu là gì? Hoạt động của tài sản Chiếm giữ không sở hữu

Việc phân loại vật thành vật cùng loại và vật đặc định có ý nghĩa trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch dân sự. Điều 179 khoản 2 và điều 289 Bộ luật dân sự 2015 qui định rõ, khi thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì phải chuyển giao đúng vật đó, còn nếu là vật cùng loại thì có thể thay thế vật này bằng vật khác.

Vật tiêu hao và vật không tiêu hao

Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không còn giữ được tính năng, hình dạng ban đầu nữa. Việc mất đi có thể là trên phương diện vật chất hoặc trên phương diện pháp lí.

Vật không tiêu hao là vật qua nhiều lần sử dụng mà cơ bản vẫn giữ dược tính năng, hình dạng ban đầu.

Ý nghĩa: Việc phân chia này có ý nghĩa trong việc xác định đúng đối tượng của hợp đồng thuê hay mượn tài sản. Chỉ có vật không tiêu hao mới trở thành đối tượng của hợp đồng thuê hay mượn tài sản vì tính chất của hợp đồng này là người thuê hoặc mượn tài sản phải hoàn trả lại tài sản thuê, mượn khi hết hạn hợp đồng.[ trừ có những thỏa thuận khác]

Vật chia được và vật không chia được.

Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn còn tính chất và tính năng sử dụng như gạo, thóc

Vật không phân chia được là vật nếu bị phân chia thì hết tính năng sử dụng như tivi, xe máy Đối với vật không phân chia được, khi phải chia thì phải trị giá bằng tiền để chia.

Xem thêm: Tài sản tiềm tàng là gì? Đặc điểm và ví dụ về tài sản tiềm tàng.

Vật chính và vật phụ.

Vật chính

Khoản 1 điều 176 quy định : Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng. Ví dụ : máy tính, tivi,

Vật phụ

Khoản 2 điều 176 quy định: Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính. Ví dụ: điều khiển tivi, bàn phím máy tính,

Về nguyên tắc khi chuyển giao vật chính thì phải giao cả vật phụ, trừ khi có thỏa thuận khác.Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản có vật phụ thì vật phụ cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ thì vật phụ thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu các bên có thỏa thuận.

Vốn, hoa lợi, lợi tức.

Vốn: là những tài sản được thể hiện dưới dạng tài sản gốc như ngôi nhà, đất đai

Xem thêm: Động sản là gì? Bất động sản là gì? Quy định về động sản và bất động sản?

Hoa lợi

Khoản 1 điều 175 quy định: Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. Ví dụ : trái cây, trứng gà

Lợi tức

Khoản 2 điều 175 quy định: Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. Ví dụ: tiền lãi, tiền thuê nhà, cổ tức.

Ý nghĩa: Vốn, hoa lợi, lợi tức đều thuộc về chủ sở hữu. Sự phân biệt này có ý nghĩa trong trường hợp người khai thác tài sản không phải là chủ sở hữu mà là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. [Theo điều 601 Bộ luật dân sự 2015, người chiếm hữu, sử dụng hay được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình không phải hoàn trả lại hoa lợi hay lợi tức thu được trong thời gian chiếm hữu, sử dụng, được lợi ngay tình]

Người không phải là chủ sở hữu nhưng nuôi giữ gia cầm bị thất lạc phù hợp với quy định của pháp luật được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra [Điều 243 BLDS].

Người không phải là chủ sở hữu nhưng nuôi giữ gia súc bị thất lạc phù hợp với quy định của pháp luật được hưởng một nữa số gia súc sinh ra, nếu gia súc có sinh con [Điều 242 BLDS]; Bên cầm giữ tài sản có quyền thu hoa lợi từ tài sản cầm giữ và được dùng để bù trừ nghĩa vụ [Điều 416 BLDS]

Vật đồng bộ

Xem thêm: Tài sản cố định vô hình là gì? Các loại tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp?

Điều 180 quy định : Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút. Ví dụ : Bộ ấm chén, đôi giày

Ý nghĩa : Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Ví dụ: Bên bán phải chuyển giao đôi giày cho bên mua, tuy nhiên khi bên mua kiểm hàng thì toàn là chân trái. Nghĩa vụ của bên bản phải đổi lại cho bên mua ½ giày chân phải còn lại.

Vật cấm lưu thông

Đó là những vật mà việc lưu thông nó ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh, quốc phòng, mà Nhà nước cấm mua bán, chuyển dịch, chuyển nhượng.

Ví dụ : vũ khí quân sự, vật cháy nổ, chất độc, chất ma túy,

Các vật trên không thể là đối tượng của các giao dịch dân sự của công dân, tổ chức. Việc lưu thông các loại vật này do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Vật hạn chế lưu thông

Xem thêm: Giấy tờ có giá là gì? Một số nhầm lẫn hay gặp về giấy tờ có giá?

Bao gồm những vật mà việc lưu thông nó có ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân, an ninh, quốc phòng, do đó pháp luật có những quy định riêng. Nhà nước phải kiểm soát sự dịch chuyển của những vật này. Những vật do pháp luật quy định này ngoài thuộc quyền sở hữu của Nhà nước còn thuộc quyền sở hữu của cá cơ quan, tổ chức công dân. Trong một số trường hợp phải có sự đồng ý hoặc cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì hợp đồng mới không bị coi là vô hiệu.

Ví dụ: các loại súng săn, súng thể thao, thanh toán ngoại tệ với số lượng lớn,

Vật tự do lưu thông

Là những vật còn lại và không có quy định cụ thể nào của pháp luật xác định trực tiếp đối với việc dịch chuyển vật đó. Nếu có sự dịch chuyển cũng không cần phải đăng ký hoặc xin phép. BLDS chỉ có những quy định chung về chuyển dịch chuyển mà thôi. Những vật này chủ yếu là tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt thông thường.

Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài:1900.6568

2. Quyền tài sản [tài sản vô hình]

Tài sản vô hình là tài sản không có hình dáng vật chất, không nhìn thấy được, không cầm nắm được. Thực chất, tài sản vô hình chính là các quyền tài sản, bao gồm quyền tài sản trên một tài sản hữu hình hay còn gọi là vật quyền hoặc có thể trên một tài sản vô hình khác và các trái quyền trị giá được bằng tiền.

Điều 181 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định quyền tài sản gồm hai yếu tố: quyền đó phải trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao dịch dân sự. Khái niệm Quyền tài sản hay tài sản vô hình ít được đề cập trong khoa học pháp lý Việt Nam.

Thông thường khoa học pháp lý của các nước theo hệ thống luật Dân sự chia quyền tài sản thành 3 loại:

*Quyền đối vật [vật quyền]

Trong luật La Mã thì vật quyền được hiểu Quyền đối vật hay còn gọi là vật quyền là quyền cho phép một người được hưởng các quyền năng trực tiếp và ngay lập tức đối với một vật mà không cần vai trò của một người khác

Quyền đối với vật bao gồm 2 yếu tố :

+ Chủ thể của quyền và vật [ví dụ: A có 1 chiếc xe đạp mini Nhật và A chính là chủ thể của quyền. A có quyền tác động trực tiếp lên chiếc xe như bán, cho mượn, làm hỏng, chế tạo sản phẩm khác]

+ Đối tượng của quyền [ VD: chiếc xe mini Nhật của A,]

Thứ nhất, vật quyền cho phép chủ thể thực hiện quyền của mình đối với vật, bất kể vật đang nằm trong tay người nào. Trên nguyên tắc, tất cả những ai đang nắm giữ vật, dù với tư cách nào, đều phải tôn trọng các quyền năng của người có vật quyền một cách không điều kiện: người có quyền sở hữu tài sản được quyền yêu cầu người nắm giữ tài sản phải giao tài sản cho mình [ một số trường hợp người chủ sở hữu phải chứng minh quyền sở hữu của mình với tài sản đó để yêu cầu người nắm giữ tài sản giao tài sản cho mình] ;

Thứ hai, vật quyền cho phép người có quyền thực hiện quyền của mình đối với vật nhằm thoả mãn lợi ích trước những người khác, đặc biệt là những cùng mong muốn có lợi ích đó .[ Chủ nợ nhận thế chấp có quyền nhận tiền thu được từ việc bán tài sản thế chấp để trừ nợ trước các chủ nợ thường].

Không chỉ được sử dụng cùng với trái quyền như các công cụ phân loại tài sản, vật quyền trước hết là một trong những chế định cơ sở của pháp luật tài sản, là chỗ dựa mà từ đó các chế định khác của pháp luật tài sản có thể được xây dựng và hoàn thiện. Chế định vật quyền cho phép xây dựng một hệ thống pháp luật tài sản có chất lượng; đến lượt mình, hệ thống ấy đặt cơ sở cho sự phát triển giao lưu dân sự lành mạnh và an toàn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và bình ổn trật tự xã hội.

Ở góc nhìn pháp luật Việt Nam, việc xây dựng chế định vật quyền có tác dụng tích cực về nhiều phương diện, đặc biệt là trong việc hoàn thiện chế độ pháp lý về bất động sản trong quan hệ láng giềng và chế độ pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Trong khoa học pháp lý chia làm 2 loại : vật quyền chính yếu và vật quyền phụ thuộc

-Vật quyền chính yếu : quyền sở hữu tài sản và các quyền năng của quyền sở hữu như quyền sử dụng, quyền hưởng hoa lợi, quyền địa dịch

Vật quyền chính là các quyền cho phép người có quyền không chỉ nắm giữ việc kiểm soát vật chất đối với tài sản mà còn có thể khai thác các khả năng và đặc biệt là giá trị kinh tế của tài sản. Quyền sở hữu đứng đầu nhóm vật quyền này do tính chất hoàn hảo của quyền năng: nó tạo điều kiện cho người có quyền thu được lợi ích từ việc khai thác một cách trọn vẹn các khả năng kinh tế của tài sản. Các vật quyền chính khác có mức độ hoàn hảo của quyền năng thấp hơn: quyền hưởng hoa lợi chỉ cho phép người có quyền thu hoa lợi từ việc khai thác tài sản, chứ không cho phép định đoạt tài sản; với quyền địa dịch, người có quyền chỉ được khai thác được tài sản ở một khía cạnh nào đó [chẳng hạn, sự tiện lợi về tầm nhìn, lối đi qua]

Ví dụ: như ví dụ trên A là chủ của cái xe đạp đấy là vật quyền chính, A muốn vứt nó hay cho B cũng đc, không ai được can thiệp vào.

Vật quyền phụ : quyền đối với một tài sản là đối tượng nhằm bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ nào đó, quyền đc hưởng các biện pháp cầm cố, thế chấp đối với tài sản cầm cố thế chấp

Vật quyền phụ, còn gọi là vật quyền bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, chỉ có tác dụng tạo ra sự an toàn cho người có quyền trong quá trình tham gia vào một quan hệ nghĩa vụ với tư cách trái chủ. Thay vì phải lệ thuộc vào vai trò chủ động của thụ trái để có được sự thực hiện nghĩa vụ thoả đáng, người có vật quyền phụ thuộc có thể tác động vào giá trị của tài sản. Loại vật quyền này chỉ trao cho người có quyền năng hạn chế đối với vật; các quyền năng này chỉ phát huy tác dụng trong những trường hợp được ghi nhận trong luật .[ Quyền của chủ nợ nhận thế chấp, nhận cầm cố là những ví dụ tiêu biểu cho các vật quyền thuộc nhóm này].

Trong chừng mực nào đó, người ta nói rằng vật quyền được gọi là phụ bởi vì tài sản đối tượng của quyền được coi như một thứ dự trữ giá trị [value reserve] 3: dự trữ đó sẽ được và chỉ được mang ra sử dụng một khi người có quyền không có sự lựa chọn khác cho việc thực hiện trái quyền của mình. Vật quyền phụ không trao cho người có quyền những công cụ khai thác các khả năng của tài sản để phục vụ cho cuộc sống, sinh hoạt của mình, như các vật quyền chính.

Ví dụ: quyền của A đối với cái vật đó bị hạn chế khá nhiều. Như là A mang cái xe máy ra hiệu cầm đồ, thì ông chủ cầm đồ đó có quyền bằng cách nào đó để đảm bảo cho A đến mang tiền đến trả cho ông ta hoặc là ông ta sẽ bán xe của A đi.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Để được hỗ trợ tư vấn pháp luật qua điện thoại, lắng nghe ý kiến chính thức từ Luật sư, quý khách hàng vui lòng gọi cho chúng tôi qua Tổng đài Luật sư: 1900.6568

Video liên quan

Chủ Đề