Lễ songkran là gì

Tết truyền thống của người Việt chính là Tết Nguyên Đán tổ chức vào cuối năm theo âm lịch. Vậy, tết truyền thống của ngưới TháiLan thì sao Người Thái cũng có một ngày tết truyền thống đó là tết Songkran được tổ chức vào giữa tháng 4 hay còn gọi là lễ hội té nước.

Bạn là người từng đi du lịch Thái Lan, từng tham gia vào lễ hội Té Nước, vậy bạn có biết, vì sao lại có ngày Tết đặc biệt này? Hãy cùng Globaltravel chúng tôi tìm hiểu về Tết Songkran của Thái Lan nhé!

Lễ songkran là gì

Nội dung bài viết

  • 1 1, Nguồn gốc của lễ hội Té nước Songkran, bạn biết chưa?
  • 2 2, Ý nghĩa của nước trong lễ hội Songkran là gì?
  • 3 3, Những địa điểm tổ chức lễ hội Songkran
    • 3.1 1, Lễ hội Songkran tại thủ đô Bangkok
    • 3.2 2, Lễ hội Songkran tại Chiang Mai
    • 3.3 3, Lễ hội Songkran ở Pattaya
    • 3.4 4, Lễ hội Songkran ở Phuket

1, Nguồn gốc của lễ hội Té nước Songkran, bạn biết chưa?

Tôi có từng tìm hiểu thì theo wikipedia viết: “Từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa “lúc thời gian chuyển dịch, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ”, mọi người đón mừng Đản sinh Đức Phật bằng việc phun nước vào người nhau để gột rửa hết buồn phiền đón mừng năm mới. Mọi người lên chùa dự lễ tắm Phật và mang trái cây cùng những món ăn chay cúng các vị sư, đồng thời thả chim lên trời phóng sinh, sau đó là chúc thọ cha mẹ, ông bà, rồi lấy nước thơm cho vào phun lên người nhau để chúc phúc”.

Thật đúng vậy, ở Thái Lan, Phật giáo là quốc giáo, chính vì vậy mà năm mới của đất nước này được bắt đầu vào ngày sinh của Đức Phật, tức là ngày 15/4. Từ năm 1941, Hoàng gia Thái quy định Tết Songkran bắt đầu vào ngày 13/4, kết thúc vào ngày 15/4 Dương lịch hàng năm để mọi người có thời gian được chuẩn bị và kết hợp vui chơi trong dịp Tết truyền thống của mình.

Lễ songkran là gì

Cũng giống như Tết nguyên Đán ở Việt Nam, mọi người thường nghỉ trước 1-2 ngày để có sự chuẩn bị đón tết, thì Thái Lan ngày bắt đầu của tết Songkran là 13/4, song ngày bắt đầu dịp lễ này lại là Wan Sungkharn Long (ngày 12/4). Trong ngày này, người ta dùng để dọn dẹp nhà cửa, bỏ cái cũ, mua sắm vật dụng mới, đồ ăn, thức uống để chuẩn bị cho ngày lễ Tết của mình.

Wan Nao (ngày 13/4)  có ý nghĩa như ngày 30 Tết ở Việt Nam, được gọi là ngày chuẩn bị. Ngày này, người dân Thái Lan sẽ nấu nướng, chuẩn bị những món ăn, bày biện sẵn sàng để dâng lên chùa vào sáng ngày tiếp theo.

Vào ngày chính lễ Songkran hay được gọi là Wan Payawan (ngày 14/4), người dân ăn mặc đẹp, dùng bữa cơm gia đình và lên chùa từ sớm để thực hiện các nghi lễ tại chùa.

Nghi lễ cuối cùng là nghi lễ tắm Phật, họ dùng nước thơm lau tượng Phật để tỏ lòng thành kính và cầu may mắn. Trong ngày này, người Thái Lan không nói những điều xui xẻo, không làm hành động sai trái hay có ác tâm để một lòng hướng Phật. Đây là một nét độc đáo trong ngày Tết của người Thái và cũng chính điều này đã tạo nên nét đặc sắc trong du lịch Thái Lan mở rộng, thu hút rất nhiều du khách đến với đất nước này.

>>>Xem thêm5 món ăn vặt khiến bạn xiêu lòng trong tour Thái Lan

Ngày cuối cùng của Tết Songkran được gọi là Wan Parg-bpee (ngày 15/4), người Thái sẽ cùng nhau đi đến nhà họ hàng lớn tuổi và thực hiện nghi thức “Rod Nam Dam Hua” – nhẹ nhàng rưới nước thơm lên tay những bậc tiền bối với ý nghĩa bày tỏ tình yêu thương và lòng tôn kính đối với họ.

Trong những ngày diễn ra lễ tết thì nghi thức quan trọng nhất của Songkran là lễ tắm Phật tại chùa, nghi thức này thể hiện lòng tôn kính Đức Phật cũng như cầu mong một năm mới may mắn và bình an. Sau khi hoàn thành nghi thức này thì lễ hội té nước sẽ được bắt đầu.

2, Ý nghĩa của nước trong lễ hội Songkran là gì?

Theo quan niệm của người Thái, việc té nước vào người khác giúp họ gột rửa những điều không hay của năm cũ và đón nhận sự may mắn trong năm mới. Vì vậy té nước trở thành một nghi thức quan trọng và nhất định không thể thiếu đối với người Thái Lan bởi nhiều ý nghĩa của nó.

Ngày xưa, nước khi được sử dụng trong dịp này phải có mùi thơm và chỉ té vào các thành viên trong gia đình, bạn bè thân hữu.

Ngày nay, hoạt động té nước được mở rộng thành lễ hội dành cho du khách trong và ngoài nước được tham gia và thưởng thức lễ hội này một cách đặc biệt.

Lễ songkran là gì

Khi lễ hội bắt đầu, mọi người sẽ dùng mọi thứ có thể đựng nước để té nước vào nhau. Người Thái tin rằng, những ai càng được té nhiều nước sẽ nhận được nhiều điều may mắn trong năm mới.

Đặc biệt ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Thái Lan nên lễ hội té nước cũng được đẩy mạnh về quy mô hơn, như dùng voi hoặc vòi rồng để phun nước chứ không còn chỉ là dùng chậu như trước.

3, Những địa điểm tổ chức lễ hội Songkran

1, Lễ hội Songkran tại thủ đô Bangkok

Bạn biết đấy, Thủ đô Bangkok là trung tâm của Thái Lan và là một điểm đến lý tưởng cho lễ hội Songkran bởi quy mô hoành tráng cùng các trò chơi thú vị luôn hấp dẫn du khách đến du lịch Thái Lan trọn gói hoặc tự túc.

Ở Bangkok, lễ hội Songkran được tổ chức ở nhiều nơi xung quanh khu Banglamphu như là đường Khao San, Quảng trường Hoàng gia Rattanakosin, đường Phra Athit, Santhichaiprakan và Wisut Krasat. Tại đây, phần hội được tổ chức hoành tránh hơn nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi của du khách.

Lễ songkran là gì

Bạn hãy thử hòa mình vào dòng người đông nghẹt đang nô nức bắn nước tung tóe vào nhau từ những cây súng nước, hoặc cảm nhận cảm giác được voi phun nước vào người trên các con phố. Bạn sẽ có cảm giác như mình đang tham gia một bộ phim hành động Hollywood đầy kịch tính.

Nếu tới Thái Lan vào dịp này, bạn nhớ để những vật dụng điện tử giá trị ở khách sạn nhé vì khả năng rất cao là chúng sẽ bị hỏng vì trúng nước. Đừng quên cất tiền vào túi chống nước trước khi hưởng ứng cuộc vui bạn nhé!

2, Lễ hội Songkran tại Chiang Mai

Chiang Mai được cho là nơi tổ chức lễ hội Songkran đầy màu sắc truyền thống vì ở đây, người dân Thái Lan vẫn còn giữ được nhiều phong tục cổ xưa mà cha ông đã truyền lại, không bị biến thể theo cách khác.Vì thế mà du khách đi du lịch Thái Lan 4 ngày 3 đêm hay tour Thái Lan 5 ngày 4 đêm đều rất yêu thích Songkran ở Chiang Mai.

Lễ songkran là gì

Sau các phần lễ hội được diễn ra, người Chiang Mai còn thực hiện một nghi lễ buộc chỉ cổ tay cho người thân của mình, mong cầu may mắn và bình an đến với họ.

Đến với Songkran ở Chiang Mai, bạn sẽ được tham dự lễ hội tắm tượng Phật tại ngôi chùa nổi tiếng Phra Buddha Sihing. Được tham dự các cuộc thi sắc đẹp dọc phố Urban Culture, và thưởng thức các món ăn ngon khắp đường phố.

Sẽ rất tuyệt vời nếu được hòa chung với không khí Songkran ở Chiang Mai này phải không?

3, Lễ hội Songkran ở Pattaya

Như mình được biết thì Pattaya là vùng đất của lúa, vì thế lễ hội Songkran còn mang ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa cho mùa vụ sắp tới.

Lễ songkran là gì

Các hoạt động té nước diễn ra ở khắp các khu phố. Bên cạnh đó bạn còn chứng kiến những cuộc diễu hành khắp thành phố, những sự kiện văn hóa diễn ra trên con đường Bãi Biển. Ngoài ra còn có cuộc thi nhan sắc và tài năng Hoa hậu Songkran trên bãi biển cũng được tổ chức rất thú vị.

4, Lễ hội Songkran ở Phuket

Songkran ở Phuket cũng giống với Songkran ở các tỉnh, thành phố khác của Thái Lan, tuy nhiên người dân Phuket còn dùng nước hoa thơm lau nhà, tượng phật và bàn thờ để được may mắn.

Và Songkran ở đây còn là một dịp làm từ thiện, có riêng một lễ quyên góp từ thiện dành cho những người nghèo, những trẻ em, những gia đình gặp khó khăn trong cuộc sống.

Nếu bạn đi du lịch Thái Lan ở Phuket vào dịp Songkran diễn ra, bạn hãy tham gia lễ quyên góp từ thiện này nhé.

Ngoài ra, ở Phuket còn có lễ rước Phật dọc bãi biển Patong và vảy nước thơm vào những người lớn tuổi để tỏ lòng tôn kính.