Lap top cu chip xung nhip 3.0

Mặc dù từ lâu chúng ta thường hay nhắc đến CPU, RAM, card màn hình, ổ cứng, mainboard… nhưng liệu rằng có biết về những điều liên quan đến chúng. Như thế nào là một linh kiện tốt, có hiệu năng cao, và đang phù hợp với nhu cầu của cá nhân. Hôm nay Vi tính Hoàng Long sẽ có một vài lưu ý cho bạn về các thông số của một số loại linh kiện máy tính. Cùng nhau giải đáp những thắc mắc xung quanh khái niệm linh kiện máy tính. Đầu tiên là về CPU – bộ não của máy tính.

\>>> Xem thêm danh mục máy tính chơi game giá rẻ tại An Phát

CPU bộ xử lý trung tâm

Bộ xử lý trung tâm CPU được coi là bộ não của một máy tính. Là nơi tiếp nhận xử lý toàn bộ hoạt động, thông tin dữ liệu của máy tính. Ở Việt Nam người ta thường bị nhầm giữa khái niệm CPU và thùng case máy tính. Nhưng thực chất CPU chỉ là một con chip nhỏ trong toàn bộ các phần cứng của một máy tính.

2 nhà sản xuất CPU nổi tiếng nhất hiện nay

Các nhà sản xuất CPU đáng tin cậy

Hiện nay, có nhiều nhà sản xuất CPU trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam chúng ta thường nhắc đến 2 ông lớn trong lĩnh vực này là Intel và AMD. Hai nhà sản xuất này hiện đang cạnh tranh nhau khốc liệt. Họ luôn ra những sản phẩm mang tính chiến lược và đàn áp đối thủ. Tuy vậy, việc lựa chọn CPU còn tùy vào sở thích và nhu cầu thực tế của mỗi cá nhân. Đối với Intel thì hầu như chúng ta đều biết tới và đã được khẳng định về chất lượng từ rất lâu rồi. Về phía AMD là một nhà sản xuất lớn nhưng chỉ mới tiếp cận thị trường Việt Nam trong một vài năm gần đây. Mỗi nhà sản xuất đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng trong các sản phẩm của mình.

Kí hiệu – thông số trên CPU

Đối với Intel:

Tên của những con CPU thường đã cho chúng ta biết được 90% thông tin mà nhà sản xuất muốn cho người dùng biết về hiệu năng cũng như cách sử dụng chúng. Cùng tìm hiểu về các thông số và kí hiệu trên những CPU nhé.

Intel Core + Tên dòng CPU + Số thứ tự thế hệ + Ba chữ số SKU + Hậu tố đặc biệt

Ở thế hệ đầu tiên của các chip CPU của Intel thì sẽ không có số thứ tự hệ. Chỉ có 3 chữ số và một hậu tố đặc biệt phía sau. Ví dụ: Intel Core i7 630M, Intel Core i5 282U, hay Intel core i3 520M.

Tên dòng CPU:

i3, i5, i7, i9, Celeron, Xeon, Pletium biểu thị dòng sản phẩm CPU tương ứng với công nghệ mà CPU này được sản xuất. Chúng chỉ định các thông số tối thiểu mà CPU đó mang lại như: số nhân, số luồng, xung nhịp, công nghệ turbo boost, công nghệ siêu phân luồng Hyper-thrading, hay bộ nhớ đệm cache.

  • Số nhân: Là số lượng bộ vi xử lý trung tâm độc lập, càng nhiều nhân thì CPU xử lý càng mạnh và nhanh.
  • Số luồng: Là số lượng đường truyền dữ liệu tới bộ xử lý và ngược lại. Càng nhiều luồng thì dữ liệu truyền đi và về càng nhanh. Điều này tăng đáng kể tốc độ xử lý của CPU.
  • Xung nhịp: Biểu thị tốc độ xử lý của CPU, tỷ số chu kỳ xử lý mỗi giây. Số này càng lớn thì tốc độ xử lý càng cao. Tốc độ hiện nay của các CPU là từ 1.8 GHz – 4.5 GHz.
  • Turbo Boost: Một trong những công nghệ ép xung, tăng tần số của bộ xử lý. CPU sẽ tự ép xung lên tốc độ tối đa mà CPU cho ép khi thực hiện các tác vụ yêu cầu xử lý cao. Nhưng khi ép xung cũng đồng nghĩa với lượng nhiệt tỏa ra cao.
  • Hyper-Theading: Công nghệ siêu phân luồng của Intel cung cấp 2 luồng vật lý trên mỗi nhân. Các dữ liệu có thể thực hiện song song với trên các nhân. Tăng tốc độ xử lý và hiệu năng của CPU.
  • Cache: Bộ nhớ đệm giữa CPU và RAM, bộ nhớ này càng lớn thì dữ liệu cần xử lý được lưu trữ càng nhiều. Điều này giúp giảm bớt thời gian lấy dữ liệu từ RAM của CPU, và nó cũng tăng tốc độ xử lý.

Số thứ tự hệ:

Thường xuất hiện trên các dòng CPU Core i của Intel. Tính tới thời điểm hiện tại năm 2019, Intel đã cho ra mắt 10 thế hệ khác nhau xuất hiện trên thị trường.

Bộ CPU Core i9 Extreme cực khỏe của Intel

Số hiệu SKU:

Đại diện cho hiệu năng của các vi xử lý khi so sánh cùng thế hệ và cùng dòng Core I. Sự khác biết rõ nhất là tốc độ xung nhịp và tốc độ tăng xung nhịp. Tốc độ xử lý các tác vụ của chip tỷ lệ thuận với độ tăng xung nhịp. Ví dụ các CPU core i5 8600 được thiết kế với xung nhịp tôi đa 3.1 GHz sẽ mạnh hơn các chip Core i5 8400 co xung nhịp 2.8 GHz.

Hậu tố đặc biệt:

Thể hiện cho người dùng thông tin khái quát về tính năng, mục đích sử dụng của CPU đó. Nếu không có các hậu tố này xuất hiện sau tên thì đây là các chip cơ bản của Intel.

Chip “K”: Là một trong những phiên bản mạnh nhất của một dòng chip. Sở hữu xung nhịp cao hơn các phien bản cùng dòng. Được sử dụng cho các sản phẩm máy vi tính làm việc chuyên nghiệp. Các chip “”K”” cũng biểu thị đã mở khóa cho phép ép xung để đạt hiệu quả cao hơn trong sử dụng.

Chip “G”: Là con chip được Itel trang bị sẵn vi xử lý đồ họa mãnh mẽ. Với chip G, người dùng không cần trang bị thêm card đồ họa rời mà vẫn có thể chơi game online với cấu hình tầm trung một cách thoải mái và ổn định.

Chip “T”: Dòng chip nhằm tiết kiệm năng lượng. Có hiệu năng sử dụng ở mức thấp hơn các chip cơ bản. Các vi xử lý có hậu tố T thường chỉ dành cho người dùng với mục đích sử dụng đánh văn bản, nghe nhạc, và xem phim với chất lượng thấp.

Chip “U”: Là các vi xử lý được thiết kế riêng cho thiết bị di dộng và laptop. Dòng chip này có xung nhịp thấp. Nó có hiệu năng khiêm tốn nhất nhưng tiêu thụ điện năng ít nhất. Các chip U thường không gặp các vấn đề về quá tải nhiệt.

Hậu tố chữ cái Mô tả Ví dụ K Unlock [Mạnh nhất, mở khóa mọi tính năng] Intel® Core™ i9-9900K F Yêu cầu card đồ họa rời Intel® Core™ i9-9900KF G Bao gồm card đồ họa rời trong bao bì Intel® Core™ i7-8705G U Tiêu thụ điện năng cực thấp Intel® Core™ i7-8650U H Đồ họa hiệu năng cao Intel® Core™ i3-7100H HK Đồ họa hiệu năng cao, mở khóa Intel® Core™ i7-7820HK HQ Đồ họa hiệu năng cao, lõi tứ Intel® Core™ i7-7920HQ Y Tiêu thụ điện rất ít Intel® Core™ i7-7Y75 T Tối ưu hóa lượng điện tiêu thụ Intel® Core™ i7-6700T processor M Di động Intel® Xeon® E3-1535M C Bộ xử lý máy tính để bàn mở khoá dựa trên gói LGA 1150 với đồ họa hiệu năng cao Intel® Core™ i7-5775C R Bộ xử lý máy tính bàn dựa trên gói BGA1364 [di động] với độ họa hiệu năng cao Intel® Core™ i7-5775R S Tối ưu hóa cho hiệu năng Intel® Core™ i7-4770S MQ, MQ Di động lõi tứ Intel® Core™ i7-4702MQ Intel® Core™ i7-2860QM MX Phiên bản siêu di động Intel® Core™ i7-4940MX

\>>> Kinh nghiệm mua và sử dụng máy tính chơi game tốt giá rẻ: //maytinhanphat.vn/kinh-nghiem-mua-va-su-dung-may-tinh-choi-game-cau-hinh-tot-gia-re.html

Đối với AMD [Advanced Micro Devices] :

AMD nổi tiếng với các dòng sản phẩm RYZEN

Tên vi xử lý:

Dòng sản phẩm + Series + Số thứ tự thế hệ + Chữ số SKU + Hậu tố đặc biệt

Tên dòng CPU:

Các dòng CPU của AMD có tên khá dễ hiểu. Chúng ta cũng có thể phân biệt được các phân khúc cấp thấp, trung cấp, cao cấp, … qua tên này.

AMD Ryzen

Đây là dòng vi xử lý phổ thông và nổi tiểng nhất của AMD. AMD Ryzen sử dụng socket AM4 tương thích với nhiều loại mainboard.

  • Ryzen 3 là nhóm CPU có hiệu năng, thông số kỹ thuật cấp thấp. Có nhân 4 lõi.
  • Ryzen 5 là nhóm CPU trung cấp gồm 4 hoặc 6 lõi và tối đa lên tới 12 luồng xử lý.
  • Ryzen 7 là nhóm CPU có tới 8 lõi và 16 luồng xử lý. Thuộc phân khúc các CPU có hiệu năng cao.
  • Ryzen 9 là nhóm CPU cao cấp được trang bị 12 hoặc 16 lõi và tối đa 32 luồng xử lý.
  • Ryzen Threadripper là dòng sản phẩm cao cấp hơn của CPU Ryzen 9. Số lõi và luồng xử lý ở mức khủng.

AMD FX

Để tiết kiệm chi phí, với ít nhu cầu trong sử dụng máy tính như lướt web hay các tác vụ văn phòng thì AMD FX sẽ là lựa chọn hợp lý nhất. CPU AMD FX sử dụng thế hệ vi kiến trúc cũ và socket AM3 nên APU này chỉ hỗ trợ được RAM DDR3. Với CPU này thì có đôi chút hạn chế về hiệu năng và sức mạnh nhưng hợp lý để sử dụng văn phòng.

AMD Threadripper

Đây là bộ vi xử lý dành riêng cho desktop. Phiên bản này sử dụng socket 4049 TR4 nên cần mainboard chuyên dụng để tối đa hóa được hiệu năng của bộ vi xử lý này. Không dễ nâng cấp như Ryzen, dòng CPU này thường khá phức tạp để nâng cấp.

Hiện đang có CPU Ryzen Threadripper mang sức mạnh khủng chuyên dùng để đáp ứng nhu cầu trải nghiệm các tựa game nặng, cấu hình cao, chỉnh sửa, thiết kế video 4k,….

AMD Epyc

Thuộc phân khúc siêu cao của các dòng CPU AMD. Các CPU nà có sức mạnh khủng khiếp. Nó tập trung đáp ứng phục vụ cho các máy chủ có hiệu suất cao, trung tâm dữ liệu, được tạo ra trên nền kiến trúc Zen. Đây là một trong những dòng chip AMM duy nhất sử dụng nền tảng 2 socket. CPU này sở hữu số lõi nhiều hơn 45%, băng thông vào và ra hơn 60%, băng thông bộ nhớ nhiều hơn 122%.

Số thứ tự thế hệ

Tới thời điểm hiện tại, AMD đã cho ra mắt 3 thế hệ CPU. Mới đây, AMD đã trình làng những dòng chip được sản xuất bằng tiến trình 7nm. Và được coi là đầu tiên trong làng PC. Hiệu năng của của các CPU thế hệ 3 là điều không phải bàn với số lượng nhân và luồng xử lý ở phân khúc cao cấp. Các dòng chip thế hệ 3 đều sử dụng chuẩn hỗ trợ PCIe 4.0 cho phép tốc độ truy cập dữ liệu nhanh hơn tới 42% so với các PCIe chuẩn 3.0 trước đây. Trong thời điểm này AMD cũng đã trình làng Chipset X570.

Hậu tố cuối

Các hậu tố cuối thể hiện một số mục đích sử dụng riêng của từng loại CPU.

  • “X” thể hiện CPU có hiệu năng lớn, tốc độ xung nhịp cao hơn so với các chip không có hậu tố này. Tuy nhiên các dòng CPU này thường tiêu tốn nhiều điện năng hơn.
  • “G” Nó cho biết CPU này được tích hợp nhân đồ họa [GPU] RX Vega.
  • “E” thể hiện các CPU được tinh chỉnh để nhằm tiết kiệm điện năng. Tương tự như dòng CPU hậu tố “T” của Intel. Thường thì bán kèm với các bộ PC.
  • “GE” là sự kết hợp giữa hậu tố G và hậu tố E. Là dòng sản phẩm có tích hợp GPU cùng với tiết kiệm điện năng.

Việc lựa chọn sử dụng CPU nào còn phụ thuộc vào nhu cầu và sự yêu thích riêng của mỗi người. Intel đã trở thành một cái tên ghi sâu vào tâm trí những ai đã từng sử dụng máy tính 3 – 4 năm về trước. AMD là một cái tên mới đầy tiềm năng ở thị trường Việt Nam. Cả 2 đều có những ưu nhược điểm riêng. Nhưng trên tất cả, 2 nhà sản xuất này đều muốn mang lại những giá trị tốt nhất cho người dùng.

Chủ Đề