Lập kế hoạch học tiếng Anh trong 1 tuần

Cho dù bạn mới bắt đầu học ngoại ngữ hay đã học trong một thời gian dài, việc lập kế hoạch học tập cũng sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ mà bạn đang học. Kế hoạch học tập bao gồm [1] những hoạt động học tập của bạn trong suốt quá trình học và [2] những hoạt động học tập trong ngày của bạn. Sau khi lập kế hoạch, bạn có thể bắt đầu tự học theo cách mình muốn. 1. Đặt mục tiêu Bước đầu

Cho dù bạn mới bắt đầu học ngoại ngữ hay đã học trong một thời gian dài, việc lập kế hoạch học tập cũng sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ mà bạn đang học. Kế hoạch học tập bao gồm [1] những hoạt động học tập của bạn trong suốt quá trình học và [2] những hoạt động học tập trong ngày của bạn. Sau khi lập kế hoạch, bạn có thể bắt đầu tự học theo cách mình muốn.

1. Đặt mục tiêu

Bước đầu tiên khi lập bảng kế hoạch là đặt ra mục tiêu bạn muốn đạt được. Mục tiêu này càng cụ thể càng tốt. Lấy ví dụ, mục tiêu là “Tôi muốn sử dụng thông thạo 3000 từ sau 6 tháng nữa” sẽ cụ thể hơn là mục tiêu “Tôi muốn vốn từ của mình trở nên phong phú sau 6 tháng”.

Sau khi bạn đã có mục tiêu lớn, hãy chia nhỏ nó ra thành mục tiêu hàng tháng, hàng tuần, hay hàng ngày. Điều này không những ngăn ngừa cảm giác “choáng ngợp” trước mục tiêu mà còn giúp bạn dễ dàng quản lý tiến độ thực hiện mục tiêu của mình. Sau khi bạn đã đạt được hết tất cả các mục tiêu nhỏ rồi thì… hãy nhìn lại xem, bạn đã đạt được mục tiêu lớn của mình lúc nào .

2. Lựa chọn các công cụ và tiện ích học tập

Bạn có thể chọn ra những công cụ và tiện ích học tập giúp bạn học một cách hiệu quả nhất. Đó có thể là:

Từ điển hay kim từ điểnSổ tayGiáo trìnhMáy vi tínhBộ tài liệu luyện thiĐiện thoại di độngPhần mềm hướng dẫn tự học tiếng AnhFlashcardsPhim ảnh và nhạcSách truyện…

Việc lựa chọn cũng tùy thuộc vào sở thích cá nhân của bạn. Nếu bạn thích sử dụng từ điển giấy hơn kim từ điển, hãy chọn từ điển giấy. Nếu bạn không thích coi phim, hãy nghe đài. Nếu bạn không thích đọc sách, chẳng sao cả, bạn có thể lướt web đọc báo. Khi bạn cảm thấy thoải mái, bạn sẽ tiếp thu dễ dàng hơn.

3. Học từ vựng

Từ vựng là cái cơ bản nhất bạn cần trau dồi, vì không có từ vựng thì bạn không thể nghe, nói, đọc, viết được. Nếu như bạn đang học tiếng Anh tổng quát, hãy học những từ và cụm từ phổ biến nhất trước. Nếu bạn đang học tiếng Anh chuyên ngành, hãy tập trung vào các từ và cụm từ chuyên môn. Sau đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn học từ vựng:

Tra các từ và cụm từ mới sử dụng tất cả các công cụ bạn có. Nếu như đó là một cụm từ chuyên ngành trong từ điển thường không có, bạn có thể tìm sự trợ giúp từ các diễn đàn học tiếng Anh, hoặc tra tìm theo cú pháp [từ vựng/cụm từ] + definition trên Google.

Khi bạn đọc sách, xem phim, lướt net… nếu gặp phải từ hay cụm từ mình chưa biết, hãy ghi lại chúng vào sổ tay. Bạn có thể mang theo mình một cuốn từ điển mini hay kim từ điển để tra các từ này.

Bạn cũng có thể mang theo flashcard để học từ khi có thời gian rãnh. Học mỗi lúc một vài từ sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn là cố gắng học nhiều từ cùng lúc. Bạn có thể tự vẽ lên flashcard để minh họa cho từ, bởi vì từ vựng sẽ được nhớ lâu hơn nếu được liên kết với một hình ảnh sinh động.

Bạn chỉ có thể nhớ lâu nếu thường xuyên ôn tập, nên hãy cố gắng sử dụng những từ mình mới học càng nhiều càng tốt. Hãy đưa từ mới học vào trong những hoạt động hằng ngày vì như vậy bạn sẽ được làm quen với từ trong những ngữ cảnh cụ thể.
Bạn phát âm to từ mình mới học cho đến khi tự tin với phát âm của mình. Nếu không chắc chắn, hãy thu âm và thử nghe lại giọng của mình để chỉnh sửa dần dần cho đến khi đúng.

4. Học ngữ pháp

Khi bạn đọc hay nghe tài liệu, bạn sẽ phát hiện ra một số điểm ngữ pháp mình chưa biết. Khi đó, bạn hãy sử dụng các công cụ học tập của mình để tìm hiểu về điểm ngữ pháp đó và ghi chúng vào sổ tay. Nếu vẫn chưa hiểu được, bạn hãy nhờ một người hiểu rõ hơn giải thích cho mình hoặc vào diễn đàn để hỏi những thành viên khác.

Ngoài ra, khi viết ghi chú hay lập kế hoạch những việc cần làm trong ngày, bạn có thể sử dụng những điểm ngữ pháp mình mới học. Hãy tìm kiếm cơ hội thực hành các điểm ngữ pháp này trong cuộc sống thường ngày

5. Nghe một cách chủ động

Khi nghe, bạn hãy lắng nghe thật kỹ xem người bản xứ nói gì và bắt chước ngữ điệu của họ, đồng thời chú ý tìm ra những từ và cụm từ bạn vừa mới học. Điều này giúp bạn nhớ lâu hơn những gì vừa học.

Nếu như bạn nghe thấy một từ hoặc cụm từ được sử dụng khác với cách mà bạn biết, hãy ghi chú và thực hành cách sử dụng mới này.

Đối với những tình huống bạn có thể dự đoán được người khác sẽ nói gì, hãy tìm hiểu và thực hành cách trả lời trước.

6. Nâng cao kỹ năng đọc

Bạn chọn lựa những tài liệu phù hợp với trình độ của mình để đọc. Ban đầu, bạn đọc những chủ đề mà mình yêu thích, sau đó dần mở rộng sang những chủ đề khác. Bạn có thể mang theo một cuốn sách khi đi ra ngoài và đọc trong thời gian rảnh.

Khi đọc, nếu bạn gặp phải những từ, cụm từ hay điểm ngữ pháp mới, cố gắng đoán ý nghĩa của chúng trước khi tra từ điển. Sau đó, bạn viết chúng lên flashcards để học dần.

7. Nâng cao kỹ năng viết và nói

Sau khi bạn đã tích lũy đủ vốn từ và ngữ pháp, khả năng viết và nói ngoại ngữ sẽ hình thành một cách tự nhiên. Bạn chỉ cần thực hành nhiều hơn để biến khả năng thành kỹ năng, rồi sau đó nâng cao kỹ năng là được.

Bạn có thể nhờ một người trình độ cao hơn mình giúp chỉnh sửa lỗi sai khi nói và viết. Mỗi ngày, bạn ôn lại một số từ vựng và điểm ngữ pháp, và cố gắng sử dụng chúng khi nói và viết.

Bạn hãy chủ động tìm cơ hội thực hành nói với người bản xứ, lắng nghe họ nói và bắt chước ngữ điệu của họ.

Đối với kỹ năng viết, đầu tiên bạn viết theo chủ đề mình yêu thích, sau đó mở rộng sang các chủ đề khác.

8. Nhờ sợ trợ giúp của những người xung quanh

Nếu bạn quen với người bản xứ, đừng bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời này! Hãy đặt câu hỏi về những điểm bạn chưa rõ và nhờ họ đưa ra nhận xét để cải thiện kỹ năng nghe nói của bạn.

Đừng ngại ngần khi yêu cầu họ giúp đỡ, chẳng hạn như khi bạn muốn học cách diễn đạt một ý nào đó, bạn có thể hỏi: “How do you say ?” “How do you pronounce that?” “What does that mean?” “Would you please repeat that?”, sau đó ghi chú lại câu trả lời để học sau.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ người khác kiểm tra lại từ vựng bạn mới học bằng flashcard…

9. Đánh giá và xem lại kế hoạch học tập

Mỗi tuần, bạn tự đánh giá xem mình đã tiến bộ được bao nhiêu, có đạt được mục tiêu học tập của tuần chưa, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp. Bạn có thể tự thưởng cho mình khi đạt được mục tiêu mình đề ra, cách này cũng giúp bạn có động lực học tập hơn.

Lập kế hoạch học tập giúp bạn hệ thống toàn bộ quá trình học của mình và theo tiến bộ học tập theo ngày, tháng, năm. Ngoài ra, bạn cũng có thể điều chỉnh lại hoạt động học tập cũng như mục tiêu học tập cho phù hợp để bắt đầu tự học.

Chúc bạn tự học thành công!

Mẫu kế hoạch học tập bằng tiếng Anh rất cần thiết cho sự tiến bộ của mỗi người học, đặc biệt là người mới bắt đầu. Lập kế hoạch học tập không chỉ phục vụ cho mục đích cá nhân. Những học bổng của các trường Đại học nước ngoài cũng yêu cầu một bản kế hoạch học tập chỉnh chu. Vậy nên mẫu kế hoạch học tập bằng tiếng Anh là một trợ thủ đắc lực mà bạn nhất định nên tận dụng. Hãy cùng Langmaster khám phá những mẹo lập kế hoạch học tập ngay sau đây.

A. Mục đích lập kế hoạch học tập của bạn

Như bạn đã biết, kế hoạch học tập phục vụ những nhu cầu khác nhau sẽ có cấu trúc và những tiêu chuẩn tương đối khác nhau. 

Nên trước khi lập mẫu kế hoạch học tập bằng tiếng Anh, hãy tham khảo hai định hướng sau:

1. Lập kế hoạch học tập với mục đích cá nhân

Nghĩa là bạn mong muốn lập kế hoạch theo để nhắc nhở việc học tập mỗi ngày. Đồng thời chia các công việc cần làm ra một cách cân đối để sử dụng thời gian hiệu quả hơn.

Với mục đích này, bản kế hoạch học tập thường lập trong ngắn hạn và mang tính chi tiết hơn. Đồng thời từ vựng sử dụng đơn giản và có tính cá nhân hóa cao.

2. Lập kế hoạch học tập cho dự định du học

Đây là một thành phần bắt buộc kèm theo của các hồ sơ xét du học. Mẫu kế hoạch học tập bằng tiếng Anh đi du học có những yêu cầu cao hơn.

Thông thường bạn sẽ phải đặt ra mục tiêu trong dài hạn [4 năm học] và nêu ra mình sẽ làm gì để đạt được những điều đó. Tính thiết thực và khả thi là tiêu chí đánh giá quan trọng của một bản kế hoạch học tập tiêu chuẩn.

Xem thêm:

=>> TOP 6 REVIEW TRUNG TÂM TIẾNG ANH CHO NGƯỜI ĐI LÀM UY TÍN NHẤT

=>> THỜI ĐẠI 4.0 - HỌC TIẾNG ANH Ở ĐÂU TỐT BẰNG Ở NHÀ!

B. Mẫu kế hoạch học tập bằng tiếng Anh chuẩn đi du học

1. Giới thiệu bản thân

Giống cách viết một bức thư bạn nên bắt đầu bằng những lời chào trang trọng [Dear sir, To whom it may concern,..]. Tiếp theo đó là đoạn giới thiệu sơ lược về bản thân đồng thời nêu lên lý do bạn viết bản kế hoạch học tập này. Chú ý:

  • Viết câu ngắn gọn và diễn đạt mạch lạc: ưu tiên sử dụng các mệnh đề quan hệ để mô ta một cách logic hơn.
  • Thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách viết: vận dụng vốn từ vựng chuyên ngành sẽ giúp phần mở đầu của bạn ấn tượng hơn.

Ví dụ:

Ever since I was sitting in school, when I was still a high school student, I had a passion for [chuyên ngành]. During the summer holidays, I often participate in volunteer programs with the role of [lĩnh vực bạn theo đuổi] through facebook and relationships, spreading to everyone, thereby achieving great results.

=> Đăng ký học thử miễn phí tại Hà Nội: TẠI ĐÂY

2. Trình bày chi tiết kế hoạch học tập của bản thân

Đây là phần quan trọng nhất của toàn bài. Trong phần này bạn phải thể hiện được sự khoa học trong cách lập kế hoạch của mình. Đồng thời, sự quyết tâm của bạn cũng là một điểm cộng rất lớn. 

Để phần kế hoạch tập chi tiết không bị rời rạc, bạn có thể tham khảo các gợi ý sau:

  • Tại sao bạn lại lựa chọn chuyên ngành này? Nêu ra lý do thuyết phục khiến bạn thực sự mong muốn được học chuyên ngành này, và nó sẽ giúp ích gì cho bạn trong tương lai.
  • Tại sao bạn lại lựa chọn du học tại trường trường đó mà không phải là một quốc gia khác?
  • Việc học tập tại trường sẽ đem lại cho bạn những lợi ích gì trong tương lai?
  • Những điểm nổi bật của bạn khiến bạn nổi bật hơn so với các đối thủ khác?
  • Tại sao trường nên chọn bạn?

Ví dụ: 

The passion for this [ngành học] major is still growing in me. Until today, the dream of being able to major in [ngành học], [dùng 2 câu để diễn đạt ý nghĩa chuyên ngành của bạn mang lại cho cộng động hay cho thị trường]. And in order to realize that wish, I decided to major in [ngành học] at [ tên trường] in the form of a full-time university system for four years. 

My dream is to be able to study and work in the profession that I have long dreamed of. [mục đích của bạn khi hoàn thành chương trình]. An energetic, outgoing person who always tries his best for his passion. I always try to overcome difficulties to achieve my dream. 

Besides, I always want to be able to study and exchange in a developed country like [quốc gia bạn muốn du học]. [diễn đạt khoảng 3- 5 câu mô tả cách bạn tận dụng thời gian trên trường lớp và hoạt động cộng động để bồi dưỡng kỹ năng của mình]. 

Besides the economy, [tên trường] is one of the top universities in this country. In addition, there are cultural similarities between Vietnam and [quốc gia bạn muốn du học], along with the friendly relationship between the two countries. It is these things that help me choose a school and study environment in [quốc gia bạn muốn du học].

3. Phần chào cuối

Cuối cùng bạn chào cuối lịch sự và bày tỏ niềm mong chờ được nhận thư phản hồi.

Ví dụ : Please be more sincere. Hope I can get a response from the school soon.

Xem thêm:

=>> KHÁM PHÁ LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH CHO NGƯỜI MẤT GỐC TỪ A ĐẾN Z

=>> LỘ TRÌNH TỰ HỌC TIẾNG ANH TẠI NHÀ HIỆU QUẢ CHO NGƯỜI MẤT GỐC

=>> Học Tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1

C. Lập mẫu kế hoạch học tập bằng tiếng Anh cho mục đích cá nhân

Với kế hoạch học tập cho mục đích cá nhân như nhắc nhở, định hướng việc học tập,...bạn không cần trình bày trang trọng như mục đích đi du học. Hãy tham khảo 2 mẹo sau đây để lập kế hoạch học tập bằng tiếng anh cho mình.

1. Đặc ra những mục tiêu ngắn hạn

Bạn có thể lập kế hoạch theo tuần hoặc theo ngày để dễ dàng theo dõi tiến độ. Ngoài ra khi lập kế hoạch ngắn, tần suất viết của bạn cũng sẽ nhiều hơn.

Có thể tận dụng việc lên kế hoạch mỗi ngày như một cách rèn luyện kỹ năng viết tiếng Anh.

2. Diễn đạt đơn giản và dễ theo dõi

Khi lập mẫu kế hoạch học tập bằng tiếng Anh cho cá nhân, bạn không cần phải trình bày thành đoạn. Hãy viết chúng dưới dạng liệt kê. Cách này ngoài giúp bạn dễ theo dõi còn giúp bạn ghi nhớ từ vựng tốt hơn.

Trên đây là những chia sẻ của Langmaster về cách lập mẫu kế hoạch học tập tiếng Anh với những mục đích khác nhau. Hy vọng có thể đem lại những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có khó khăn gì trên con đường tự học tiếng Anh, hãy để Langmaster đồng hành cùng bạn ngay TẠI ĐÂY.

Video liên quan

Chủ Đề