Lập công thức hóa học của h và s(ii)

a. P [III] và H: có công thức dạng chung là 

    Theo quy tắc hóa trị ta có: x.III = y.I 

 ⇒ x =1 ; y =3

    ⇒ PxHy có công thức PH3

C [IV] và S[II]: có công thức dạng chung là 

    Theo quy tắc hóa trị ta có: x.IV = y.II 

 ⇒ x =1 ; y =2

    ⇒ CxSy có công thức CS2

Fe [III] và O: có công thức dạng chung là 

    Theo quy tắc hóa trị ta có: x.III = y.II 

 ⇒ x =2 ; y =3

    ⇒ FexOy có công thức Fe2O3

b. Na [I] và OH[I]: có công thức dạng chung là 

    Theo quy tắc hóa trị ta có: x.I = y.I 

 ⇒ x =1 ; y =1

    ⇒ Nax[OH]y có công thức NaOH

Cu [II] và SO4[II]: có công thức dạng chung là 

    Theo quy tắc hóa trị ta có: x.II = y.II 

 ⇒ x =1 ; y =1

    ⇒ Cux[SO4]y có công thức CuSO4

Ca [II] và NO3[I]: có công thức dạng chung là 

    Theo quy tắc hóa trị ta có: x.II = y.I 

 ⇒ x =1 ; y =2

    ⇒ Cax[NO3]y có công thức Ca[NO3]2

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Hãy chọn công thức hóa học phù hợp với hóa trị IV của nitơ. trong số các công thức cho sau đây: NO, N2O3, N2O, NO2.

Xem đáp án » 06/03/2020 30,450

Hãy xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau đây:

a] KH, H2S, CH4.

b] FeO, Ag2O, SiO2.

Xem đáp án » 06/03/2020 19,974

a] Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau biết Cl hóa trị I: ZnCl2, CuCl, AlCl3

b] Tính hóa trị của Fe trong hợp chất FeSO4.

Xem đáp án » 06/03/2020 11,733

Một số công thức hóa học viết như sau: MgCl, KO, CaCl2, NaCO3. Cho biết Mg nhóm [CO3] có hóa trị II [hóa trị của các nguyên tố K, Cl, Na và Ca đã cho ở bài tập trên]. Hãy chỉ ra những công thức hóa học đã viết sai và sửa lại cho đúng.

Xem đáp án » 06/03/2020 6,377

a] Hóa trị của một nguyên tố [hay nhóm nguyên tử] là gì?

b] Khi xác định hóa trị, lấy hóa trị của nguyên tố nào làm đơn vị, nguyên tố nào là hai đơn vị

Xem đáp án » 06/03/2020 5,974

a] Tìm hóa trị của Ba và nhóm [PO4] trong bảng 1 và bảng 2 [trang 42, 43]

b] Hãy chọn công thức hóa học đúng trong các công thức sau đây:

A. BaPO4

B.Ba2PO4.

C.Ba3PO4.

D.Ba3[PO4]2.

Xem đáp án » 06/03/2020 5,374

Hóa trị – Bài 5 trang 38 sgk hóa học 8. Lập công thức hóa học của những hợp chất…

5. a] Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi hai nguyên tố sau: P [III] và H; C [IV] và S [II]; Fe [III] và O.

b] Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:

Na [I] và [OH] [I] ; Cu [II] và [SO4] [II]; Ca [II] và [NO3] [I].

Hướng dẫn giải:

a] Áp dụng quy tắc hóa trị, ta có công thức hóa học sau:

PH3 [ P hóa trị III, H hóa trị I ];

CS2 [ C hóa trị IV, S hóa trị II ];

Quảng cáo

Fe2O3 [ Fe hóa trị III, O hóa trị II ].

b] Tương tự ta có:

NaOH [ Na hóa trị I, nhóm OH hóa trị I];

CuSO4 [ Cu hóa trị II, nhóm SO4 hóa trị II];

Ca[NO3]2 [ Ca hóa trị II, NO3 hóa trị I].

Chuyên đề: Lập CTHH của hợp chất khi biết hóa trị

1. Công thức hóa học của đơn chất: Ax   

  • Với kim loại và một số phi kim ở trạng thái rắn thì x = 1. Ví dụ: Cu, Ag, Fe, Ca…
  • Với các phi kim ở trạng thái khí thường thì x = 2. Vi dụ: O2; Cl2; H2; N2

2. Công thức hóa học của hợp chất: AxByCzDt 

3. Ý nghĩa của CTHH: CTHH cho biết:

  • Nguyên tố nào tạo ra chất.
  • Số nguyên  tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất.
  • Phân tử khối của chất.

“ Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và  hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số   hóa trị của nguyên tố kia”

a    b

AxBy    => a.x = b.y.

5. Lập CTHH của hợp chất khi biết hóa trị: 

Các bước thực hiện:
  • Viết CT dạng chung: AxBy.
  • Áp dụng qui tắc hóa trị: x.a = y.b
  • Rút ra tỉ lệ: xy = ba = ba [tối giản]
  • Viết CTHH.


Lập CTHH cho các hợp chất:

a.   Al và  O

b.   Ca và  [OH]

c.   NH4 và  NO3.

Giải:

     III  II

a.   CT dạng chung: AlxOy.

-     Áp dụng qui tắc về hóa trị, ta có: x.III = y.II

-     Rút ra tỉ lệ:  xy = IIIII => x = 2; y = 3

-     Suy ra CTHH: Al2O3

                                    II     I

      b. CT dạng chung: Cax[OH]y

-     Áp dụng qui tắc về hóa trị: x.II = y.I

-     Rút ra tỉ lệ:  xy = III  => x = 1; y = 2

-     Suy ra CTHH: Ca[OH]2 [Chỉ số bằng 1 thì  không ghi trên CTHH]

c.   CT dạng chung: [NH4]x[NO3]y.

-     Áp dụng qui tắc về hóa trị: x.I = y.I

-     Rút ra tỉ lệ:  xy = II => x = 1; y = 1

-     Suy ra CTHH: NH4NO3

Bài 1: Lập CTHH cho các hợp chất:

a. Cu[II]  và  Cl                        b. Al và  [NO3]                     c. Ca và  [PO4]

d. [ NH4] và  [SO4]                  e. Mg và  O                            g. Fe[III] và  [SO4].



Bài 2: Lập CTHH giữa sắt có  hóa trị tương ứng trong công thức FeCl2 với nhóm [OH].


Bài 3: Lập CTHH cho các hợp chất:

1. Al và  [PO4]                          2. Na và  [SO4]                    3. Fe [II] và  Cl
4. K và  [SO3]                          5. Na và  Cl                          6. Zn và  Br

7. Na và  [PO4]                                    8. Ba và  [HCO3]                          9. Mg và  [CO3]
10. K và  [H2PO4]                     11. Hg và  [NO3]                   12.Na và  [HSO4]


Cách làm khác:

  • Viết CT dạng chung: AxBy.
  • Tìm bội số chung nhỏ nhất của 2 hóa trị [a,b] = c
  • Suy ra:  x = c: a ; y = c:b
  • Viết CTHH.

Ví dụ:  Lập CTHH cho hợp chất: Al và  O

Giải:   

       III   II  

-     CT dạng chung: AlxOy.

-     BSCNN [3,2] = 6

-     x =  6: 3 = 2; y = 6 : 2 =3

-     Vậy CTHH: Al2O3

Ghi chú: Có thể lập nhanh một CTHH


- Khi a = 1 hoặc b = 1 hoặc a = b = 1 => x = b ; y = a.

- Khi a, b không phải là bội số của nhau [a không chia hết cho b và  ngược lại] thì x = b; y = a.


Chẳng hạn: Trong ví  dụ trên: 2 và 3 không phải là bội số của nhau => x = 2; y = 3 => CTHH: Al2O3

Video liên quan

Chủ Đề