Làm lại căn cước công dân mất bao nhiêu tiền

Theo quy định, từ ngày 1.7 tới, mức phí cấp, đổi chứng minh nhân dân, căn cước công dân cũ sang thẻ căn cước gắn chip sẽ từ 30.000-70.000 đồng.

Công an quận Hoàn Kiếm [Hà Nội] cấp căn cước công dân gắn chip tại điểm lưu động. Ảnh: V.D

Theo Thông tư 120/2021 của Bộ Tài chính, từ ngày 1.7, mức thu lệ phí cấp và đổi thẻ căn cước công dân gắn chip sẽ không còn được giảm 50% như mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019 của Bộ Tài chính [áp dụng đến hết ngày 30.6].

Cụ thể, các mức thu từ ngày 1.7 như sau:

- Chuyển từ chứng minh nhân dân 9 số hay 12 số sang cấp căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ căn cước.

- Đổi căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về danh tính; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ: 50.000 đồng/căn cước.

- Cấp lại căn cước công dân khi bị mất, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ căn cước.

Các trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí gồm:

- Đổi căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính.

- Người từ đủ 14 tuổi trở lên đi làm căn cước công dân lần đầu.

- Cấp, đổi căn cước công dân cho thân nhân liệt sĩ, thương binh, công dân ở xã biên giới, huyện đảo, hộ nghèo, người dưới 18 tuổi mồ côi,...

- Đổi căn cước công dân khi công dân đủ các độ tuổi 25, 40 và 60.

- Đổi căn cước công dân khi có thông tin sai sót trên thẻ gắn chip cho lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.

Về thời hạn trả thẻ căn cước công dân, Điều 25 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan chức năng phải cấp, đổi, cấp lại thẻ trong thời hạn sau đây [trừ các trường hợp có lý do khách quan]:

- Tại thành phố, thị xã: Không quá 7 ngày làm việc nếu cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc nếu cấp lại.

- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo: Không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả trường hợp.

- Tại các khu vực còn lại: Không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả trường hợp.

Theo thông tin từ Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, đến nay, Bộ Công an đã sản xuất và cấp hơn 65 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip cho người dân trên cả nước.

Đây là một bước đột phá, tạo nền tảng quan trọng cho việc xây dựng và phát triển những ứng dụng trên nền tảng số phục vụ công tác quản lý Nhà nước.

Độ tuổi cấp, đổi thẻ căn cước công dân

Bạn đọc hỏi: Tôi năm nay 13 tuổi, xin hỏi, tôi đã đủ tuổi để được cấp căn cước công dân chưa? Độ tuổi cấp thẻ căn cước hiện nay...

40 triệu người có thể sử dụng căn cước công dân gắn chíp thay thẻ BHYT

Theo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội [C06], với việc đồng bộ dữ liệu, 40 triệu người tham gia bảo hiểm y tế có...

Trường hợp được làm Căn cước công dân gắn chip miễn phí

Theo quy định của pháp luật, có tới 6 trường hợp người dân được làm Căn cước công dân gắn chip miễn phí.

Trước việc người dân báo mất căn cước công dân, có trường hợp “tháng nào cũng mất", Bộ Công an nêu cần có quy định chi phí cấp lại lên tới 1 triệu đồng.

Trong quá trình sử dụng, giao dịch, nhiều người bị mất, hư hỏng căn cước công dân gắn chip. Ảnh: LĐO

Nội dung trên được Bộ trưởng Công an Tô Lâm nêu rõ khi Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Căn cước và dự án Luật Viễn thông [sửa đổi] mới đây.

Theo đó, định danh là định danh vĩnh viễn, không ai có thể có 2 căn cước công dân, nếu mất đi là huỷ số đó cấp lại số khác.

Về một số ý kiến cho rằng, nên miễn chi phí cấp lại căn cước công dân cho người nghèo, người ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo..., Bộ trưởng cho rằng, Nhà nước cấp lần đầu cho dân không mất tiền.

Tuy nhiên, có tình trạng người dân "tháng nào cũng mất", cho nên việc quy định chi phí cấp lại là để gắn trách nhiệm của người dân.

Thậm chí cần quy định mất lần 1 nộp 10.000 đồng, lần 2 nộp 100.000 đồng, lần 3 nộp 1 triệu đồng...

Về chia sẻ dữ liệu, hiện Bộ Công an vừa tích luỹ, vừa chia sẻ dữ liệu với các bộ ngành, địa phương và đang được giao làm Trung tâm dữ liệu lớn trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Và để đảm bảo dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống" là do lực lượng công an từ cấp xã.

Do đó, người dân đi đâu, làm gì cần phải khai báo để biết được biến động dân cư như thế nào. Trung tâm dữ liệu quốc gia dân cư được lực lượng Công an cập nhật hàng ngày, thường xuyên..

Hiện nay, Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư đã vận hành tốt, là nền tảng để quản lý, quản trị xã hội, không ai có thể xâm nhập vào lấy được dữ liệu. Đồng thời, tạo thuận lợi lớn cho người dân.

Theo Bộ trưởng, trên thế giới cũng có nhiều hệ thống như vậy, nhưng nếu không có đội ngũ làm thì không thể làm được, các dữ liệu chỉ là điều tra cơ bản, ban đầu...

Đối với thẻ căn cước công dân gắn chip, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, tính đến ngày 9.6 đã có 19 tỉnh hoàn thành cấp căn cước công dân gắn chip.

Các lực lượng chức năng phấn đấu trước 30.7 sẽ hoàn thành cấp căn cước công dân cho mọi người dân. Việc này giúp tiết kiệm cho các bộ, ngành và người dân hàng trăm tỉ đồng.

Bộ trưởng dẫn ví dụ: Kết nối dữ liệu bảo hiểm y tế giúp tiết kiệm trăm triệu USD; tiết kiệm chi phí cấp đổi giấy phép lái xe 135.000 đồng/giấy phép lái xe; chi phí cấp đăng ký xe 30.000 đồng/đăng ký xe…

Đặc biệt, việc này giúp cho người dân không phải xếp hàng ròng rã sao y chứng nhận, công chứng, rồi các cơ quan quản lý Nhà nước lại mất tiền duy trì, quản lý những giấy tờ đó...

Về tích hợp thông tin vào thẻ căn cước công dân gắn chip, theo Bộ trưởng Tô Lâm, hiện đã tích hợp tiếng Việt, tiếng Anh, sử dụng được trong nước và quốc tế, có thể đi được máy bay cả trong nước và quốc tế.

Đây là tiến bộ mà chúng ta đi đầu trong khu vực ASEAN. Việc thẻ căn cước công dân gắn chip đưa vào QR code và chip giúp đưa vào một lượng thông tin lớn, tiếp tục mở rộng và bảo đảm an toàn.

Chiến dịch cấp, đổi gắn chip được công an toàn quốc thực hiện từ ngày 1.1.2021. So với các giấy tờ tùy thân trước đây, căn cước công dân có chip điện tử có thể lưu trữ trên 20 trường dữ liệu cá nhân, có chữ ký số và khả năng lưu trữ sinh trắc học.

Theo quy định của Luật Căn cước công dân, người từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ căn cước công dân. Loại giấy tờ này phải đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Hiện Bộ Công an đã cấp được khoảng 80 triệu thẻ cho người đủ điều kiện cấp.

Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC, quy định, từ ngày 1.1.2022, người dân áp dụng mức thu lệ phí làm ăn cước công dân như sau:

Công dân chuyển từ chứng minh nhân dân [CMND] 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ ăn cước công dân với mức phí là 30.000 đồng/thẻ.

- Đổi thẻ ăn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu, lệ phí là 50.000 đồng/thẻ.

- Cấp lại thẻ ăn cước công dân khi bị mất thẻ, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam, mức lệ phí làm thẻ ăn cước công dân là 70.000 đồng.

Cân nhắc việc đổi căn cước công dân thành thẻ căn cước, tích hợp ADN

Theo đại biểu Quốc hội, tên thẻ căn cước công dân hiện đã rất quen thuộc, việc thay đổi tạo tâm lý không có tính ổn định cho người dân,...

Tiện ích nổi bật của căn cước công dân gắn chip, VNeID

Công an Hà Nội vừa thông tin về một số tiện ích của thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử, tài khoản định danh điện tử và ứng dụng VNeID.

Đến từng nhà, rà từng người cấp Căn cước công dân gắn chip

Trong chiến dịch cấp phủ Căn cước công dân [CCCD] gắn chip điện tử , lực lượng Công an đã không quản ngày đêm, ra bắc vào nam, đến từng...

Chủ Đề