Làm đồ họa nên dùng màn hình nào

Vì sao nên dùng màn hình thiết kế để thiết kế mà không phải màn hình thường? Việc lựa chọn màn hình đặc biệt quan trọng đối với các nhà thiết kế đồ họa — kích thước, độ phân giải và độ chính xác màu sắc phù hợp để tạo ra tác phẩm tuyệt vời. Là một nhà thiết kế đồ họa, nếu bạn muốn cung cấp cho khách hàng của mình tác phẩm tốt nhất có thể mà bạn có thể sản xuất, thì màn hình bạn sử dụng thực sự có thể tạo ra sự khác biệt.

Hình ảnh vượt trội hơn chính xác hơn

Về phía người dùng, màu sắc chân thực, sống động, có độ chính xác cao, tỉ lệ màu sắc phù hợp sẽ là tiêu chí đầu tiên của các nhà thiết kế chuyên nghiệp.

Làm đồ họa nên dùng màn hình nào

Thường khi bạn dùng màn hình bình thường để làm các công việc văn phòng đại khái nói chung hoặc giải trí nhẹ tại gia thì chất lượng hình ảnh hiển thị tùy loại màn hình sẽ ở mức bao quát, phù hợp với nhu cầu phổ biến của số đông. Nhưng với các màn hình chuyên thiết kế đồ họa thì Chất lượng hình ảnh hiển thị trên màn hình là yếu tố quan trọng lớn nhất luôn được hãng thiết kế đưa lên hàng đầu. Nên các màn hình thiết kế luôn đạt độ đồng nhất cao về màu sắc và được sản xuất dựa trên các tiêu chí màu sắc, hình ảnh khắt khe nhất, ở cả đầu vào lẫn đầu kiểm tra chất lượng.

Sự đa dạng và tiện lợi trong công việc

Yêu cầu tiếp theo của công việc là các cổng kết nối đa dạng, thuận tiện cho việc lấy, truy xuất file, chỉnh sửa, sáng tạo các mẫu thiết kế. Màn hình đồ họa ít nhất phải có HDMI hay Displayport 1.2 để có thể trình chiếu thiết kế và 3-4 cổng USB để dùng cho nhiều tác vụ đồng thời khi làm việc. Các cổng có thể xem xét thêm là cổng DVI hai liên kết và Display Port 1.2, thậm chí là ThunderBolt 2.0 với nhu cầu dùng đa màn hình vì có thể giúp cho việc kết nối trở nên tốt hơn, truyền tải dữ liệu nhanh và an toàn hơn.

Làm đồ họa nên dùng màn hình nào

Các màn hình thiết kế luôn được nghiên cứu kỹ để mang lại nhiều sự thuận lợi nhất cho người làm thiết kế. Không chỉ với các yếu tố trên, một số màn hình chuyên dụng cao cấp còn có luôn nhiều tính năng đặc biệt như kết hợp thước đo nhiều đơn vị ngay trên cạnh dưới màn hình, tràn viền để có cái nhìn thông thoáng hơn trong mọi thiết kế…

Màu sắc chân thực, chính xác đến từng pixels

Nếu chất lượng hình ảnh là tiêu chí chung, thì sự chuẩn xác trong màu sắc là tiêu chí riêng nhất định phải có trong bất kỳ màn hình thiết kế nào khi xuất xưởng. Màu sắc hiển thị trên màn hình bắt buộc phải trùng khớp với màu sắc thực của sản phẩm, trùng khớp với các hiển thị màu trên thành phẩm sau khi in.

Làm đồ họa nên dùng màn hình nào

Đồng ý là theo thời gian, như bất kỳ thiết bị nào dù cao cấp tới đâu, các máy móc bên trong màn hình sẽ bị nóng lên và không còn giữ nguyên độ chính xác nữa. Và mấy anh thiết kế, nhiếp ảnh gia thường phải luôn dùng kèm bộ Cân màu màn hình và Cân màu in ấn để đảm bảo chính xác 100% đầu vào đầu ra. Nhưng dĩ nhiên là cả khi dùng cân màu chưa dùng cân màu, nền tảng gốc của các màn hình thiết kế vẫn luôn cho ra màu sắc chuẩn và tốt hơn so với các màn hình bình thường.

Gợi ý một số mẫu màn hình thiết kế độ họa tốt nhất

Dưới đây là danh sách các màn hình chuyên dùng cho thiết kế đồ họa chuyên nghiệp được rất nhiều khách hàng tìm mua:

Màn hình Dell U2723QE Ultrasharp 27 inch 4K Màn hình Cong Dell U3419W UltraSharp 34 inch WQHD Màn hình Cong Dell U3421WE UltraSharp 34 inch WQHD Màn Hình Chuyên Đồ Họa ASUS ProArt PA278QV Màn hình Dell P2723QE 27 inch 4K Màn Hình LG UHD 4K 27 inch IPS VESA DisplayHDR
  • Màn hình Cooler Master GM32-FQ Gaming Monitor – 32 inch QHD

Được tối ưu kích thước và độ phân giải sẵn

Theo mình thì với một màn hình đồ họa, kích thước màn hình có thể dao động từ 24 đến 27 inch. Cỡ đó là không quá nhỏ để bỏ lỡ các chi tiết thiết kế, nhưng cũng không quá lớn để gây mỏi mắt (vì thiết kế vẫn là làm việc, bạn vẫn chỉ duy trì được khoảng cách cố định tối đa một cánh tay từ màn hình tới mắt, không thể dịch ghế đi xa hơn được như khi chơi game hoặc coi phim).

Làm đồ họa nên dùng màn hình nào

Còn bạn nào nhắm đầu tư lâu dài cho công việc đồ họa cao cấp thì có thể mạnh tay tìm hiểu các mẫu 32 tới 34 inch. Các màn hình đồ họa cỡ này sẽ làm việc “đã” mắt hơn, màu sắc nhìn cũng sung sướng và ấn tượng hơn. Các màn hình thiết kế cũng thường đi theo kích cỡ này sẵn nên bạn không cần phải tốn thời gian cân nhắc quá nhiều về mặt kích thước.

Độ phân giải là các điểm ảnh trên cùng một đơn vị diện tích. Điểm ảnh càng nhiều thì chất lượng hiển thị càng tốt. Một màn hình thiết kế căn bản sẽ có độ phân giải:

  • 3840×2160 (UHD) ở màn hình 4K
  • 2560×1440 (WQHD) ở màn hình 2K
  • 1920×1080 ở màn hình Full HD

Tới đây, bạn thấy rõ sự khác biệt rồi. Chơi game thì chỉ cần Full HD là phê pha rồi nhưng làm thiết kế thì Full HD là chuẩn thấp nhất. Cao hơn phải là 2K và 4K thì mới đủ thỏa mãn nhu cầu chính xác về thị giác. Tùy kích thước, tính chất công việc và không gian làm việc, bạn sẽ chọn độ phân giải khác nhau phù hợp.

Nhưng nhìn chung, đã làm màn hình đồ họa từ các thương hiệu lớn, uy tín thì đều có độ đồng nhất cao và đều có độ phân giải, kích thước nằm trong các tiêu chuẩn này. Việc này sẽ giúp giới hạn lại khoảng tìm kiếm và phân vân của bạn khi tìm mua màn hình.

Màn hình thiết kế đơn giản không quá cầu kỳ

Các tiêu chí khác cũng không cần phải cân nhắc nhiều một khi đã chọn đến đúng các màn hình đồ họa/ thiết kế chuẩn chỉnh. Ví dụ phần độ sáng chỉ cần chắc chắn nó ở mức sáng 300cd/m2 và tỉ lệ tương phản là 1000:1.

Làm đồ họa nên dùng màn hình nào

Mà thường thì các màn hình chuyên này đã luôn đạt mức căn bản này trở lên hết rồi. Refreshing rate cũng vậy, designer chỉ cần với tần số 60hz là tiêu chuẩn max rồi, các con số cao hơn chỉ dành cho màn hình gaming (trừ phi bạn muốn kết hợp thiết kế và chơi game cùng một chỗ).

Màn hình đồ họa thường có tấm nền IPS

Hầu như ai theo ngành thiết kế đều được khuyên xài màn hình tấm nền IPS. Cơ bản vì loại panel này có khả năng giữ vững được hiển thị màu sắc và hình ảnh kể cả khi chuyển đổi các góc nhìn khác nhau. IPS cũng cho độ sáng tốt hơn, sắc nét hơn, thậm chí tuổi thọ cũng lâu hơn màn hình LCD bình thường.

Làm đồ họa nên dùng màn hình nào

Các màn hình chuẩn thiết kế đa phần dĩ nhiên được dùng IPS panel. Nên về khoản này bạn cũng không cần phải lo.

Không gian màu sắc rộng hơn

Các dải màu đặc biệt được thể hiện trong một bức hình được gọi là không gian màu. Độ phủ không gian màu càng lớn thì thể hiện màu sắc càng tinh tế, chi tiết hơn. Thường các màn hình đồ họa chất lượng cao sẽ hỗ trợ được 80% trở lên DPI-P3, là dải màu màu tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng bởi các nhà làm phim và đạo diễn.

Làm đồ họa nên dùng màn hình nào

Lưu ý nhỏ: Khi chọn màn hình thiết kế, bạn cần quan tâm chỉ số “Delta-e” hoặc dE. Con số này đại diện cho sự khác nhau giữa 2 màu. Các số dE có thể được dùng để biểu hiện độ khác nhau giữa bản gốc và bản in, mức độ đúng của một profile màu cụ thể dành cho in ấn. Màn hình đồ họa chuẩn có thể hiệu chuẩn sao cho giá trị dE ít hơn 3.

Như màn hình Dell U2720Q này là được quá rồi. Có hẳn thước đo, xoay trở đủ chiều, bao phủ tới 95% dải màu DCI-P3, độ sâu màu lên đến 1.07 tỉ màu, đạt chuẩn VESA DisplayHDR™ 400 với độ phân giải 4K UHD (3840 x 2160). Phù hợp cho cả thiết kế và làm phim edit phim.

Thiết kế công thái học

Màn hình đồ họa/ thiết kế là dùng cho công việc. Và các bạn làm trong lĩnh vực cần sự tỉ mỉ này thường mài mông rất lâu trên máy để cho ra một thành phẩm như ý. Không chỉ có thiết bị trên bàn, mà bản thân màn hình thiết kế đang dùng cũng cần mang thiết kế công thái học chuẩn mực.

Làm đồ họa nên dùng màn hình nào

Tuy mỗi màn hình đồ họa, tùy hãng và tùy dòng, sẽ có hình dạng, kích cỡ khác nhau. Nhưng đa phần chúng đều có tính công thái học ở tầm ok trở lên, thể hiện qua các điểm sau:

  • Có chân đứng có thể xoay trở ít tới nhiều để di chuyển được các vị trí xem thoải mái nhất
  • Vị trí các nút bấm, điều chỉnh màn hình ở nơi thuận tiện, chỉ cần đưa tay ra là tới, không phải mò tìm hoặc dò dẫm quá lâu.
  • Các cổng cắm, khe thẻ nhớ… cũng cần thuận lợi và dễ nhìn để có thể dùng ngay khi cần, giúp tiết kiệm thời gian và tránh cắt ngang nguồn cảm hứng
  • Một số màn hình đồ họa cao cấp còn có các khả năng hấp dẫn như xoay ngang dọc 90 độ, có thêm tấm che shading hood…

Ngoài tính công thái học thì các màn hình chuyên đồ họa còn… đẹp. Chúng thẩm mỹ, sang trọng, nền nã, chuyên nghiệp và rất thích hợp cho công việc thiết kế. Nếu dùng một màn hình bình thường hoặc chuyên gaming, có thể bạn sẽ không có được mẫu mã kiểu dáng phong cách như vầy.

Lời kết

Với tất cả những khả năng cùng tính năng đặc biệt đó, một màn hình thiết kế/ đồ họa chuẩn chất lượng từ các thương hiệu lớn chắc chắn cũng đi kèm với cái giá không hề rẻ. Như màn hình 4K, 32 inch thì tầm giá 50 triệu đồng trở lên, còn màn hình 27 inch thì tiết kiệm nhất cũng phải 20 triệu. Nhưng tiền nào của đó. Nếu bạn đã quyết định đi theo con đường thiết kế, làm hình ảnh, phim chuyên nghiệp thì sự đầu tư đó, cho ra kết quả công việc tốt hơn, hài lòng khách hàng hơn cũng hoàn toàn xứng đáng.