Kinh tế tư nhân là gì cho ví dụ năm 2024

Khu vực tư nhân là một phần của nền kinh tế, đôi khi được gọi là khu vực công dân, mà thuộc sở hữu của các cá nhân hoặc nhóm tư nhân, thường là một phương tiện của doanh nghiệp vì lợi nhuận, thay vì thuộc sở hữu của nhà nước.

Việc làm[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực tư nhân sử dụng hầu hết lực lượng lao động ở một số quốc gia. Trong khu vực tư nhân, các hoạt động được hướng dẫn bởi động cơ kiếm tiền.

Một nghiên cứu năm 2013 của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (một phần của Nhóm Ngân hàng Thế giới) đã xác định rằng 90 phần trăm việc làm ở các nước đang phát triển thuộc về khu vực tư nhân.

Đa dạng hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Ở các nước doanh nghiệp tự do, chẳng hạn như Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, khu vực tư nhân rộng hơn và nhà nước đặt ít ràng buộc hơn đối với các công ty. Ở các nước có nhiều cơ quan chính phủ, như Trung Quốc, khu vực công chiếm phần lớn nền kinh tế.

Quy định[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà nước ban hành quy định cho khu vực tư nhân. Các doanh nghiệp hoạt động trong một quốc gia phải tuân thủ luật pháp tại quốc gia đó.

Trong một số trường hợp, thường liên quan đến các tập đoàn đa quốc gia có thể chọn và chọn nhà cung cấp và địa điểm của họ dựa trên nhận thức của họ về môi trường pháp lý, các quy định của nhà nước địa phương đã dẫn đến thực tiễn không đồng đều trong một công ty. Ví dụ, công nhân ở một quốc gia có thể được hưởng lợi từ các công đoàn lao động mạnh mẽ, trong khi công nhân ở một quốc gia khác có luật rất yếu hỗ trợ các công đoàn lao động, mặc dù họ làm việc cho cùng một chủ nhân. Trong một số trường hợp, các ngành công nghiệp và doanh nghiệp cá nhân chọn cách tự điều chỉnh bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn cao hơn để giao dịch với công nhân, khách hàng hoặc môi trường của họ so với mức tối thiểu được yêu cầu về mặt pháp lý của họ.

Có thể có những tác động tiêu cực từ khu vực tư nhân. Đầu những năm 1980, Tập đoàn Correction của Mỹ đã đi tiên phong trong ý tưởng điều hành các nhà tù để kiếm lợi nhuận. Ngày nay, các nhà tù do công ty điều hành nắm giữ tám phần trăm tù nhân của nước Mỹ. Vì nó là từ khu vực tư nhân, ưu tiên chính của họ không phải là phục hồi, mà là lợi nhuận. Điều này đã dẫn đến nhiều vi phạm nhân quyền trên khắp Hoa Kỳ.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • “IFC Jobs Study: Assessing Private Sector Contributions to Job Creation and Poverty Reduction”.
  • Rouse, Margaret (tháng 8 năm 2013). “What is private sector? - Definition from WhatIs.com”. Tech Target. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2017.
  • Haufler, Virginia (ngày 25 tháng 1 năm 2013). A Public Role for the Private Sector: Industry Self-Regulation in a Global Economy. Carnegie Endowment. ISBN 9780870033377. Bauer, Shane. "Private prisons are shrouded in secrecy. I took a job as a guard to get inside-then things got crazy."Mother Jones. N.p., ngày 6 tháng 6 năm 2017. Web. ngày 10 tháng 6 năm 2017.

Theo PGS.TS Vũ Hùng Cường - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Qua các kỳ Đại hội Đảng, sự tồn tại và phát triển cũng như vai trò của khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) dần được khẳng định và nhấn mạnh. Nghị quyết Đại hội VI của Đảng năm 1986 chính thức công nhận khu vực KTTN với việc lần đầu tiên công nhận sự tồn tại của hai nhóm thành phần kinh tế: Các thành phần kinh tế XHCN và các thành phần kinh tế phi XHCN, gồm: Kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tự nhiên, tự cấp, tụ túc. Nghị quyết Đại hội VII năm 1991 đã phân tách từ hai nhóm: Thành phần kinh tế XHCN và thành phần kinh tế phi XHCN thành 05 thành phần kinh tế bao gồm: Kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước.

Việc khu vực kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư nhân được chính thức công nhận đã tạo điều kiện, tiền đề tốt hơn cho sự phát triển của khu vực KTTN. Sau đó một năm, năm 1992, Hiến pháp cũng đã ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân. Nghị quyết Đại hội VIII năm 1996 tiếp tục khẳng định sự tồn tại và phát triển của khu vực KTTN bằng việc công nhận thêm thành phần tiểu chủ. Đây là sự đánh dấu bước chuẩn bị cho việc công nhận hình thức sở hữu cá nhân.

Theo Nghị quyết Đại hội IX năm 2001, khu vực KTTN được công nhận bao gồm: Kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Có thể nói, đây là nền tảng cơ bản cho sự bùng nổ đầu tư vào KTTN trong những năm tiếp theo.

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, kinh tế tư nhân ngày càng chứng tỏ được sức mạnh, là một trong các động lực phát triển đất nước. Đến Hội nghị Trung ương 5 khóa IX của Đảng, lần đầu tiên, vấn đề phát triển kinh tế tư nhân đã được đưa ra thảo luận trong một chuyên đề riêng và ra Nghị quyết “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”; trong đó khẳng định: “Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đây là một bước tiến đáng kể về tư duy lý‎ luận và quan điểm, đường lối kinh tế của Đảng ta, thể hiện tính nhất quán của đường lối đổi mới theo hướng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, tạo nên động lực và sự yên tâm cho các doanh nhân và nhà đầu tư được tự do kinh doanh theo pháp luật.

Qua các kỳ Đại hội Đảng, sau khi khu vực KTTN được chính thức công nhận, Văn kiện Đại hội X năm 2006 đã nhận định: KTTN là khu vực “có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”. Trong Nghị quyết Đại hội XI năm 2011 của Đảng đã chỉ rõ: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế”. Nói về khu vực KTTN, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng năm 2016 nêu: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Như vậy đã có sự nhấn mạnh rõ hơn, coi KTTN “một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Đây là bước tiến quan trọng trong tư duy, quan điểm của Đảng về vai trò của các khu vực kinh tế nhìn từ phương diện sở hữu. Khu vực kinh tế nhà nước thông qua cổ phần hóa sẽ dần nhường chỗ cho khu vực KTTN thực hiện vai trò động lực tăng trưởng, vì chỉ có khu vực KTTN mới có thể có sự năng động, thích ứng nhanh với sự biến động của nền kinh tế thị trường.

Tạo động lực để kinh tế tư nhân phát triển

Tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh rõ hơn vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đại tá, PGS.TS Phạm Văn Sơn, Viện Khoa học Nhân văn Quân sự cho biết: Những đóng góp tích cực của kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm qua, bao gồm: Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; huy động các nguồn vốn trong nhân dân, trong xã hội vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước; tạo môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam...

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2016, khu vực KTTN hiện có khoảng 500 nghìn doanh nghiệp, chiếm gần 90% số doanh nghiệp của cả nước. Trong giai đoạn 2006-2015, so với khu vực kinh tế nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), khu vực KTTN đóng góp hơn 40% GDP cả nước, 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ, 64% tổng lượng hàng hóa và 100% giá trị sản lượng hàng hóa vận chuyển. Trong thời gian tới, khu vực KTTN sẽ tiếp tục đóng góp khoảng 30% ngân sách và khoảng 40% GDP của cả nước.

Đặc biệt, khu vực KTTN thu hút khoảng 51% lực lượng lao động cả nước và tạo khoảng 1,2 triệu việc làm cho người lao động mỗi năm, góp phần quan trọng vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt tạo việc làm mới cho những đối tượng bị giảm biên chế hoặc mất việc làm do quá trình tinh giản bộ máy hành chính, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hay dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn.

Mức thu nhập cho người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân được cải thiện đáng kể. Tính trung bình, mức thu nhập bình quân hàng năm của người lao động năm 2005 khoảng 25,4 triệu đồng/người, đã tăng 1,66 lần lên 42,3 triệu đồng/người vào năm 2014. Xét về cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn tư nhân không chỉ luôn chiếm vị trí thứ 2 giữa 3 khu vực, mà còn có xu hướng tăng nhẹ từ mức 22% năm 2000 lên 38,4% năm 2014, trong khi khu vực FDI lại giảm rõ rệt từ mức cao nhất 30,9% năm 2008 về mức 21,7% năm 2014 và khu vực kinh tế nhà nước giảm từ 47% năm 2006 về khoảng 40% năm 2014. Ngay ở những giai đoạn kinh tế khó khăn (2008-2009 và 2011-2013) thì vốn đầu tư khu vực tư nhân vẫn tăng cho thấy tính ổn định, bền vững của khu vực này. Qua số liệu thống kê trên lại càng chứng tỏ vai trò quan trọng, không thể thiếu của KTTN, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.

Tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII), ngày 5/5/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: KTTN ngày càng đóng góp lớn hơn trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội. Tỷ trọng trong GDP của khu vực KTTN, bao gồm cả kinh tế cá thể duy trì ổn định khoảng 39-40%. Bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường trong nước và quốc tế; đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh. Số lượng doanh nghiệp của tư nhân tăng nhanh với nhiều loại hình đa dạng; phong trào khởi nghiệp được đẩy mạnh…

Tuy nhiên, Tổng Bí thư cũng cho rằng, KTTN đã bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém: Tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm trong những năm gần đây; xuất phát điểm phát triển và năng lực nội tại nhìn chung còn thấp, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ, cá thể. Phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới; trình độ quản trị, năng lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh còn yếu kém; chủ yếu tham gia ở phân khúc thị trường có giá trị gia tăng thấp. Khả năng liên kết với các thành phần kinh tế khác và tham gia chuỗi giá trị sản xuất trong nước, khu vực và toàn cầu còn nhiều hạn chế.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạt động thiếu ổn định, bền vững, thậm chí bị thua lỗ, giải thể, phá sản. Tình trạng vi phạm pháp luật, gian lận thương mại, trốn thuế, nợ thuế, cạnh tranh không lành mạnh, gây ô nhiễm môi trường, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, không quan tâm bảo đảm lợi ích của người lao động diễn biến phức tạp, có nơi, có lúc rất nghiêm trọng.

Kinh tế tư nhân bao gồm những gì?

Kinh tế tư nhân được dùng để chỉ các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Cả hai thành phần kinh tế trên thuộc cùng chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; tuy nhiên, quy mô sở hữu là khác nhau.nullPhát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam - Bộ Tài Chínhmof.gov.vn › webcenter › portal › vclvcstc › pages_r › chi-tiet-tinnull

Kinh tế tập thể là gì cho ví dụ?

Kinh tế tập thể : lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích các thành viên và lợi ích tập thể, coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên. Ví dụ: Một tổ hợp sản xuất đồ gỗ được thành lập bởi một nhóm thợ mộc tại một khu vực nghèo của thành phố.nullCác thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay? Ví dụ và vai tròluatminhkhue.vn › cac-thanh-phan-kinh-te-o-viet-nam-hien-naynull

Thành phần kinh tế là gì cho ví dụ?

Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, là kiểu quan hệ kinh tế đặc trưng bởi các hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Các thành phần kinh tế tồn tại và phát triển chặt chẽ với nhau để tạo thành một nền kinh tế thống nhất nhiều thành phần. Ví dụ: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (Kinh tế nhà nước)17 thg 5, 2023nullThành phần kinh tế là gì? Việt Nam có những thành phần kinh tế nào?luatvietnam.vn › Lĩnh vực khácnull

Thành phần kinh tế nhà nước là gì cho ví dụ?

Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các tài nguyên quốc gia và tài sản thuộc sở hữu nhà nước như đất đai, hầm mỏ, rừng biển, ngân sách, các quỹ dự trữ ngân hàng nhà nước, hệ thống bảo hiểm, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phần vốn nhà nước góp vào các doanh nghiệp thuộc những thành ...nullNhận thức về vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nướcwww.tctph.gov.vn › modulesnull