Kinh tế học bao nhiêu năm

1.1 Mục tiêu chung: đào tạo các cử nhân kinh tế có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng tốt, có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn để có thể làm việc trong lĩnh vực kinh tế,  các lĩnh vực chính trị, xã hội và nghiên cứu, giảng dạy kinh tế học.


1.2 Mục tiêu cụ thể:

- Đào tạo đội ngũ những cử nhân kinh tế có kiến thức chuyên sâu, vững vàng trong lĩnh vực kinh tế học.

Đào tạo những cử nhân kinh tế có khả năng tổ chức, quản lý, thực thi các hoạt động kinh tế ở khu vực doanh nghiệp. 

Đào tạo đội ngũ những nhà nghiên cứu, chuyên gia kinh tế có khả năng hoạch định, tham mưu, tư vấn các vấn đề kinh tế cho doanh nghiệp, cơ quan nhà nước các cấp, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.

Đào tạo những chuyên gia kinh tế có khả năng nghiên cứu độc lập trong lĩnh vực kinh tế học. 

Đào tạo những cử nhân kinh tế có sức khỏe tốt, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.


2. Chuẩn đầu ra


2.1 Kiến thức:

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sinh viên có thể:  

- Hiểu những kiến thức cơ bản về lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn đồng thời vận dụng những kiến thức trên trong giải thích các vấn đề trong cuộc sống. 


- Hệ thống được các kiến thức sâu rộng, hiện đại về kinh tế học cũng như các phân nhánh kinh tế học trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội – môi trường và vận dụng các kiến thức trong phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề và trong doanh nghiệp và nền kinh tế. 


- Hiểu và sử dụng tốt các phương pháp nghiên cứu, dự báo kinh tế trong phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề kinh tế- xã hội. 

- Hệ thống được các kiến thức liên ngành luật kinh tế, quản trị, tài chính, ngân hàng, đầu tư, kinh doanh quốc tế… và vận dụng hỗ trợ các kiến thức kinh tế học trong phân tích, đánh giá các vấn đề kinh tế có liên quan.


2.2 Kỹ năng chuyên môn: Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế học, sinh viên có khả năng áp dụng kiến thức được trang bị vào các lĩnh vực sau:

- Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, vận hành các hoạt động kinh tế ở khu vực doanh nghiệp. 

- Thiết lập dự án và bảo vệ dự án đầu tư. 

- Phân tích, đánh giá các hoạt động kinh tế và chính sách của chính phủ.

- Dự báo những biến động và xu hướng của nền kinh tế.

- Tham mưu các vấn đề kinh tế, chính sách và giải pháp quản trị rủi ro cho các cơ quan Nhà nước các cấp, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

- Tư vấn, xây dựng và tổ chức các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

- Phê bình các quan điểm tranh luận khác nhau thuộc lĩnh vực chuyên môn.

- Nghiên cứu độc lập và trình bày kết quả nghiên cứu một cách hiệu quả về các vấn đề kinh tế.

- Vận dụng các công cụ thống kê, các kỹ thuật phân tích định lượng của ngành kinh tế vào hoạt động thực tiễn.

- Hình thành kỹ năng tư duy phân tích, nghiên cứu, tổng hợp, phản biện và sáng tạo.


2.3 Kỹ năng mềm 

- Sử dụng thành thạo tiếng Anh, trình độ tương đương 500 điểm TOEIC.

- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành đào tạo, trình độ tin học tương đương B.

- Có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo. 

- Có kỹ năng phối hợp nhóm, làm việc nhóm chủ động.

- Có kỹ năng thu thập dữ liệu, tài liệu, viết báo cáo. 

- Có kỹ năng trình bày hiệu quả các vấn đề trước đám đông.


2.4 Phẩm chất, đạo đức

- Có thể chất, phẩm chất chính trị, đạo đức tư cách tốt; chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tuân thủ pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế.

- Có thái độ đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật chấp hành các quy định tại nơi công tác và tác phong công nghiệp.

- Có ý thức hợp tác, cầu tiến, vượt khó; có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. 


3. Cơ hội nghề nghiệp

    Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế học sẽ có cơ hội và khả năng làm việc trong cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế:

- Các cơ quan quản lý kinh tế Nhà nước ờ trung ương và địa phương, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức tài chính, tín dụng.

- Các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các tổ chức tư vấn kinh tế.

- Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ. 

- Các tổ chức xã hội, đoàn thể. 

- Tiếp tục học ở các bậc sau đại học [trong và ngoài nước] các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế [Kinh tế học; Kinh tế phát triển; Kinh tế & Quản lý công; Kinh tế Tài chính - Ngân hàng...].


* Một số vị trí công tác tiêu biểu: 

- Chuyên viên trong các lĩnh vực: phân tích chính sách, hoạch định chính sách, thẩm định dự án đầu tư, tư vấn đầu tư, tư vấn quản trị chiến lược, nghiên cứu thị trường, tư vấn lao động, quản lý nhân sự. 

- Giảng viên giảng dạy Kinh tế học vi mô, Kinh tế học vĩ mô, Lịch sử học thuyết kinh tế. 

- Cán bộ, công chức làm việc trong các tổ chức đoàn thể, xã hội… 


4. Thời gian đào tạo: 4 năm


5. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 130 tín chỉ. 


6. Đối tượng tuyển sinh: 

    Mọi đối tượng trên toàn quốc có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông [hệ tập trung, hệ giáo dục thường xuyên], trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề.


7. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

    Căn cứ vào Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng theo hệ thống tín chỉ Ban hành kèm theo Quyết định số 1368 /ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 21 tháng 11 năm 2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.


7.1 Quy trình đào tạo

Quy trình đào tạo được chia làm 8 học kỳ:

-Khối kiến thức giáo dục đại cương: học kỳ 1, học kỳ 2, học kỳ 3.

-Khối kiến thức cơ sở của khối ngành: học kỳ 4.

-Khối kiến thức chuyên ngành: học kỳ 5, học kỳ 6, học kỳ 7.

-Thực tập cuối khóa, khóa luận tốt nghiệp hoặc học chuyên đề: học kỳ 8


7.2 Điều kiện tốt nghiệp

Sinh viên được công nhận tốt nghiệp, nếu hội đủ các điều kiện sau đây:

-Tích lũy đủ số TC của ngành đào tạo. 

-Đạt điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa theo quy định.

-Đạt các chứng chỉ GDQP, chứng chỉ giáo dục thể chất .

-Tại thời điểm xét tốt nghiệp, sinh viên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập. 

Chủ Đề