Kiểu khí hậu gió mùa ẩm có đặc điểm chung là gì

* đặc điểm khí hậu gió mùa:

- phân bố: chủ yếu ở Nam Á và Đông Nam Á

- đặc điểm: 1 năm có 2 mùa gió:

+ Mùa đông: có gió từ nội địa thổi ra, ko khí khô lạnh

+ mùa hạ: có gió từ đại dương thổi vào, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.

* đặc điểm khí hậu lục địa:

- phân bố: chủ yếu ở Nam Á

- đặc điểm: mùa đông ko khí khô lạnh, mùa khô ko khí khô nóng. lượng mưa từ 200-500 mm. độ ẩm ko khí thấp.

Gió mùa là một hình thức hoạt động quan trọng của khí quyển. Hướng gió thay đổi hầu như ngược chiều nhau giữa mùa đông và mùa hè. Trên thế giới nơi có gió mùa, rõ nhất là vùng Đông và Nam Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, bán đảo Trung Nam và bán đảo Ấn Độ.

Không khí nóng ẩm, dễ hình thành mây và mưa ở khí hậu gió mùa [Ảnh: museum]
Đặc điểm của gió mùa trước hết phải kể là hướng gió thay đổi: Mùa đông gió từ đất liền thổi ra biển, thời tiết lạnh giá, hanh khô. Mùa hè gió từ biển thổi vào đất liền, thời tiết nóng ẩm. Chiều gió gần như ngược nhau, đó là đặc điểm nổi bật nhất.

Mùa hè gió thổi từ biển vào, khối không khí nóng ẩm, dễ hình thành mây và mưa, càng gần biển, mưa càng nhiều, ở sâu trong đất liền mưa rất ít. Hơn nữa thời gian mưa cũng bắt đầu từ miền ven biển rồi mới vào đến bên trong và thời gian kết thúc mùa mưa cũng bắt đầu ngược lại. Đây là đặc điểm thứ hai.

Vì núi cao có thể ngăn cản sự di chuyển của một thành phần khối này, khả năng mưa nhiều, nhất là ở phía dốc núi hứng gió. Như vậy có nghĩa là mưa ở vùng núi nhiều hơn vùng đồng bằng, phía dốc núi hứng gió mưa nhiều hơn phía bên kia. Đây là đặc điểm thứ ba.

Đặc điểm thứ tư là mưa tập trung vào mùa hạ, chiếm hơn một nửa lượng mưa cả năm, vì mùa này gió từ biển thổi vào. Mùa đông ít mưa vì gió từ đất liền thổi ra.

Những nước có gió mùa như Trung Quốc, Đông Á, Đông Nam Á, Triều Tiên, Nhật Bản, vào mùa hè vừa nóng vừa mưa nhiều, là điều kiện tốt cho lúa phát triển, do đó đều là những nước trồng lúa nước tập trung nhất.

Tuy nhiên, gió mùa đổi hướng giữa mùa đông và mùa hè không phải đúng giờ, đúng địa điểm và có cường độ như nhau, mỗi năm một khác, do đó cũng có những năm bị hạn hán nặng.

H.T [Theo Bách khoa tri thức]

Việt Nam là một quốc gia nằm trong đới khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Chính loại khí hậu này đã tạo nên cho một Việt Nam với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi. Hiểu được về khí hậu nhiệt đới gió mùa, đấy chính là một khối kiến thức lớn hỗ trợ chúng ta trong việc tìm hiểu sâu sắc hơn khí hậu Việt Nam. Vì vậy, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu sát sao hơn về Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là gì?.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc sắc và nổi bật của đới nóng, khu vực có loại khí hậu điển hình này là ở Nam Á và Đông Nam Á.

Ở Khu vực Nam Á và Đông Nam An, mùa hạ có gió thổi từ khu vực Ấn Độ Dương và khu vực Thái Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn. Khi mùa đông đến, gió mùa sẽ thổi từ lục địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh. Càng về gần Xích đạo, gió ấm dần lên. Gió mùa đông thổi chia ra thành từng đợt. Mỗi khi gió về, ở những vùng gần chí tuyến trời sẽ trở lạnh trong vài ba ngày, đôi khi kéo dài đến hàng tuần. Mùa đông tại Hà Nội, nhiệt độ có lúc có thể xuống tới 10 độ trong vòng vài ngày.

Ngoài ra, đối với khí hậu nhiệt đới gió mùa được chia ra thành hai đặc điểm nổi bật: Bao gồm nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết thường hay diễn biến thất thường.

Nhiệt độ trung bình năm thường trên 20 độ C. Biên độ nhiệt trung bình năm khaorng 8 độ C.

Về lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm nhưng thay đổi tùy thuộc vào vị trí gần biển hay xa biển, vào sườn núi đón gió hay sườn núi khuất gió. Sê-ra-pun đi nằm ở sườn phía nam dãy Hi-ma-lay-a là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất thế giới [khoảng 12.000mm]. Những khu vực chịu ảnh hưởng của đặc điểm khi hậu này, mùa mưa sẽ rơi vào khoảng tháng V đến tháng X, tập trung từ 70% đến 95% lượng mưa cả năm. Mùa khô rơi vào khoảng tháng XI đến tháng IV năm sau, lượng mưa này tuy ít nhưng vẫn đủ cho cây cối sinh trưởng.

Thời tiết của kiểu khí hậu này thường diễn biến rất thất thường. Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn đồng thời, lượng mưa cũng có năm ít, năm nhiều nên rất hay gây ra hạn hán hay lụt lội.

Đặc điểm sinh vật trong môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa

Môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đa dạng và phong phú của đời sống.

Nhịp điệu mùa ảnh hưởng mạnh mẽ tới thiên nhiên và cuộc sống của con người trong khu vực.

Tùy thuộc vào lượng mưa và sự phân bố lượng mưa trong năm mà thảm thực vật ở khu vực này cũng có nhiều sự thay đổi lớn. Ở những nơi mưa nhiều, rừng sẽ có nhiều tầng nhưng sẽ không bằng rừng rậm xanh quanh năm; trong rừng chủ yếu là cây rụng lá vào mùa khô. Ngược lại, ở những nơi ít mưa chủ yếu là đồng cỏ cao nhiệt đới. Ở vùng cửa sông, ven biển được phù sa bồi đắp, chủ yếu là các khu vực rừng ngập mặn. Đó là những môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài động vật khác nhau, cả ở trên cạn hay dưới nước.

Ngoài ra, khi hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho việc trồng cây lương thực nhiệt đới, đặc biệt là cây lúa nước và cây công nghiệp. Vùng nhiệt đới gió mùa chính là một trong những nơi tập trung đông dân nhất thế giới.

Đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

– Về tính chất nhiệt đới:

Tính chất nhiệt đới của khí hậu này được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc. Hằng năm, lãnh thổ Việt Nam nhận được một lượng bức xạ mặt trời lớn do góc nhập xạ lớn, đồng thời, trên lãnh thổ, mỗi nơi trong năm đều có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh.

Tổng nhiệt độ bức xạ lớn, cùng với lượng cân bằng mức xạ dương quanh năm, điều này đã khiến cho nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam khá cao, vượt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới. Cụ thể: Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20 độc C [trừ vùng núi cao], nhiều năng, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 đến 3000 giờ/năm.

– Về lượng mưa, độ ẩm:

Các khối khí di chuyển qua biển [trong đó có Biển Đông], mang theo độ ẩm không khí lớn, đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đến 2000mm; ở những sườn núi đón gió biển và các khối núi cao, lượng mưa trung bình năm có thể lên đến 3500 – 4000mm. Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng độ ẩm luôn dương.

– Về gió mùa:

Do nước ta luôn nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có gió Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa. Gió mùa lấn át gió Tín Phong, vì vậy, gió Tín Phong thổi xen kẽ gió mùa và chỉ có tác động rõ rệt vào các thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa gió:

Gió mùa mùa đông: Tập trung vào khoảng tháng XI đến tháng IV năm sau. Gió mùa Đông Bắc tạo ra một mùa đông lạnh ở nước ta. Nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ấm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Gió mùa mùa hạ: Tập trung vào khoảng tháng V đến tháng X. Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm thổi từ phía Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho các vùng đồng bằng ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua các dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, đồng thời tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và một phần phía nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này sẽ trở nên khô nóng hơn [gió Tây hay gió Lào].

Gió Tín Phong: Hoạt động mạnh vào cuối mùa hạ. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này sẽ trở nên nóng hơn, thường gây ra mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Thông thường, vào thời gian này, cả hai miền Nam, Bắc sẽ có mưa lớn do sự kết hợp của gió mùa Tây Nam và các dải hội tụ nhiệt đới. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng Đông Nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.

Trên đây là một số vấn đề có liên quan đến Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là gì?. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin. Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúc Quý bạn đọc học tập thật tốt. Xin cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề