Kiêng hải sản sau phẫu thuật bao lâu

Khi phải phẫu thuật, tức là vùng da nơi vết mổ bị tổn thương. Lập tức cơ thể sẽ huy động cơ chế tự nhiên để vá phần da bị thương tổn. Vết thương mau lành, không để lại sẹo lồi, sẹo lõm là ước muốn của tất cả người bệnh. Để vết thương mau lành phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc chăm sóc vết thương bên ngoài và chế độ dinh dưỡng hàng ngày rất quan trọng.

Quá trình lành vết mổ sau phẫu thuật và các yếu tố ảnh hưởng

Sau khi phẫu thuật, chỗ vết mổ [vết thương] hở sẽ huy động cơ chế tự nhiên để vá phần da bị thương tổn. Quá trình liền vết mổ trải qua 4 giai đoạn cơ bản: giai đoạn cầm máu, giai đoạn viêm, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái tạo.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng, diện tích của vết mổ và cơ địa mỗi người mà 4 giai đoạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn, để lại sẹo hoặc không để lại sẹo.

- Giai đoạn cầm máu

Do tác động của ngoại vật, vết thương chảy máu và tác động lên các bó sợi collagen tại vết thương, kích thích sự hoạt hóa của tiểu cầu và các yếu tố đông máu khác. Ngay tại chỗ bị thương sẽ xuất hiện các cục máu đông có nhiệm vụ ngăn ngừa máu chảy. Trong trường hợp vết thương quá sâu, quá lớn hoặc chạm vào các mạch máu lớn khiến các yếu tố đông máu không kịp hình thành, máu sẽ tiếp tục chảy. Lúc này cần áp dụng các cách ngăn sự chảy máu từ bên ngoài như băng gạc, ga rô.

- Giai đoạn viêm

Quá trình viêm diễn ra trong vòng 24- 48h sau phẫu thuật, do có sự can thiệp của bạch cầu đa nhân trung tính làm nhiệm vụ “dọn dẹp” những vật thể lạ xâm nhập vào vết thương bằng hiện tượng thực bào. Khi cơ thể bị suy giảm hệ thống miễn dịch thì số lượng đại thực bào bị suy giảm dẫn đến quá trình loại bỏ vật thể lạ bị suy yếu. Đây là một nguyên nhân làm chậm quá trình lành vết thương.

- Giai đoạn tăng sinh

Sau phẫu thuật khoảng 2 ngày, vết thương sẽ bước vào giai đoạn tăng sinh. Ở giai đoạn này, vết thương sẽ phát triển mô hạt gốc bao gồm các tế bào sợi và mạng lưới mạch máu tân sinh nhờ sự di chuyển và tăng sinh các tế bào nội bì. Giai đoạn tăng sinh thường diễn ra trong vòng 7-14 ngày sau khi bị thương. Đây cũng là khoảng thời gian các nguyên bào sợi làm nhiệm vụ kéo các mô về trung tâm, giúp vết thương liền miệng, hạn chế sẹo.

- Giai đoạn tái tạo

Đây là giai đoạn giúp khôi phục lại tính toàn vẹn và chức năng của mô. Nó không những giúp vết thương liền nhanh hơn, bền vững hơn mà còn quyết định tới hình dạng vết thương sau quá trình lành hoàn thiện. Nếu giai đoạn này diễn ra nhanh và mạnh có thể làm vết thương hình thành sẹo lồi và ngược lại.

Trong quá trình liền sẹo sẽ có những yếu tố tác động khiến sẹo lâu liền hơn. Các

nghiên cứu cho thấy, sự lành sẹo của một vết mổ nhanh hay chậm, xấu hay đẹp tùy

thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, độ sâu của vết thương, chế độ dinh dưỡng sau khi mổ. Với những vết thương nhỏ, nông thì dễ lành hơn vết thương to, sâu. Vết thương bị dập nát nhiều, bị bẩn sẽ chậm lành hơn vết thương lành và sạch. Người cao tuổi, người mắc các chứng bệnh như đái tháo đường, tăng năng vỏ thượng thận, tim mạch, hô hấp mạn tính; người bị rối loạn đông máu như bệnh giảm tiểu cầu; người đang điều trị bằng thuốc có chất corticoid hoặc dùng hóa trị bệnh ung thư, đang dùng thuốc chống đông máu; người bị suy kiệt, thiếu các chất như đạm, kẽm, các vitamin… vết thương sẽ chậm lành hơn. Do đó, bổ sung vào  chế độ dinh dưỡng hàng ngày đầy đủ lượng chất đạm, kẽm, vitamin chính là một cách giúp vết mổ mau lành.

Dinh dưỡng sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, điều mà người bệnh quan tâm luôn là sức khỏe, vết thương nhanh liền, không để lại sẹo, nhất là sẹo lồi.

Một số người quan niệm, sau mổ nếu ăn thịt chim, thịt gà thì vết mổ mưng mủ, ngứa, nhức; ăn tôm bị ngứa; ăn hải sản, rau muống cho sẽ bị sẹo lồi; ăn thịt bò sẹo sẽ bị thâm; ăn trứng vết sẹo bị loang màu… Đây là quan điểm hết sức sai lầm.

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cơ chế gây ra sẹo lồi. Cũng chưa có một công trình khoa học nào chứng minh rằng, các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, hải sản… là nguyên nhân gây sẹo lồi.

Ngược lại các chất như đạm, kẽm, vitamin đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình liền vết thương. Nếu thiếu các chất này thì vết thương sẽ chậm liền. Đạm có nhiều trong các loại thịt, trứng, sữa còn kẽm có nhiều trong hải sản như hàu, cá biển… Sau phẫu thuật, trong chế độ dinh dưỡng cần tăng cường bổ sung chất đạm, kẽm và vitamin bằng cách ăn đa dạng các loại thực phẩm. Chỉ cần tránh các loại thực phẩm cơ thể dị ứng. Riêng đối với các phẫu thuật có liên quan tới hệ tiêu hóa, sau mổ vài ngày nên ăn đồ lỏng, ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày nhưng vẫn nhất thiết cần đa dạng các loại thực phẩm để đủ chất.

Ngoài cung cấp chế độ dinh dưỡng phong phú, đủ chất thì việc giữ cho vết thương hậu phẫu luôn khô, sạch sẽ giúp quá trình lên da non diễn ra nhanh hơn.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương

Với mỗi phương pháp thẩm mỹ làm đẹp, bác sĩ Park Sung Yong khuyên bạn nên có 1 khoảng thời gian ăn kiêng nhất định để đảm bảo kết quả sau phẫu thuật là đẹp nhất!

1. Đối với các dịch vụ nâng mũi

➨ Người vừa nâng mũi nên kiêng các thực phẩm lên men [kim chi, cà, …], hải sản, rau muống, chất kích thích, bia rượu, trứng gà, thịt bò, thịt gà...

➨ Thời gian kiêng: 1 tháng [4 tuần]
------------------

2. Đối với dịch vụ hút mỡ

➨ Hãy kiêng tất cả các món ăn có nguy cơ gây sưng đỏ, ngứa ngáy hoặc để lại sẹo lồi, vệt thâm trên da như rau muống, thịt bò, cá, tôm , cua, mực, thịt và trứng gia cầm

➨ Thời gian kiêng: 1 tháng [4 tuần]
------------------

3. Đối với các dịch vụ làm mắt

➨ Các dịch vụ thẩm mỹ mắt tuy chỉ là 1 tiểu phẫu nhỏ nhưng vẫn có thể để lại những dấu vết không đẹp nếu không có chế độ ăn uống hợp lý.

➨ Thời gian kiêng: 2 – 6 tuần [tùy theo cơ địa]
-----------------

4. Đối với phẫu thuật xương hàm mặt

➨ Can thiệp vào phần xương hàm mặt đều là đại phẫu lớn, mức độ xâm lấn nhiều nên cần có một chế độ ăn kiêng sau phẫu thuật thẩm mỹ thật nghiêm ngặt.

➨ Hãy kiêng tất cả các loại thịt gia cầm [gà, ngan, vịt, ngỗng], hải sản, các món ăn chế biến từ rau muống, trứng, đồ nếp…

➨ Các thức ăn quá dai cứng cũng cần loại bỏ khỏi thực đơn bởi nó sẽ khiến vùng hàm mặt hoạt động nhiều dẫn đến chảy máu vết mổ.

➨ Thời gian kiêng: 2 tháng
------------------

5. Đối với nâng ngực nội soi

Nâng ngực nội soi có thể thực hiện với các đường mổ ở hố nách, quầng vú, nếp lằn dưới ngực hoặc rốn để hạn chế lộ sẹo kém thẩm mỹ.

Mặc dù vậy, sau phẫu thuật nâng ngực, các bạn nên tuân thủ theo các chế độ ăn uống hợp lý để vết thương không biến thành sẹo lồi xấu xí.

➨ Thời gian kiêng: 1 – 2 tháng
-------------------

♦️ DR PARK – GIÁO SƯ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA PHẪU THUẬT THẨM MỸ

➨ Hotline tư vấn: 0931 530 190 - 0907 600 002

Nếu không biết chăm sóc vết mổ đúng cách và có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì dễ gây nhiễm trùng vết mổ, biến chứng sẹo xấu, đồng thời quá trình hồi phục của người bệnh cũng chậm hơn rất nhiều. Vậy để vết thương nhanh lành và sức khỏe phục hồi sớm, bệnh nhân sau phẫu thuật cần kiêng ăn gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Bệnh nhân sau phẫu thuật cần kiêng ăn gì?

Ngoài việc phải bổ sung dinh dưỡng hợp lý, cân bằng các loại dưỡng chất như tinh bột, chất béo, đạm, chất xơ, vitamin, một số thực phẩm có chứa nhiều chất kẽm,… người bệnh cũng nên hạn chế những thực phẩm dưới đây:

Không nên ăn những loại thức ăn cứng, khó nhai và khó tiêu

Sau phẫu thuật, cơ thể người bệnh rất yếu, mệt mỏi và thường chán ăn, ăn không ngon miệng. Vì thế, những loại thức ăn cứng, khó nhai, khó tiêu sẽ khiến họ càng không muốn ăn, ăn rất khó khăn khi nhai nuốt, thậm chí còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây kích thích vết thương. Thay vì thế, những ngày đầu sau mổ, bệnh nhân nên ăn những thức ăn dạng lỏng như cháo hoặc súp,… Đây là những thực phẩm vừa dễ ăn lại vừa có lợi cho hệ tiêu hóa.

Nên tránh những thực phẩm có nguy cơ để lại sẹo

Không nên ăn thực phẩm dễ để lại sẹo

Theo quan niệm dân gian, nếu muốn giảm nguy cơ vết thương để lại sẹo, đặc biệt là sẹo lồi thì bạn nên kiêng rau muống. Loại rau này có thể làm đầy vết thương và tăng kích thích lên da non nhanh hơn, từ đó gây ra tình trạng sẹo lồi. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn thịt gà sau khi vừa phẫu thuật để tránh vết thương để lại sẹo.

Ngoài rau muống và thịt gà, bạn cũng nên kiêng trứng và thịt bò. Cụ thể, nếu ăn trứng thì vết thương khi lành sẽ có màu sáng hơn vùng da xung quanh, một số trường hợp còn loang lổ giống như bị lang ben, gây mất thẩm mỹ. Còn những bệnh nhân ăn nhiều thịt bò sau khi vừa trải qua phẫu thuật sẽ khiết vết thương đậm màu hơn và dễ hình thành sẹo lồi, sẹo thâm khi lành trở lại.

Không nên ăn thực phẩm dễ gây dị ứng

Thực phẩm có thể gây dị ứng, khiến vết thương lâu lành

Người bệnh sau khi trải qua phẫu thuật cần kiêng những thực phẩm dễ gây kích thích, dị ứng. Cụ thể, người bệnh nên kiêng hải sản và đồ nếp. Theo quan điểm dân gian, những món ăn được chế biến từ gạo nếp thường có tính nóng và có nguy cơ khiến cho vết thương sưng hơn bình thường, mưng mủ. Còn hải sản chẳng hạn như tôm, cá biển,… người bệnh cũng nên kiêng vì nó có thể tăng nguy cơ bị ngứa và khó chịu ở vết thương. Hơn nữa, những thực phẩm này cũng dễ khiến cho da bị viêm nhiễm, vết thương lâu lành và dễ để lại sẹo.

Bên cạnh hải sản và đồ nếp, bạn cũng không nên ăn một số thực phẩm như nhộng tằm, các loại hạt,… hay những thực phẩm mà bạn chưa ăn bao giờ để giảm nguy cơ gây dị ứng, khiến vết thương bị ngứa ngáy.

Không nên ăn thực phẩm lên men

Thực phẩm có tính kích thích, thực phẩm lên men

Một số thực phẩm mà bệnh nhân sau phẫu thuật cần kiêng có thể kể đến là các loại gia vị hay các thực phẩm có tính chua cay, nóng,… vì nó có thể khiến tích độc tố và khiến vết thương dễ bị mưng mủ.

Một số thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối hay những loại đồ uống có gas,… cũng cần phải hạn chế để tránh những vấn đề về đường tiêu hóa và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Không nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao

Một số thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ,… thường gây khó tiêu và không tốt cho hệ tiêu hóa. Hơn nữa, nếu ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ cũng sẽ khiến vết mổ lâu lành hơn.

Thực phẩm có nhiều chất xơ

Mặc dù đây là nhóm thực phẩm rất tốt, đặc biệt là có khả năng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, nhưng khi vừa trải qua phẫu thuật, bệnh nhân nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm nhiều chất xơ. Chẳng hạn như khoai lang, bánh mì, rau cần hay đậu phộng,… có thể khiến bệnh nhân bị khó tiêu và dễ gây táo bón.

Không nên ăn thực phẩm sống

Thực phẩm sống

Bệnh nhân sau phẫu thuật thường có sức đề kháng yếu vì thế họ nên ăn những thực phẩm được chế biến cẩn thận, thực phẩm đã được nấu chín. Đồng thời không nên ăn thực phẩm sống, hay đồ ăn tái như rau sống, gỏi cá, sushi, nộm,… vì nó có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại.

2. Những điều cần lưu ý

2.1. Người bệnh cần kiêng trong thời gian bao lâu?

Đây là thắc mắc của rất nhiều người nhưng không thể đưa ra một câu trả lời cụ thể. Thời gian kiêng của mỗi người là khác nhau vì phụ thuộc vào bệnh lý từng người, tình trạng sau mổ của mỗi bệnh nhân khác nhau, cơ địa, tiền sử,...

Bạn cần lưu ý rằng, dù là phẫu thuật nhỏ hay phẫu thuật lớn, bệnh nhân cũng cần phải vệ sinh, chăm sóc vết mổ thật tốt đồng thời cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý mới có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Thông thường, sau phẫu thuật, vết thương sẽ trải qua 3 giai đoạn: Trước hết là khô, liền miệng, sau đó là lành vết thương và cuối cùng là hồi phục hoàn toàn. Thời gian cho 3 giai đoạn này có thể kéo dài 2 tuần đến 1 tháng, tùy thuộc cơ địa, chăm sóc vết mổ và chế độ ăn của mỗi người.

2.2. Một số lưu ý

Ngoài những thực phẩm nên kiêng đã nhắc đến ở phía trên, bệnh nhân sau phẫu thuật cũng nên chú ý những điều sau:

  • Nên có chế độ ăn ít muối, ít chất béo.

  • Nên ăn đầy đủ dinh dưỡng.

  • Nên ăn những thực phẩm chứa nhiều sắt, kẽm và các thực phẩm dễ tiêu hóa.

  • Đồng thời nghỉ ngơi hợp lý và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu có những dấu hiệu bất thường, cần gọi ngay cho bác sĩ điều trị để được tư vấn kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

Như vậy, bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi sau phẫu thuật cần kiêng ăn gì để nhanh hồi phục sức khỏe và tránh để lại sẹo. Mọi thắc mắc cần tư vấn, bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56 để được chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề