Kiểm toán có cần thiết trong nền kinh tế thị trường hay không

Nếu như kế toán cung cấp các thông tin về tài chính cho đối tượng quan tâm có thể là những người bên trong hoặc bên ngoài đơn vị, thì lúc này kiểm toán lại là công việc đánh giá tính trung thực hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính mà kế toán cung cấp. Vậy kiểm toán là gì? Hôm nay Wikisecret sẽ chia sẻ kiến thức bổ ích này tới bạn nhé!!!

Kiểm toán và quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về thông tin cần kiểm toán của một đơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về sự phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập. Kiểm toán là gì?

Các chuyên gia hay còn gọi là kiểm toán viên phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn theo quy định. Phải đáp ứng 6 yêu cầu cơ bản đó là: chuyên môn của kiểm toán viên, tính độc lập, tôn trọng luật pháp, tôn trọng chuẩn mực chuyên môn nghề nghiệp, đảm bảo tính bí mật, đạo đức nghề nghiệp.

  • Việc thu thập và đánh giá các bằng chứng là một quy trình có tính chất chuyên môn chặt chẽ, phù hợp với từng đơn vị được kiểm toán.
  • Các thông tin cần kiểm toán có thể là thông tin tài chính, thông tin phi Tài chính, thông tin kinh tế, thông tin phi kinh tế.
  • Đơn vị kiểm toán cụ thể là khách thể kiểm toán
  • Chuẩn mực đã được thiết lập là chuẩn mực dùng để đánh giá thông tin được kiểm toán.
  • Báo cáo kết quả làm việc trình bày ý kiến của kiểm toán viên về kết quả kiểm toán, tùy thuộc vào từng loại kiểm toán cụ thể.

Khách thể kiểm toán là các đơn vị cụ thể mà đối tượng kiểm toán của kiểm toán được thực hiện trong đơn vị đó. … Đối tượng kiểm toán là tất cả các vấn đề cần được kiểm toán trước hết và chủ yếu là thực trạng hoạt động tài chính trong các đơn vị

Chuẩn mực kiểm toán (tiếng Anh: Audit standards) là những qui phạm pháp lí, là thước đo chung về chất lượng công việc kiểm toán và cơ sở điều tiết hành vi của kiểm toán viên và các bên liên quan theo hướng đạo và mục tiêu xác định

Kiểm toán có cần thiết trong nền kinh tế thị trường hay không

Kiểm toán có hai chức năng chính đó là kiểm tra xác nhận (xác minh) và tư vấn (trình bày ý kiến) Chức năng kiểm tra xác nhận là chức năng đầu tiên và chức năng ra đời sớm nhất của kiểm toán, nhằm mục đích xác nhận thông tin đã xảy ra, thông tin hướng về quá khứ. Tuy nhiên với sự phát triển của xã hội hiện nay, chức năng tư vấn hướng về tương lai được ra đời và phát triển mạnh mẽ. Ngày nay chức năng tư vấn chiếm vị trí rất quan trọng trong kiểm toán. Kiểm toán có những chức năng gì?

Nếu như ở thời kỳ đầu khi kiểm toán mới hình thành, chức năng xác minh khai xác nhận là 1, chức năng tư vấn hãy trình bày ý kiến là số 2. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, chức năng tư vấn lại chiếm vị trí số 1 và chức năng xác minh xác nhận được xếp phía sau. Sự thay đổi các chức năng của kiểm toán phù hợp với yêu cầu về thực tiễn và của người sử dụng thông tin, đi từ nhìn nhận thông tin về quá khứ sang nhìn nhận thông tin kiểm toán hướng về tương lai.

Tính khách quan trong kiểm toán : Kiểm toán ra đời bắt nguồn từ thực tiễn và phục vụ cho quản lý thực tiễn. Khối lượng thông tin kế toán ngày càng nhiều, đa chiều, phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro như hiện nay, đối tượng sử dụng thông tin ngày càng mở rộng thì người ta lại càng thấy sự cần thiết của kiểm toán. Bởi vì: Khoảng cách lớn giữa người sử dụng thông tin về người cung cấp thông tin đó là điều chỉnh thông tin theo chiều hướng có lợi cho người cung cấp. Các thông tin được cung cấp có nguy cơ ngày càng bị hợp pháp hóa, thành tích hoá… Khối lượng thông tin quá nhiều, thông tin càng đa dạng phong phú… Thì khả năng chứa được những thông tin sai lệch trong những thông tin đúng đắn ngày càng tăng. Tính phức tạp của thông tin và nghiệp vụ kinh tế ngày càng tăng, nguy cơ chứa đựng những thông tin sai lệch là không thể tránh khỏi.

Khả năng thông đồng trong xử lý thông tin có lợi cho người cung cấp thông tin ngày càng lớn, rủi ro thông tin ngày càng cao.

Người sử dụng thông tin có thể tự kiểm tra các thông tin mà mình sử dụng. Tuy nhiên cách làm này không phù hợp với xu thế phát triển và chuyên môn hóa hiện nay. Cách hạn chế rủi ro thông tin Người cung cấp thông tin bị ràng buộc trách nhiệm pháp lý thế, hoặc người sử dụng thông tin chia sẻ rủi ro thông tin của nhà quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên cách này không thể đáp ứng được các mục tiêu đặt ra, khi người cung cấp thông tin bị giải thể, phá sản… Chỉ sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập xác nhận. Cách này rất hiệu quả khi gắn chặt trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm vật chất của kiểm toán viên với những ý kiến mà họ cung cấp. Không thể phủ nhận vai trò cầm cân nảy mực kiểm toán trong nền kinh tế hiện nay. Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về kiểm toán. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!

Xem thêm: Revenue là gì? Các bộ phận cấu thành revenue

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Trên thế giới hầu hết các nước đi theo kinh tế thị trường đều có hoạt động kiểm toán độc lập. Trái lại ở các nước đi theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung đều không có kiểm toán, thậm chí không truyền bá kiến thức về kiểm toán độc lập.

Thật vậy, ở nước ta có thể nói hoạt động kiểm toán được hình thành và phát triển từ trước ngày giải phóng miền Nam. Sau thống nhất đất nước, với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, kiểm toán độc lập không tồn tại nữa. Mãi cho đến khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương đa dạng hoá các loại hình sở hữu và đa phương hoá các đầu tư đã đạt ra những đòi hỏi cấp thiết của kiểm toán độc lập thì loại hình kiểm toán độc lập mới thực sự xuất hiện.

Điều này cho thấy kiểm toán độc lập có vai trò to lớn trong nền kinh tế thị trường.

Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh stế quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh cần phải có thông tin chính xác kịp thời và tin cậy. Để đáp ứng yêu cầu này phải có bên thứ ba độc lập khách quan có trình độ chuyên môn cao, được pháp luật cho phép cung cấp thông tin tin cậy cho các bên quan tâm. Bên thứ ba này chính là kiểm toán độc lập.

Ở nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển quy định chỉ có các báo caó tài chính đã được kiểm toán độc lập mới có giá pháp lý và đáng tin cậy.Ý nghĩa và tầm quan trọng của kiểm toán độc lập thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, kiểm toán độc lập tạo niềm tin cho những người quan tâm.

Dù hoạt dộng trong bất kì lĩnh vực kinh tế nào, thì kết quả hoạt động hàng năm của doanh nghiệp đều không thể hiện trên báo cáo tài chính (gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kế quả kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính).

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các chủ doang nghiệp- người có trách nhiệm lập báo cáo tài chính đều muốn che dấu các phần yếu kém hoặc khuyếch trương kết quả kinh doanh của mình trên bảng báo cáo tài chính đó Trái lại những người quan tâm đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp lại đòi hỏi sự trung thực chính xác cuả bản báo cáo tài chính đó. Vì thế cần có sự kiển tra xác nhận của người thứ ba. Kiểm toán viên độc lập -những người hoạt động theo nguyên tắc bắt buộc và có đủ năng lực uy tín với cả chủ doanh ngiệp và người quan tâm đến bản báo cáo tài chính.

Những người quan tâm có thể kể đến là :

  • Các cơ quan Nhà nước cần có thông tin trung thực để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nhà nước căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán để xem xét các doanh nghiệp sử dụng ngân sách Nhà nước, tài sản quốc gia để hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả không, có phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đất nước hay không. Cơ quan thuế sẽ căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán để tính và thu thuế trừ khi có nghi vấn mới kiêm tra lại. Về nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, các doang nghiệp thường muốn nộp ít để chiếm chiếm dụng phần thếu phải nộp Nhà nước nên họ sẽ khai tăng các khoản chi phí để làm giảm lợi nhuận và như thế thuế phải nộp sẽ ít đi. Tuy nhiên nếu được kiểm toán thì sai phạm này sẽ bị phát hiện và điều chỉnh.
  • Các cổ đông góp vốn kinh doanh hoặc mua cổ phiếu của doanh nghiệp tuy không có trình độ để kiểm tra kỹ lưỡng bản báo cáo tài chính, do đó khi có trên tay bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán viên độc lập xác nhận là trung thực hợp lý thì họ có thể yên tâm ăn chia lợi tức và quyết định tiếp tục đầu tư hoặc không đầu tư vào doanh nghiệp đó.
  • Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn cũng phải nắm chắc tình hình kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng để quyết định cho vay, thu hồi vốn hoặc không cho vay. Kiểm toán viên sẽ giúp ngân hàng hoặc những người cho vay làm việc đó.
  • Trong quan hệ kinh doanh các khách hàng có thể mua chịu.Tuy nhiên nếu có báo cáo tài chính của người mua hàng được kiểm toán viên có danh tiếng kiểm tra xác nhận là tốt thì người bán sãn sàng bán chịu. Ngược lại xác nhận là tình hình tài chính khó khăn thì không gì người mua mua được hàng khi chưa có tiền.
  • Trong kinh tế thị trường người lao động có quyền lựa chọn nơi làm việc ổn định và có mức thu nhập cao. Bản báo cáo tài chính của một doang nghiệp làm ăn có lãi được kiểm toán viên xác nhận sẽ hấp dẫn được ngươì lao động cố chuyên môn trình độ và năng lực.
  • Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hoá đầu tư không chỉ trong nước mà còn nước ngoài. Việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp) đang được Nhà nước rất quan tâm, cụ thể là đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam nhằm khuyến khính các nhà đầu tư vào Việt Nam. Những nhà đầu tư nước ngoài luôn đòi hỏi một báo cáo tài chính được kiểm toán xác nhận về tình hình kinh doanh của cvủa doanh nghiệp mà họ dự định đầu tư.
  • Các nhà quản trị doang nghiệp và các nhà quản lý khác cũng cần thông tin trung thực không chỉ riêng trên các bảng khai tài chính để có những quyết định trong mọi giai đoạn quản lý kể cả tiếp nhận vốn liếng, chỉ đạo và điều hành các hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý. Những thông tin đó chỉ có được thông qua kiểm toán.

Thứ hai, kiểm toán độc lập góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế toán.

Mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động tài chính đều bao gồn những mối qua hệ đa dạng, luôn luôn biến đổi và được cấu thành bởi hàng loạt nghiệp vụ cụ thể. Để hướng các nghiệp vụ này vào mục tiêu giải quyết tốt các quan hệ trên không chỉ cần có định hướng đúng và thực hiện tốt mà cần thường xuyên soát xem việc thực hiện để hướng các nghiệp vụ vào quỹ đạo mong muốn. Hơn nữa chính định hướng và tổ chức thực hiện tốt trên cơ sở những bài học thực tiễn soát xét và luôn uốn nắn thường xuyên những lệch lạc trong quá trình thực hiện.

Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế trong đó các quan hệ tài chính chế độ kế toán thay đổi nhiều lần. Trong khi đó công tác kiểm tra kiểm soát chưa chuyển hướng kịp thời, dẫn tới tình trạng vi phạm các nguyên tắc chế độ tài chính kế toán. Đã có ý kiến cho rằng chưa thể cải cách công tác kiểm tra trong khi chưa triển khai toàn diện và rộng khắp công tác kế toán. Tuy nhiên kinh nghiệm thực tế đã chỉ rõ chỉ có triển khai tốt hơn công tác kiểm toán mới có thể nhanh chóng tài chính kế toán đi vào nề nếp.

Thứ ba, kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý

Rõ ràng kiểm toán không chỉ có chức năng xác minh mà còn có chức năng tư vấn. Các chủ doang nghiệp không thể kiểm soát hàng ngàn, hàng vạn nghiệp vụ tài chính kế toán đã xảy ra trong doanh nghiệp. Vì vậy các chủ doanh nghiệp thường kiểm soát các nghiệp vụ tài chính kế toán cho người phụ tá. Để biết được một cách chính xác, trung thực tình hình tài chính kế toán của mình vào kì hạn nào đó, người chủ doanh nghiệp thường mời các kiểm toán viên chuyên nghiệp độc lập có uy tín thực hiện việc kiểm tra và nhận xét bảng báo cáo tài chính của doang nghiệp mình do người phụ trách kế toán lập ra.

Những nhận xét của kiểm toán viên sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp kịp thời phát hiện những sai sót, lãng phí hoặc vi phạm pháp luật do cố ý hay vô ý để xử lý kịp thới hay ngăn ngừa các tổn thất. Điều đó giúp doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro hay phát hiện ra thế mạnh những tiềm năng tài chính nội tại có trong doanh nghiệp.

Từ tất cả những điều trình bày trên, có thể thấy kiểm toán có ý nghĩa trên nhiều mặt : ”Đó là quan toà công minh của qúa khứ, người dẫn dắt cho hiện tại và người cố vấn sáng suốt cho tương lai “.