Khu dự trữ sinh quyển cần giờ ở đâu

Rừng ngập mặn cần giờ là một quần thể bao gồm các loại động, thực vật trên cạn và thủy sinh. Được hình thành ở hạ lưu hệ thống sống Đồng Nai – Sài Gòn. Nằm cách cửa ngõ Đông Nam TP Hồ Chí Minh hơn 50km. Rừng ngập mặn cần giờ là một trong những cánh rừng đẹp nhất Đông Nam Á.

Lịch sử hình thành rừng ngập mặn Cần Giờ

Trước đây, khi chưa có tác động từ con người. Rừng ngập mặn Cần Giờ có khung cảnh hoang sơ, tự nhiên với hệ động, thực vật rất phong phủ. Tuy nhiên, chiến tranh xảy ra rừng ngập mặn Cần Giờ trở thành giao thông huyết mạch. Là cửa gỡ yết hầu vào Sài Gòn. Người Mỹ đã biến rừng thành “một vùng đất chết” bởi chục nghìn lít chất hóa học và triệu tấn bom đạn. Đã khiến nơi này trở nên không có sự sống.

Ngày 28/2/1978 Trung ương chuyển giao huyện đảo Cần Giờ từ tỉnh Đồng Nai về thành phố Hồ Chí Minh. Ngay lập tức Đảng bộ và chính quyền Sài Gòn đã chỉ đạo cho Sở Nông Nghiệp và PTNT Tp Hồ Chí Minh kết hợp với UBND huyện Cần Giờ [trước đây là huyện Duyên Hải] huy động sức người, sức của khôi phục lại hệ sinh thái Rừng Ngập Mặn Cần Giờ.

Hiện nay, diện tích rừng xanh Cần Giờ được bao phủ hơn 31 nghìn ha. Trong đó có hơn 11 nghìn ha được nuôi tái sinh tự nhiên, 20 nghìn ha rừng trồng.

UNESCO đã công nhận rừng ngập mặn Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Với hệ động, thực vật đa dạng, phong phú. Nơi đây được công nhận là một trong những khu du lịch trọng điểm của Việt Nam.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ

Sau hơn 40 năm khôi phục, giờ đây rừng Cần giờ đã trở thành một trong những khu rừng ngập mặn lớn nhất nước ta. Với cảnh quan tươi đẹp, hệ thống động thực vật rất đa dạng và phong phú cả về số lượng và chủng loại. Theo tài liệu nghiên cứu và báo cáo của các nhà khoa học, hiện nay thành phần động thực vật của rừng ngập mặn Cần Giờ như sau:

  1. 157 loại thực vật thuộc 76 họ. Trong đó, có 35 loại cây rừng ngập mặn thuốc 24 họ, 36 chi.
  2. Khu hệ động vật thủy sinh, không xương sống có 70 loại thuộc 44 họ: tôm Sú, Cua biển, sò Huyết, tôm Thẻ Bạc,…
  3. Khu hệ cá: có 137 loài thuộc 39 họ: cá Bông Lau, cá Ngát, cá Dứa,…
  4. Khu hệ bò sát, lưỡng thê: có 31 loài bò sát, 9 loài lưỡng thê: Hổ Mang chúa,  Kỳ đà nước, cá Sấu Hoa cà, trăn Gấm,…
  5. Khu hệ chim: có 130 loài, 47 họ, 17 bộ: Diệc xám, Bồ nông chân xám, Vạc, Giang sen, Già Đẫy…
  6. Khu hệ thú: có 19 loài, 13 họ, 7 bộ như: Khỉ đuôi dài, Mèo Rừng, Nhím, Cầy vòi đốm…

Bên cạnh đó, rừng còn có nhiều loại cây. Chủ yếu là mấm trắng, bần trắng, bần trắng, quần hợp đước đôi, bần trắng cùng xu ổi. Cây ô rô, bần chua, ráng, dừa lá. Cây nông nghiệp có khoai mỡ, lúa, dừa, các loại đậu, cây ăn quả.

Vai trò của rừng ngập mặn cần giờ

Từ những cánh rừng hoang xơ. Hiện nay rừng ngập mặn Cần Giờ được mệnh danh là “lá phổi xanh” của thành phố Hồ Chí Minh. Với tác dụng chính là hấp thụ khí độc thải ra từ khói xe máy, từ các khu sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó rừng giúp trả lại dưỡng khí oxy cho môi trường. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Sài Gòn và các khu vực lân cận.

Một số vai trò chính của rừng ngập mặn Cần Giờ

  • Ngoài ra rừng ngập mặn Cần Giờ có vai trò quan trong trong việc hạn chế thiệt hại do bão lũ. Đây là nguồn cung cấp thức ăn và khu vực sinh trưởng cho các loại thủy hải sản và động vật.
  • Các loại cây như cây lức, cây ô rô, cây xu, cây chùm gọng,… Trong dùng ngập mặn cần giờ còn được dùng để làm thuốc. Trước đây bộ đội ta thường dùng cây rừng để chữa bệnh.
  • Một nguồn lợi quan trọng khác không thể không kể đến chính là nguồn lợi về thủy hải sản. Rừng ngập mặn Cần Giờ rất nhiều loại tôm, cá có giá trị kinh tế cao như: Cá chẽm, cá mú, cá ngát, tôm sú, tôm thẻ, sò huyết,…
  • Lá cùng các bộ phận của cây khi rụng xuống sẽ phân hủy thành mùn bả hữu cơ. Đây chính là nguồn thức ăn dồi dào cho các loại động vật dưới nước. Nghề nuôi tôm, sú, nghêu sò phát triển từ năm 1993 cho tới nay chính. Là kết quả của việc phục hồi thành công rừng ngập mặn Cần Giờ.
  • Bên cạnh đó, cây rừng còn cung cấp củi gỗ. Được dùng làm bột giấy, ván dăm, ván ghép, vỏ cây dùng để sản xuất tanin dùng nhuộm vải lưới, làm keo dán. Có thể khai thác cây trong rừng lâu dài vì cây có khả năng phục hồi nhanh. Lá cây mắm được dùng làm thức ăn cho gia súc.

Vai trò đối với biến đổi khí hậu

Thực tế đã chứng minh rằng rừng Cần Giờ mang lại rất nhiều giá trị to lớn. Trước sự đe dọa của biến đổi khí hậu. Góp phần giảm thiểu đến 50% năng lượng tác động từ sóng biến. Ngăn ngừa nước biển dâng cao cũng như góp phần bảo vệ dân cư và cơ sở hạ tầng ven biển.

Rừng ngập mặn Cần Giờ giúp giảm độ cao của sóng biển khi đi qua dải rừng ngập mặn. Mức biến đổi khoảng 80% tức là từ 1,4m xuống còn 0,3m. Theo nghiên cứu rừng trồng khoảng 5 tuổi có chiều rộng 1,5km. Sẽ giúp giảm độ cao của sóng biển từ 1m ở ngoài khơi xuống chỉ còn 0,05m khi vào đầm bờ cua, giúp bờ không bị xói lở.

Từ khi khôi phục rừng, sản lượng thủy hải sản được khai thác ngày cào cao. Nghề nuôi sò, nghêu, tôm sú phát triển nhanh hơn. Góp phần rất quan trọng trong việc chuyển đối cơ cấu nông nghiệp tại địa phương. Xóa đói giảm nghèo, phát triển xã hội cũng như cải thiện đời sống nhân dân.

Hiện nay, rừng nghập mặn Cần Giờ đã trở thành điểm du lịch sinh thái lý tưởng. Là một phần không thể thiếu của khu đô thị thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy mỗi chúng ta cần có ý thức bảo vệ rừng. Thiết lập lên một bức tường xanh vững chắc. Bên cạnh đó chúng ta cần phải mạnh dạn thay đổi nhiều hơn theo tiêu chí phát triển bền vững.


20 Tháng Hai, 2019

20 Tháng Hai, 2019

20 Tháng Hai, 2019

20 Tháng Hai, 2019

20 Tháng Hai, 2019

20 Tháng Hai, 2019

Video liên quan

Chủ Đề