Kế hoạch công tác truyền thông trong trường Tiểu học

          UBND HUYỆN BA        CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    TRƯỜNG TIỂU HỌC CỔ ĐÔ                 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                Số:           /KH-THCĐ                                   Cổ Đô, ngày 11 tháng 02 năm 2022

                                           KẾ HOẠCH

Thực hiện Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030

Thực hiện Kế hoạch số 164/KH-THPĐ ngày 09/02/2022 của Phòng GD&ĐT Ba Vì về việc thực hiện Chương trình truyền thông về bình đẳng giới Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phổ Hà Nội đến năm 2030;

Trường Tiểu học Cổ Đô xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình truyên thông vê bình đẳng giới đến năm 2030, cụ thể như sau:

Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong thực hiện bình đẳng giới; thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ, nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng giới trong các lĩnh vực đời sống xã hội.

- Cán bộ, nhà giáo, nhân viên và học sinh được truyền thông, phổ biến, cập nhật thông tin về pháp luật, chính sách về bình đẳng giới ít nhất 02 lần/năm.

Nhà trường xây dựng kế hoạch, triển khai hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hảng năm.

  1. Tăng cường cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và trách nhiệm về thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, nhà giáo, nhân viên và học sinh trong nhà trường.
  • Thường xuyên, định kỳ cung cấp thông tin, tổ chức các hoạt động tuyên truyền thông qua các hội nghị, hội thảo, tạo đàm, tập huấn, nói chuyên chuyên để, giao lưu học tập kinh nghiêm ... về bình đẳng giới.
        1. dạng hóa các loại hình, các hoạt động truyền thông trực tiếp, gián tiếp phù hợp với nhà trường; chú trọng hoạt động tuyên truyền trực tiếp.
        •  - Huy động sự tham gia của những người có uy tín, nam giới, thanh thiếu niên tham gia thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.
  • Tuyên truyền, giới thiệu các mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả, điển hình trong chỉ đạo, triển khai tuyên truyền, phổ biến về bình đẳng giới và các dịch vụ hô trợ thực hiện bình đẳng giới, hỗ trợ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới.
  • Tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông trong các đợt cao điểm, ngày l hàng năm như: Ngày Quốc tế phụ nữ [8/3], ngày Quốc tể hạnh phúc [20/3], Ngày Gia đình Việt Nam [28/6], Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sờ giới [từ 15/11-15/12].
  1. Đổi mới về hình thức và phương thức truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác truyền thông về bình đẳng giới. Chú trọng đưa thông điệp bình đẳng giới vào các sản phẩm truyền thông phù hợp, sáng tạo, hiệu quả và có tính lan tỏa tốt.
  2. Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác truyền thông, kinh phí tổ chức các hoạt động tuyên truyền, các mô hình truyền thông, tài liệu truyền thông phù hợp với nhà trường.
  3. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông, huy động nguồn lực, phương tiện kỹ thuật và sự tham gia, hưởng ứng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, đặc biệt là các nhà lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, những người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong xã hội.
  4. Mở rộng và đẩy mạnh công tác giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình, nhà trường, cộng đồng và thúc đẩỵ sự tham gia của trẻ em. Thúc đẩy bình đẳng giới trong các hoạt động truyền thông, giáo dục đạo đức, lối sổng trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
  5. Nâng cao năng lực công tác tuyên truyền bình đẳng giới cho đội ngũ người làm công tác truyền thông tại các cơ sở giáo dục.
  6. Tăng cường truyền thông về luật pháp, chính sách và những thành tựu, kết quả về bình đẳng giới của Hà Nội, Việt Nam cho bạn bè quốc tế; tích cực đấu tranh, phản bác những thông tin sai lệch về các chính sách của Đảng, Nhà nước, Thành phố v bình đẳng giới.
  7. Tăng cường kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới và việc triển khai thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.
  8. Tổng hợp, đánh giá, biểu dương khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuẩt sắc trong triển khai, thực hiện Kế hoạch và nhân rộng các mô hình truyền thông về bình đẳng giới có hiệu quả.
  • Xây dựng và Triển khai Kế hoạch, phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện Kê hoạch và nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác truyền thông trong nhà trường;
  • Cử cán bộ, giáo viên, nhân viên tham dự các lớp tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ thực hiện Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 của ngành Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, đoàn thể tổ chức;
  • Tăng cường công tác bồi dưỡng, tổ chức tập huấn, giảng dạy các nội dung giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, bình đẳng cho giáo viên, học sinh; tăng cường công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em gái;
  • Tăng cường phổi hợp với các tổ chức, đoàn thể, trong nhà trường để triển khai có hiệu quả nội dung giáo dục về bình đẳng giới;
  • Lồng ghép các kiến thức, kỹ năng về bình đẳng giới vào nội dung các môn học, các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với Kế hoạch tuyên truyền về bình đẳng giới của nhà trường, với lứa tuổi học sinh và đặc thù của địa phương;
  • Thực hiện chế độ báo cáo kết quả triển khai vào 10/6 và tháng 25/11 hàng năm về Phòng GDĐT theo địa chỉ Email đ/c Trần Phương Anh.
  1. Cán bộ, giáo viên, nhân viên: Nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch.

Trên đây là Kế hoạch Thực hiện Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 của trường Tiểu học Cổ Đô, đề nghị cán bộ, giáo viên, nhân viên nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch./.

Nơi nhận:                                          

- BGH [để ch/đ];

- CB-GV-NV [để t/h];

- Website trường;

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

Đã ký

     Hứa Thị Hồng Dung

Video liên quan

Chủ Đề