Hướng dẫn may đầm suông

Váy suông có tay là một mẫu hot trend được nhiều chị em yêu thích. Loại váy này vừa dễ mặc, phù hợp với vóc dáng của nhiều chị em vừa rất dễ may. Tuy nhiên, để váy có những đường may đẹp với form chuẩn thì người may cần phải nắm được các kỹ thuật cơ bản. 

Việc này không quá khó nhưng với những người mới bắt đầu thì đôi khi có chút khó khăn. Bạn hãy tham khảo cách may váy suông có tay chuẩn form đơn giản cho người mới bắt đầu ngay dưới đây nhé!

Chuẩn bị vật dụng may váy suông có tay

Để có thể may váy suông có tay cực đẹp nhanh chóng, phù hợp với vóc dáng của chị em thì trước tiên bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như sau:

  • Vải may có kích phù hợp với vóc dáng của chị em.
  • Kéo cắt vải.
  • Thước đo vải.
  • Thước dây.
  • Khóa giọt lệ chuyên dụng.
  • Bàn máy may và chỉ màu phù hợp.
  • Phấn vẽ trên vải.

Hướng dẫn cách đo vải may váy suông có tay

Trước khi may váy suông có tay thì bạn cần phải tiến hành đo các vòng của cơ thể. Việc này tưởng chừng như đơn giản nhưng bạn phải đo váy thật chuẩn để đảm bảo khi mặc không quá chật hoặc không quá rộng.

Váy suông có tay phù hợp với mọi vóc dáng

Chọn kích thước vải phù hợp

Tùy thuộc vào chiều cao của mỗi người sẽ sử dụng vải may váy suông có tay với kích thước khác nhau. 

  • Đối với khổ vải kích thước 1,5m sẽ tương ứng với chiều dài váy + 10cm.
  • Đối với khổ vải kích thước 1,2m sẽ tương ứng với chiều dài váy +20cm.
  • Nếu vùng mông của bạn trên 90cm thì bạn nên chọn vải có kích thước dài hơn.

Cách xác định các số đo trên cơ thể

Chiếc váy suông có tay đẹp và chuẩn from hay không thì bạn cần phải xác định đúng các số đo của cơ thể. Người may cần phải đo thật chính xác để váy không bị chênh lệch quá nhiều.

  • Chiều dài váy: Bạn sẽ đo từ chân cổ xuống đến độ dài của váy mà bạn mong muốn.
  • Vai: Bạn đo từ bả vai bên trái sang bên phải và cân đối nhau.
  • Hạ eo váy: Bạn hãy đo từ chân cổ xuống tới ngang eo.
  • Vòng eo: Bạn sẽ để thước dây đo quanh vòng eo.
  • Vòng ngực: Bạn hãy để thước đo quanh vòng ngực sao cho vừa vặn nhất.
  • Vòng mông: Bạn hãy đo quanh mông nhưng không ôm sát mông, đo rộng hơn vòng mông cơ thể.

Tiến hành xác định số đo và cắt vải

Vẽ và cắt thân trước  của váy

Đầu tiên, bạn hãy gấp đôi tấm vải lại theo chiều dọc sao cho hai mặt áp vào nhau, sau đó, bạn sẽ tiến hành xác định số đo và vạch đường chỉ phấn trên vải.

  • Chiều dài váy [AH] = 2cm gấu
  • Chiều ngang vải = M/4 +2cm
  • Xuôi vai [AB] = 3,5cm
  • Hạ nách [AC] = N/4 – 3 cm
  • Hạ mông [DE] – 17cm
  • Chiều rộng cổ [AA1] = 6,5cm
  • Chiều rộng vai [BB2] = V/2 – 37/2
  • Chiều rộng đô [CX] – V/2 – 2 cm
  • Độ rộng của ngực [CC1] = N/4
  • Độ rộng eo [DD1] = E/4 +1cm
  • Độ rộng mông [EE1] = M/4 – 0,5cm

Sau khi đã xác định số đo, bạn sẽ tiến hành nối A1 xuống vị trí B1B1 xuống vị trí X. Tiếp đến, bạn hãy vạch đường phấn từ C1 xuống D1 sao cho hơi cong rồi vạch từ D2 xuống E và từ E1 xuống H1.

Sau đó, bạn sẽ chia cổ váy suông có tay, rất đơn giản, bạn hãy chia từ A1 ra A2 khoảng 4cm, tiếp đến, bạn hãy đặt thước đo từ A2 xuống A3 với đoạn 21cm.

Tiếp tục, bạn hãy vạch một đường cong từ vị trí A3 xuống A2 và từ B2 xuống C1, từ A1 xuống đến B1.

Sau khi đã vạch số đo của váy xong, bạn sẽ tiến hành cắt thân trước váy suông có tay như sau:

  • Cắt sát đường phấn ngay vị trí cổ áo và nách áo.
  • Ngay vị trí vai váy, bạn hãy cắt chừa đường phấn khoảng 1cm và sườn váy chừa 1,5cm.

Tiến hành đo, cắt thân trước và sau váy

Tiến hành vẽ và cắt thân sau váy

Đầu tiên, bạn cần vẽ thân sau của váy suông có tay trước rồi tiến hành cắt. Việc vẽ thân sau cũng tương tự như phần thân trước, bạn sẽ  gấp đôi vải theo chiều dọc rồi vẽ với các đường phấn như sau:

  • Từ điểm A thân trước vẻ lên điềm a thân sau 1cm.
  • Chiều xuôi vai [ab] = 3,5cm
  • Chiều rộng cổ [aa1] = 6,5cm
  • Chiều rộng đô [cx] = V/2 – 0,5cm
  • Độ rộng eo [dd1] = E/4
  • Độ rộng ngực [cc1] = N/4 – 1cm
  • Độ rộng mông [ee1] = M/4 – 0,5cm
  • Độ rộng chân váy [hh1] = M/4 – 0,5cm

Tiếp đến, bạn hãy nối từ a1 xuống vị trí b1 và từ b1 xuống vị trí x. Tiếp tục, bạn sẽ vạch đường hơi cong từ vị trí c1 xuống d1, từ d1 xuống e1 và từ e1 xuống vị trí h1.

Từ chỉ cổ a1 ra a2 bạn sẽ vẽ đường 4cm, từ vị trí a xuống i 3,5cm và vạch đường cong từ a2 xuống i, từ b2 xuống c1.

Sau khi vạch xong thì bạn sẽ cắt phần thân sau tương tự như các thao tác cắt đường thân trước của váy nhé.

Tiến hành may đầm suông có tay

So với các mẫu váy khác thì việc may đầm suông có tay đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều. Sau khi cắt xong phần thân trước và thân sau của váy thì bạn sẽ may ráp các thân váy lại với nhau.

Bạn sẽ tiến hành may viền cổ và nách áo trước, sau đó ráp đường cầu vai lại với nhau mới ráp sườn thân váy, cuối cùng là lên gấu váy. Trong quá trình may váy suông có tay, các thao tác phải dứt khoát và thẳng để chiếc váy được tinh tế, đường chỉ không bị chùn lại sau khi may nhé.

May váy suông có tay cần lưu ý những gì?

Cách may váy suông có tay cũng rất đơn giản, không quá khó cũng không tốn kém quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, để váy chuẩn form và đẹp tinh tế thì bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Khi cắt đường may, bạn nên cắt chừa lại đường may phù hợp: vị trí cổ 0,5cm, nách 0,7 – 1cm, sườn thân váy 1,5cm, gấu váy 2 – 3cm. 
  • Bạn nên sử dụng chất vải có độ co giãn vừa phải để may váy suông có tay.
  • Trong quá trình may phải cẩn thận và tỉ mỉ để được may được đẹp và tinh tế, không xảy ra bất kỳ sai sót nào.
  • Đối với váy suông có tay thì bạn nên đo số đo thật chuẩn, không quá chật cũng không quá rộng

Như vậy, cách may váy suông có tay vô cùng đơn giản và nhanh chóng, việc này không hề quá khó kể cả những người mới bắt đầu. Chúc bạn thành công và may được những mẫu váy suông có tay đẹp nhất nhé!

Xem thêm những chia sẻ hay khác:

Công thức may váy suông dưới đây được chia sẻ bởi chị Minh Hằng [ Facebook: Ặt Củ Tỏi] rất dễ hiểu và đơn giản, người mới học may cũng có thể cắt và may sản phẩm này dễ dàng.

Hướng dẫn cách vẽ chart cho váy suông:

Chart vẽ thân trước, thân sau và phần tay của váy.

 Cách vẽ thân trước:

- Xác định dài áo = số đo đo từ đầu vai dến chiều dài mong muốn.

- Hạ ngực = 1/5 ngực +1,5cm, hạ xuôi vai thân trước = 4cm, hạ eo = hạ ngực + 15-17, hạ mông = số đo từ đốt sống trên gáy đến phần đỉnh mông.

- Ngang cổ cơ bản = 7cm sâu cổ tùy theo sở thích từ 12-18cm, ngang vai = 1/2 vai, ngang ngực = 1/4 ngực +1,5cm cm, ngang eo = 1/4 eo +2cm, ngang mông = 1/4 mông +2, ngang gấu váy = 1/4 mông +3-4cm

- Nối điểm ngang cổ cơ bản với hạ xuôi vai ta được đường cầu vai. Các bạn lui vào 4cm từ điểm ngang cổ cơ bản ta được đường cầu vai chính.

- Các bạn vẽ đường cong nách và đường cong cổ như hình.

Cách vẽ thân sau:

 - Thân sau các bạn dông vai lên 1,5cm so với thân trước

- Ngang ngực thân sau= 1/4 ngực +1cm, ngang eo thân sau = 1/4 eo +1cm, ngang mông thân sau= 1/4 mông +1, ngang gấu thân sau = 1/3 Mông +3.

- Đường cong nách thân sau dông ra 1cm so với đường cong nách thân trước

- Sâu cổ sau 3cm

- Các bạn thiết kế phần vai giống như cách thiết kế ở thân trước chỉ khác là cầu vai thân sau cao hơn, các bạn quan sát kĩ hình vẽ nhé! 

Cách vẽ tay áo:

- Dài tay = AE= số đo

- Sâu đầu tay AA1= 11-13cm [ người gày và bắp tay nhỏ hạ sâu đầu tay ít, thông thường sâu đầu tay ng lớn là 13cm]

- ED= 1/2 bắp tay +1cm,

- Gấu váy các bạn chừa đường may 2cm

- Đường chéo AC = [Vòng nách tt+ vòng nách TS]/2 - 0,5cm

-Cách vẽ mang tay trước và mang tay sau như hình.

 - Hai đường tròn lồng vào nhau kí hiệu vải gập đôi.

Chú ý:

Chart này dùng cho vải không co giãn, nếu bạn may vải co giãn thì trừ cử động mỗi số đo đi 1cm nhé.

Cách cắt và ráp các mảnh các bạn theo dõi ở video dưới đây nhé:

Video liên quan

Chủ Đề