Hướng dẫn lái xe tay ga an toàn

Sau khi để xe trôi đến 15-20 km/h thì mớm ga, rà phanh để côn bám, sau đó thả cả hai, xe sẽ tự phanh động cơ như trên xe số.

Địa hình dốc khiến xe ga thường không phải là lựa chọn ưu tiên để đi đường núi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đây là phương tiện duy nhất. Nếu xe số cho người lái cảm giác an toàn khi có thể sử dụng các số 1, 2, 3, 4... để ghìm tốc độ theo kiểu phanh động cơ, thì xe ga lại không có những lựa chọn đó. Vậy làm thế nào để đổ đèo xe ga an toàn?

Theo những người có kỹ năng và kinh nghiệm chạy xe tay ga nhiều ở đường đèo núi, xe ga hoàn toàn có thể phanh bằng động cơ như xe số. Thực chất, ở xe ga phanh động cơ là lợi dụng độ bám của côn để giữ xe ở một tốc độ nhất định, đủ an toàn. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Nổ máy

Xe trôi xuống dốc tương tự như thả chiếc lốp xe, viên bi, quả bóng lăn tự do từ đỉnh dốc xuống chân dốc. Với trọng lượng xe của và người ngồi trên xe càng lớn, quán tính càng lớn, do đó tốc độ trôi dốc ngày càng nhanh. Khi đó, phanh xe mất tác dụng, độ bám đường giảm, xe không thể giảm tốc như ý muốn khi gặp khúc cua hay phải dừng lại. Điều đầu tiên cần lưu ý là không bao giờ được tắt máy khi đổ đèo. Bởi lẽ, nếu tắt máy, lúc này xe chỉ di chuyển dựa trên hai bánh, tức không liên quan gì tới cơ cấu hộp số, động cơ.

Bước 2: Mớm ga

Khi đổ đèo, an toàn quan trọng hơn tốc độ. Do đó, làm thế nào xe đổ đèo trong khả năng kiểm soát của lái xe là quan trọng nhất. Khi đã nổ máy, để xe tự trôi đến mức tốc độ khoảng 15-20 km/h. Sau đó rà phanh, mớm ga tiếp tục để côn bám, cuối cùng thả phanh và ga, xe sẽ tự phanh động cơ.

Lúc này, xe sẽ tiếp tục bị ghìm ở khoảng tốc độ như trước khi thả phanh và ga, bởi lẽ các lá côn đã bám, tạo nên ma sát, tạo ra "phanh động cơ". Như vậy dù lái xe không phanh xe vẫn duy trì được tốc độ hợp lý.

Ở bước này, nếu thả hết ga từ đầu, xe sẽ xuống dốc tương tự trường hợp tắt máy, không có lực nào hãm lại. Khi ở tốc độ quá thấp, khoảng 15 km/h trở xuống, cơ chế của xe ga là tự ngắt côn để xe trôi theo quán tính. Do đó, nếu từ đầu không mớm ga, xe sẽ cứ thế trôi.

Bước 3: Duy trì tốc độ

Khi gặp những đoạn cua tay áo cần phanh đến mức rất chậm như sắp dừng lại, thì sau khi thoát cua, lại tiếp tục thực hiện như ở bước 2 để thiết lập tốc độ an toàn trở lại. Trên tác động của độ dốc và trọng lượng chở, xe sẽ bị đẩy dần tốc độ lên cao khi xuống dốc. Do đó, lái xe cần chú ý thỉnh thoảng rà phanh để đưa xe về mức tốc độ an toàn, thường ở khoảng 30-40 km/h tùy địa hình.

Bước 4: Không rà phanh liên tục

Không thả trôi hoặc ga quá nhiều khiến tốc độ xe đẩy lên cao quá mức an toàn, khi đó lái xe phải rà phanh với áp lực lớn, liên tục để hãm tốc. Làm việc dưới cường độ lớn liên tục sẽ khiến má phanh và đĩa phanh mòn, mất độ bám thậm chí cháy phanh. Đây là trường hợp thường gặp ở những xe khách tai nạn trên đường đèo dốc.

Bước 5: Trang bị kỹ năng chạy đường núi

Bên cạnh 4 bước để kiểm soát tốc độ như ở trên, lái xe cần trang bị đầy đủ các kỹ năng chạy đường núi khác nếu muốn phượt bằng xe ga an toàn. Đó là kỹ năng đi đúng làn, vào cua, đi theo nhóm, quan sát...

CN1 : 442 Nguyễn Văn Luông, P12, Quận 6, TPHCM. - CN2: 601 Tỉnh Lộ 10, Phường Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TPHCM

Tổng đài trực tuyến: 1900 98 68 57 [Phím 0]

Tin tức

Hướng dẫn chạy xe tay ga an toàn và đúng cách

Ngày đăng21-05-2019 09:58:20

Chạy xe tay ga dễ hơn xe số nhưng có rất nhiều người mắc phải những sai lầm khiến cho xe vận hành không được êm ái và tiêu tốn nhiên liệu. Sau đây là một vài lời khuyên giúp khách hàng biết cách chạy xe tay ga vừa an toàn vừa tiết kiệm xăng.

1. Khi chạy xe tay ga không nên vừa ga vừa phanh

Các chị em phụ nữ thường vừa ga vừa phanh khi chờ đèn đỏ hoặc tắc đường. Điều này sẽ dẫn đến nhanh bị cháy guốc côn và chuông côn khiến cho xe giật không bốc lại tốn xăng.

2. Chạy xe tay ga nên đợi đèn báo FI tắt rồi mới khởi động xe

Bất cứ xe tay ga nào trên thị trường hiện nay đều có trang bị hệ thống phun xăng điện tử FI, người sử dụng nên thực hiện đúng quy trình để đạt được lợi ích như khả năng tiết kiệm nhiên liệu, xe vận hành êm ái.

Quy trình như sau: trước khi khởi động xe nên nhìn xuống đèn báo FI khi nào đèn sáng chuyển sang chế độ tắt thì mới được khởi động xe.

3. Không vận hành xe ga ở tốc độ quá chậm

Với những xe ga sử dụng hệ thống làm mát bằng nước, nếu chạy xe quá chậm sẽ làm cho nhiệt độ tăng cao khiến xe tốn nhiên liệu. Khi chạy xe ga nên chạy nhanh hơn để giúp lượng gió làm mát két nước nhiều hơn. Không nên điều chỉnh cảm biến nhiệt độ hệ thống làm mát muộn hoặc sớm hơn so với tiêu chuẩn. Nếu động cơ quá nguội hoặc quá nóng đều làm việc không tốt. Thường xuyên kiểm tra lượng nước làm mát và vệ sinh theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

4. Hạn chế sử dụng phanh trước

Hầu hết xe ga đều trang bị phanh đĩa. Đa số người sử dụng thuận tay phải, nên khi gặp tình huống bất ngờ sẽ bóp phanh trước. Việc sử dụng phanh trước với xe ga rất nguy hiểm do đường kính bánh trước nhỏ, hành trình giảm xóc ngắn.

Nên sử dụng đồng thời cả 2 phanh trước và sau để đảm bảo an toàn. Trên một số xe ga đời mới có trang bị hệ thống phanh đồng thời ECB, giúp phân bổ lực phanh giữa bánh trước và bánh sau mà chỉ cần dùng phanh trái [phanh sau].

5. Tay ga không ổn định, gây tốn xăng và hại xe

Để chạy xe ga một cách an toàn và đúng cách, chúng ta nên giữ tốc độ và đều tay ga nhất có thể để giữ độ bền cho bộ truyền động và tiết kiệm xăng. Bởi việc thốc ga lên rồi giảm đột ngột, sẽ làm xe tốn xăng và nhanh hỏng bộ truyền động.

6. Xe ga thường bị quên tra dầu láp.

Trong quá trình chạy xe ga, người sử dụng nên chú ý thường xuyên kiểm tra và thay thế dầu láp và bảo dưỡng bởi dầu láp trên xe ga có tác dụng bôi trơn hệ thống bánh răng dẫn động đến trục bánh xe. Do các bánh răng hoạt động thường xuyên với cường độ và tải trọng cao, nếu không được bôi trơn thường xuyên dẫn đến mài mòn nhanh, tạo độ dơ tăng tính va đập.

Nắm vững cách đi xe tay ga sẽ giúp khách hàng đảm bảo được an toàn của bản thân khi lưu thông trên đường phố, cũng như gia tăng tuổi thọ của xe ga.

Chủ Đề