Hướng dẩn kỷ niện chương vì sự nghiệp văn hóa năm 2024

Ca sĩ Thái Thùy Linh nổi tiếng với chương trình Mang âm nhạc đến bệnh viện, hội tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tham gia đến các bệnh viện để phục vụ văn nghệ và quyên góp từ thiện cho các bệnh nhân khó khăn.

Tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm

Trước việc 6700 cây xanh bị chặt hạ, những người dân Hà Nội đã phát động chiến dịch cây, buộc những chiếc nơ vàng lên thân câyèThể hiện trách nhiệm của công dân đối với môi trường sống.

Trước việc chuẩn bị xây cáp treo ở hang Sơn Đoòng, hang động lớn nhất thế giới, khiến cảnh quan nơi đây có nguy cơ bị hủy hoại, cư dân mạng Việt Nam đã lập ra chiến dịch bảo vệ hang Sơn Đoòng, tuyên truyền tới mọi người giá tri của Sơn Đoòng và kêu gọi mọi người bảo vệ thắng cảnh vô giá ấy.

Dù lỗ của thanh sắt đã bị nứt, nhưng nhóm công nhân trong công trường thi công nhà ga Metro Hà Nội vẫn cho cẩu móc vào để di chuyển dẫn đến sự cố cọc sắt dài 9 m nặng hơn 600 kg rơi xuống đường. Sự vô trách nhiệm trong thi công công trình gây nguy hiểm cho mọi người xung quanh.

Nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra do tài xế ngủ gục, hoặc cố tình phóng nhanh vượt ẩu vi phạm luật giao thông. Sự vô trách nhiệm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, gây ra đau thương, mất mát cho mọi người.

Cho và nhận

Anh Trần Phước Hòa ở quận Bình Tân là người đã xây dựng hệ thống quán cơm chay giá 5000 đồng để giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn.“Việc quan sát bà con đến ăn ở quán, hỏi họ dăm ba câu đã thành thói quen của tôi. Tôi cảm thấy ấm lòng mình khi họ được no bụng”.

Một hình ảnh đặc trưng cho sự nhân ái của người Sài Gòn chính là những bình trà đá miễn phí đặt ở vỉa hè. Hành động giản đơn nhưng ấm áp tình người, làm nên hình ảnh một Sài Gòn nhân hậu, thân thiện, hiếu khách.

Từ nhiều năm nay màu áo xanh tình nguyện của các bạn sinh viên trong mùa thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng dường như đã trở nên quen thuộc với mọi người. Nhắc đến áo xanh là nhắc đến sự quan tâm, sẻ chia và nhiệt huyết đến quên mình vì cộng đồng. Không ngại khó khăn, vất vả, dưới cái nắng nóng oi ả của mùa hè, các chiến sĩ tiếp sức mùa thi đã có mặt ở tất các điểm thi được phân công để giúp đỡ thí sinh và phụ huynh. Do được chuẩn bị chu đáo từ trước, các chiến sĩ tình nguyện khá thuận lợi khi tư vấn về nhà trọ giá rẻ, nhà trọ miễn phí, hướng dẫn về địa điểm thi, lộ trình các tuyến xe buýt… Đặc biệt có bạn còn sẵn sàng cho thí sinh và người nhà ở cùng với mình đồng thời tình nguyện đưa đón thí sinh trong những ngày thi.

Lòng yêu nước

Báo Tuổi trẻ từ năm 2011 đã phát động phong trào “Góp đá xây Trường Sa”, kêu gọi nhân dân cả nước cùng chung tay góp sức để xây dựng biển đảo quê hương. Đây là một chương trình ý nghĩa, thiết thực, khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm trong mỗi cá nhân.

Khoảng 800 học sinh khối 12 trường THPT Lê Quý Đôn [TP Biên Hòa – Đồng Nai] đã cùng nhau xếp hình bản đồ Việt Nam với đầy đủ hai quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa trong buổi lễ chào cờ đặc biệt diễn ra sáng ngày 12/5/2014.Trong khoảnh khắc thiêng liêng này, tất cả học sinh cùng đặt tay lên ngực trái và hát vang bài Quốc ca hào hùng. Hành động ý nghĩa của thầy trò trường Lê Quý Đôn nhằm góp tiếng nói phản đối hành động Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam. Hình ảnh làm xúc động đông đảo người xem, góp tiếng nói về chủ quyền biển đảo quê hương, tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc.

Cô Thảo Văn

GV THCS Đào Duy Từ

[Tổng hợp nhiều nguồn]

Để biết thêm thông tin tuyển sinh trường THCS Đào Duy Từ quý vị phụ huynh liên hệ theo số điện thoại:

Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này:

1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” để tặng những người đã có nhiều thành tích, thâm niên công tác, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Quyết định số 1727/QĐ-UBTDTT, ngày 26 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao về việc ban hành Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thể dục Thể thao”, Quyết định số 1728/2004/QĐ-UBTDTT ngày 26 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao về việc ban hành Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thể dục Thể thao”, Quyết định số 250/TCDL-QĐ ngày 07 tháng 7 năm 2000 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về việc ban hành Huy chương và Quy chế xét tặng Huy chương “Vì sự nghiệp Du lịch”, Quyết định số 82/2004/QĐ-BVHTT ngày 27 tháng 8 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành Kỷ niệm chương và Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa - Thông tin”.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

BỘ TRƯỞNG

Hoàng Tuấn Anh

QUY CHẾ

Về xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”

[ban hành kèm theo Quyết định số 46/2008/QĐ-BVHTTDL

ngày 26 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch]

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”

1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” [sau đây gọi tắt là Kỷ niệm chương] là hình thức khen thưởng của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng cho những người có nhiều thành tích, thâm niên công tác đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Kỷ niệm chương phải được đăng ký với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

Điều 2. Nguyên tắc xét tặng

1. Kỷ niệm chương được xét tặng định kỳ hàng năm vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống đơn vị, của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và xét tặng đột xuất theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Kỷ niệm chương được tặng một lần, không truy tặng.

3. Việc xét tặng Kỷ niệm chương phải được thực hiện đúng pháp luật, đúng đối tượng, tiêu chuẩn, thủ tục quy định tại Quy chế này, đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng, kịp thời.

Điều 3. Quyền lợi của người được tặng

Người được tặng Kỷ niệm chương được nhận Kỷ niệm chương, Giấy chứng nhận của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và mức thưởng hoặc hiện vật có giá trị tương đương theo quy định tại Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.

Chương II

ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG

Điều 4. Đối tượng xét tặng

1. Người đã và đang công tác trong ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong cả nước có nhiều thành tích, thâm niên công tác.

2. Người công tác ngoài ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

3. Không xét tặng Kỷ niệm chương đối với người đã được tặng Huy chương, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thể dục - Thể thao; Huy chương “Vì sự nghiệp du lịch”, các Huy chương, Kỷ niệm chương thuộc các lĩnh vực của ngành văn hóa trước đây.

Điều 5. Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương

1. Đối với những người đã và đang công tác trong ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quy chế này đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

1.1. Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

1.2. Có thời gian công tác từ 20 năm [đối với nam], 15 năm [đối với nữ];

1.3. Được tặng một trong các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng sau:

  1. Anh hùng Lao động, Nghệ sĩ Nhân dân, Nhà giáo Nhân dân, Thầy thuốc Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc ưu tú, Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Huân chương [các hạng], Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương ngay sau khi có quyết định khen thưởng;
  1. Vận động viên giành Huy chương tại Đại hội Olympic; Huy chương vàng Giải vô địch thế giới từng môn; Huy chương vàng tại Đại hội thể thao châu Á, Giải vô địch châu Á; 2 lần giành Huy chương vàng tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á hoặc Giải vô địch Đông Nam Á; vận động viên đạt danh hiệu “Vận động viên tiêu biểu toàn quốc” được Tổng cục Thể dục Thể thao công nhận;
  1. Nghệ sĩ, diễn viên đạt huy chương tại các cuộc thi, liên hoan, hội diễn quốc tế hoặc 2 lần đạt Huy chương vàng cấp quốc gia.

2. Đối với người ngoài ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài quy định tại khoản 2, Điều 4 của Quy chế này phải đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

2.1. Trực tiếp tham gia các hoạt động văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch, đạt giải thưởng cao của ngành, giải thưởng trong nước và quốc tế, là điển hình tiêu biểu về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở;

2.2. Có sáng kiến, công trình khoa học từ cấp Bộ hoặc tương đương trở lên được áp dụng hiệu quả vào hoạt động văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch;

2.3. Có thành tích xuất sắc trong hoạt động vì sự phát triển của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

2.4. Có thành tích xây dựng và củng cố quan hệ hợp tác về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế;

2.5. Có nhiệt tâm giúp đỡ về tài chính, ủng hộ về cơ sở vật chất góp phần xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch ở Việt Nam.

Điều 6. Cách tính thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương đối với một số trường hợp cụ thể

1. Cấp Trưởng các Cục, Vụ, Tổng cục [hoặc tương đương], Tổng Giám đốc các doanh nghiệp thuộc Bộ và Chuyên viên cao cấp đang công tác hoặc nghỉ hưu có 3 năm liền giữ chức vụ hoặc ở ngạch Chuyên viên cao cấp; cấp Phó có 5 năm liền giữ chức vụ trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch; hoặc nếu chưa đủ 3 năm đối với cấp Trưởng và Chuyên viên cao cấp thì mỗi năm được đề nghị xét tặng sớm hơn 5 năm, cấp Phó chưa đủ 5 năm thì mỗi năm được đề nghị xét tặng sớm hơn 3 năm; Giám đốc các doanh nghiệp, Trưởng phòng các Cục, Vụ [hoặc tương đương], chuyên viên chính, nghệ nhân bậc cao có 7 năm giữ chức vụ hoặc ở ngạch Chuyên viên chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nghệ nhân bậc cao, nếu chưa đủ 7 năm thì mỗi năm được đề nghị xét tặng sớm hơn 2 năm.

2. Đối với người có thời gian công tác tại vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo và người đạt danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, thời gian để xét tặng được tính như sau:

2.1. Mỗi năm công tác ở vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo được đề nghị xét tặng sớm hơn 1,5 năm;

2.2. Mỗi năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở được đề nghị xét tặng sớm hơn 1,5 năm;

2.3. Đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp Bộ được đề nghị xét tặng sớm hơn 5 năm;

2.4. Bằng khen của Bộ trưởng được đề nghị xét tặng sớm hơn 4 năm;

2.5. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ được đề nghị xét tặng sớm hơn 8 năm.

3. Đối với huấn luyện viên, vận động viên thi đấu đạt thành tích xuất sắc, thời gian xét tặng được tính như sau:

3.1. Vận động viên đạt Huy chương tại Giải vô địch thế giới từng môn: Mỗi lần đạt Huy chương Bạc được đề nghị xét tặng sớm hơn 12 năm; Huy chương Đồng được đề nghị xét tặng sớm hơn 6 năm.

3.2. Vận động viên đạt Huy chương tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á và giải vô địch Đông Nam Á: Mỗi lần đạt Huy chương Vàng được đề nghị xét tặng sớm hơn 10 năm, Huy chương Bạc được đề nghị xét tặng sớm hơn 5 năm; Huy chương Đồng được đề nghị xét tặng sớm hơn 4 năm.

3.3. Vận động viên đạt Huy chương tại Đại hội Thể thao Châu Á và giải Vô địch Châu Á: Mỗi lần đạt Huy chương Bạc được đề nghị xét tặng sớm hơn 10 năm; Huy chương Đồng được đề nghị xét tặng sớm hơn 5 năm.

3.4. Các huấn luyện viên được bầu chọn là huấn luyện viên của vận động viên tiêu biểu toàn quốc từng môn, mỗi lần được bầu chọn được đề nghị xét tặng sớm hơn 10 năm.

4. Đối với nghệ sĩ, diễn viên tham gia tại các cuộc thi, liên hoan, hội diễn 1 lần đạt Huy chương Vàng cấp quốc gia được đề nghị xét tặng sớm hơn 10 năm; Huy chương Bạc được đề nghị xét tặng sớm hơn 5 năm; Huy chương Đồng được đề nghị xét tặng sớm hơn 3 năm.

5. Đối với các trường hợp được biệt phái cử đi công tác, đi học hoặc sáp nhập cơ quan thì thời gian biệt phái để đi công tác, đi học hoặc sáp nhập cơ quan vẫn được tính là thời gian công tác liên tục để xét tặng Kỷ niệm chương.

6. Đối với người công tác ngoài ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch chuyển về công tác trong ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì mỗi năm công tác ngoài ngành được đề nghị xét tặng sớm hơn 1/2 năm.

7. Đối với người bị kỷ luật ở hình thức: khiển trách, cảnh cáo thì thời gian xét tặng Kỷ niệm chương chỉ được tính từ khi có quyết định xóa kỷ luật [thời gian bị kỷ luật không được tính để xét tặng].

8. Đối với người bị kỷ luật ở hình thức: hạ bậc lương, hạ ngạch thì thời gian xét tặng Kỷ niệm chương kéo dài thêm 01 năm.

9. Không xét tặng Kỷ niệm chương đối với người đang trong thời gian bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương III

THẨM QUYỀN, QUY TRÌNH VÀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG

Điều 7. Thẩm quyền xét tặng

1. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền quyết định tặng thưởng Kỷ niệm chương.

2. Vụ Thi đua - Khen thưởng là cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ có trách nhiệm tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ, lập danh sách cá nhân đủ tiêu chuẩn thông qua Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ trình Bộ trưởng quyết định tặng thưởng Kỷ niệm chương.

Điều 8. Quy trình xét tặng

1. Đối với người đã và đang công tác trong ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế này:

1.1. Trưởng phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tập hợp hồ sơ, lập danh sách đối tượng thuộc địa phương mình và có văn bản đề nghị gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

1.2. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập hợp hồ sơ, lập danh sách đối tượng của địa phương mình và có văn bản đề nghị gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

1.3. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ của quận, huyện, thị xã, thành phố và cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc tỉnh; tập hợp hồ sơ, lập danh sách đối tượng thuộc địa phương; xét và làm tờ trình gửi về Vụ Thi đua - Khen thưởng.

1.4. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ tập hợp hồ sơ đối tượng thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý và làm tờ trình gửi về Vụ Thi đua - Khen thưởng.

1.5. Các đối tượng công tác trong ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nghỉ hưu, hoặc nghỉ chế độ thuộc cơ quan, đơn vị, tổ chức nào thì cơ quan, đơn vị, tổ chức đó lập hồ sơ và làm văn bản đề nghị theo quy định tại các mục 1.1, 1.3 và 1.4 của Điều này. Trường hợp cơ quan, đơn vị, tổ chức đã giải thể thì cơ quan, đơn vị, tổ chức kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức đó có trách nhiệm lập hồ sơ gửi về Vụ Thi đua - Khen thưởng để thẩm định, thông qua Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xem xét, trình Bộ trưởng quyết định.

2. Đối với người công tác ngoài ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài quy định tại khoản 2, Điều 4 của Quy chế này:

Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương có trách nhiệm tập hợp hồ sơ, lập danh sách những người làm việc hoặc có quan hệ công tác thuộc mình quản lý và có ý kiến bằng văn bản đề nghị xét tặng, gửi về Tổng cục, Cục, Vụ chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành Trung ương thuộc Bộ, Thủ trưởng Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ có trách nhiệm tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ, lập danh sách, có ý kiến bằng văn bản gửi về Vụ Thi đua - Khen thưởng Bộ xem xét, trình Bộ trưởng quyết định.

Điều 9. Hồ sơ đề nghị xét tặng

1. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương gồm:

1.1. Tờ trình hoặc văn bản đề nghị tặng Kỷ niệm chương [M1];

1.2. Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan, đơn vị đối với đối tượng đã và đang công tác trong, ngoài ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch [M2];

1.3. Bản tóm tắt thành tích và quá trình công tác của cá nhân người được đề nghị tặng Kỷ niệm chương có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý [M3];

1.4. Danh sách người được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị [M4];

1.5. Bản sao các quyết định khen thưởng, quyết định kỷ luật, quyết định xóa kỷ luật liên quan đến việc xét tặng Kỷ niệm chương đối với trường hợp quy định tại khoản 7, Điều 7 của Quy chế này.

2. Đối với lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội được xét tặng Kỷ niệm chương thì trong hồ sơ đề nghị không cần bản tóm tắt thành tích cá nhân. Danh sách đề nghị xét tặng do Vụ Thi đua - Khen thưởng phối hợp với Vụ Tổ chức - Cán bộ thông qua Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ trình Bộ trưởng quyết định.

Điều 10. Thời gian nhận hồ sơ

Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập hợp hồ sơ, lập tờ trình gửi về Vụ Thi đua - Khen thưởng trước ngày truyền thống đơn vị, của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 60 ngày để thẩm định, thông qua Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xem xét, trình Bộ trưởng quyết định.

Chương IV

XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ VIỆC XÉT TẶNG

Điều 11. Xử lý vi phạm về xét tặng

1. Cá nhân nào không trung thực trong việc kê khai thành tích để được xét tặng Kỷ niệm chương thì bị thu hồi Kỷ niệm chương, Giấy chứng nhận và tùy theo mức độ sai phạm có thể bị xử lý kỷ luật.

2. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ có trách nhiệm xem xét trình Bộ trưởng quyết định việc thu hồi Kỷ niệm chương.

Điều 12. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về xét tặng

Trình tự, thủ tục, thời hạn và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về xét tặng Kỷ niệm chương thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Tổ chức thực hiện

1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ chỉ đạo thực hiện Quy chế này.

2. Vụ Thi đua - Khen thưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đề nghị tặng thưởng Kỷ niệm chương và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.

Điều 14. Tổ chức trao tặng

Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức việc trao tặng Kỷ niệm chương một cách trang trọng và tiết kiệm.

Mẫu 01

CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

Số: …../TTr…..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

………, ngày … tháng … năm ……

TỜ TRÌNH

Về việc đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”

Kính gửi: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Theo Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Dụ lịch”…………………..[1] đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” cho…………….người, có danh sách, biên bản họp và bản báo cáo thành tích cá nhân kèm theo.

Trong đó:

  1. Cán bộ công chức đang công tác………………người;
  1. Cán bộ công chức đã nghỉ hưu………………...người.

…………..[1] xét trình lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét quyết định./.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Ký tên, đóng dấu

[ghi rõ họ tên]

Mẫu 02

CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

HỘI ĐỒNG THI ĐUA -

KHEN THƯỞNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

………, ngày … tháng … năm ……

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG

Xét đề nghị tặng thưởng Kỷ niệm chương

“Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”

Ngày … tháng … năm 200… Hội đồng Thi đua - Khen thưởng…………họp phiên toàn thể xét trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng thưởng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch” cho các cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thời gian:……..giờ……..phút ngày……..tháng………năm 200……..

Địa điểm:……………………………………………………………………………………

Chủ trì cuộc họp: Đ/c………………., Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng……..hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng………được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.

Thư ký cuộc họp: Đ/c………., chức vụ…………Thư ký Hội đồng.

Các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng……..dự họp: có………..thành viên, gồm các đồng chí:

1. Đ/c………………………..chức vụ…………Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng.

2. Đ/c……………………….chức vụ…………Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng.

3. Đ/c……………………….chức vụ………….Ủy viên.

4. Đ/c……………………….chức vụ………….Ủy viên.

5. Đ/c……………………….chức vụ………….Ủy viên.

6. Đ/c……………………….chức vụ………….Ủy viên.

7. Đ/c……………………….chức vụ………….Ủy viên, Thư ký Hội đồng.

Sau khi nghe Chủ tịch Hội đồng [hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng] đọc báo cáo tóm tắt thành tích của từng cá nhân, Hội đồng đã thảo luận, phân tích, đánh giá thành tích của từng cá nhân về các mặt: Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, sản xuất kinh doanh và các hoạt động đoàn thể. Hội đồng tiến hành bỏ phiếu kín.

Kết quả kiểm phiếu:

TT

Họ và tên

……………

Chức vụ

…………….

Mức khen

………………

Số phiếu…../…..

Cuộc họp kết thúc vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 200…

THƯ KÝ CUỘC HỌP

[Ký, ghi rõ họ tên]

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

[Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên]

Mẫu 03

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

………, ngày … tháng … năm ……

BẢN TÓM TẮT THÀNH TÍCH VÀ QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

  1. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ BẢN THÂN:

- Họ và tên:……………………………nam, nữ……………………………………….

- Nơi ở hiện nay:

- Chức vụ và nơi công tác hiện nay:

- Số năm công tác trong ngành:

- Các danh hiệu thi đua đã đạt được [Huân chương Lao động, Chiến sĩ Thi đua toàn quốc, Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở….]:

Kỷ niệm chương được bao nhiêu tiền?

Khi nhận kỷ niệm chương thường được thưởng bao nhiêu ? Theo quy định, cá nhân được tặng Kỷ niệm chương của Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương được tặng Giấy chứng nhận, kỷ niệm chương và được tiền thưởng không quá 0.6 lần mức lương tối thiểu chung.

Bao nhiêu năm thì được kỷ niệm chương?

Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch. [1] Cá nhân đã và đang công tác trong Ngành được xét tặng Kỷ niệm chương khi có đủ 20 năm công tác trở lên đối với nam và 15 năm công tác trở lên đối với nữ [bao gồm cả thời gian được cử đi học hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự].

Kỷ niệm chương có ý nghĩa gì?

Kỷ niệm chương là vật phẩm có hình thức đẹp dùng để làm quà tặng, quà lưu niệm tôn vinh những cá nhân, tập thể có thành tích suất sắc hoặc phục vụ cho các nhu cầu đặc trưng khác.

Kỷ niệm chương và bằng khen khác nhau như thế nào?

Kỷ niệm chương cũng thường được trao kèm theo một số phần thưởng khác, như tiền mặt, phần thưởng kèm theo. Giấy khen thường được trao trong các dịp lễ đơn giản, cho các hoạt động, nhiệm vụ và thành tích thông thường, có sự tham gia của ít người và không cần có sự chuẩn bị nhiều.

Chủ Đề