Công nghệ 4.0 có thay kế toán k năm 2024

Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ tới cơ cấu nguồn nhân lực của xã hội, trong đó có ngành kế toán. Vậy trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, ngành kế toán liệu có còn là ngành “Hot” không? Cùng đại học Công Nghệ Đông Á tìm hiểu kỹ hơn qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế cũng như dựa trên kết quả khảo sát nhân lực ngành kế toán, ra trường tìm được việc làm luôn nằm trong các ngành top đầu. Bởi kế toán là một nghề tồn tại song song với sự tồn tại của mọi nền kinh tế, vì thế nên nhu cầu nhân lực của ngành kế toán sẽ không bao giờ “bão hoà”. Đối với kỳ nền kinh tế nào, cùng với tinh thần phát động phong trào khởi nghiệp quốc gia, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập nên nhu cầu nhân lực về ngành kế toán sẽ ngày càng tăng cao. Điều này cho thấy, ngành kế toán chưa bao giờ hết “HOT” dù ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của nền kinh tế quốc dân.

Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra rất mạnh mẽ và có sự ảnh hưởng hầu hết tới các lĩnh vực, các ngành nghề trong đó có ngành kế toán. Nguồn lao động ngành kế toán có sự dịch chuyển lớn giữa các nước ASEAN và các nước trong khu vực. Vì thế nên áp lực cạnh tranh về nguồn lao động chất lượng cao ngành kế toán là rất lớn.

Để đáp ứng được nhu cầu nhân lực cũng như cạnh tranh được với nguồn lao động trong khu vực, các trường cũng như các cơ sở đào tạo ở nước ta cũng cần nghiên cứu, triển khai nhiều chương trình đào tạo ngành kế toán chất lượng cao.

Vị trí ngành kế toán trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay

Chiến lược đào tạo khác biệt ngành kế toán trường đại học Công Nghệ Đông Á

Nắm bắt được xu hướng cũng như nhu cầu của thị trường về chất lượng nguồn lao động ngành kế toán, đặc biệt trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực. Đào tạo kế toán trong thời kỳ này cần phải có sự thay đổi quyết liệt về chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá. Thay vì dạy sinh viên cách ghi nhớ lý thuyết, nghiệp vụ một cách máy móc, hãy dạy các bạn ý cách thức ứng dụng công nghệ để tổng hợp, phân tích nguồn tài liệu học tập để có thể tra cứu, ứng dụng, tổng hợp, khái quát nội dung học tập từ đó vận dụng giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tế.

Khoa kế toán trường đại học Công Nghệ Đông Á là khoa tiên phong trong việc đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy. Chương trình đào tạo được xây dựng theo phương thức thực hành ứng dụng. Khoa còn không ngừng cải tiến phương pháp đào tạo, cách thức kiểm tra thực hành, thực tập cuối khoá và làm khóa luận cho sinh viên. Giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn về lý luận và rèn luyện được nhiều kỹ năng về nghề, kỹ năng mềm, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tế.

Chiến lược đào tạo ngành Kế toán tại Eaut

Sinh viên ngành kế toán của trường đại học Công Nghệ Đông Á tốt nghiệp ra trường không những đáp ứng được yêu cầu làm việc thông thường của các nhà tuyển dụng mà còn có đủ kiến thức và kỹ năng để làm những công việc đòi hỏi trình độ cao như: tổ chức, quản lý công tác kế toán trong các đơn vị, tổng hợp và phân tích, cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp để ra quyết định đúng đắn nhất.

Trong những năm gần đây, theo các kết quả khảo sát cho thấy: các nhà tuyển dụng đều đánh giá khá cao thái độ, khả năng tiếp cận, giải quyết công việc của sinh viên khoa kế toán – trường đại học Công Nghệ Đông Á. Tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành kế toán lên tới 96%.

Xem thêm: Cơ hội việc làm ngành kế toán và mức thu nhập hấp dẫn hiện nay

Với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực ngành kế toán, trường đại học Công Nghệ Đông Á đã vang đang nỗ lực, cố gắng không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo. Sinh viên chuyên ngành kế toán trường đại học Công Nghệ Đông Á không chỉ được đào tạo chuyên sâu về kế toán mà còn được đào tạo những kỹ năng mềm, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giải quyết công việc. Ngành kế toán sẽ luôn là một trong những ngành kinh tế không khi nào hết “HOT” và lỗi thời, nên bạn nào vẫn còn đang băn khoăn về lựa chọn ngành học này thì yên tâm nhé.

Kế toán bao gồm các giai đoạn như thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin. Tất cả các giai đoạn này đều có thể được máy móc thay thế. Lúc này, kế toán lại phải là người hiểu về công nghệ, sử dụng công nghệ cho công việc của mình. Máy móc là trí tuệ nhân tạo có thể làm điều mà con người khó có thể làm. Tuy nhiên, chúng chỉ là công cụ hỗ trợ công việc trong kế toán – kiểm toán, hoạt động theo lập trình vốn có, chúng khó có thể đưa ra những nhận định, lời tư vấn trong từng trường hợp phát sinh đặc biệt với những tình huống mang tính mới mẻ chưa từng xảy ra.

Những thành tựu của CMCN 4.0 giúp cho công việc kế toán trở nên dễ dàng, nhanh chóng, kịp thời và trở thành công cụ không thể thiếu trong quản lý doanh nghiệp [DN]. Công nghệ 4.0 có thể làm điều mà con người khó có thể làm được. Tuy nhiên, nó chỉ là công cụ hỗ trợ công việc trong kế toán, hoạt động theo lập trình phần mềm kế toán, kiểm toán mà con người lập ra. Chúng không thể đưa ra nhận định, phân tích trong từng trường hợp phát sinh xảy ra.

Sự phát triển của CMCN 4.0 cũng cho phép kế toán – kiểm toán có thể thu thập, tổng hợp được các thông tin bao gồm trong và ngoài DN mà không mất nhiều thời gian chi phí như trước đây. Có thể tóm tắt những lợi ích mà cuộc cách mạng này mang lại như sau:

Một là: Thông qua việc sử dụng các trang thiết bị, chương trình, công nghệ số hiện đại, kế toán viên có thể dễ dàng thu thập được các thông tin, dữ liệu mà trước đây rất khó khăn mới có thể thu thập được. Thông qua việc kết nối của Cuộc CMCN 4.0, đã giúp cho các kế toán viên thu thập thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và dễ dàng không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Hay nói một cách khác, kế toán có thể thu thập thông tin và làm việc ngay cả khi không cần đến văn phòng làm việc nếu có đường truyền và công cụ là máy tính. Việc xây dựng được những trung tâm dữ liệu lớn, giúp cho khoa học phân tích và quản lý dữ liệu trong lĩnh vực kế toán ngày càng có nhiều thuận lợi;

Hai là: CMCN 4.0 đã giúp cho các nhà kế toán tiếp cận được những phần mềm tiện ích, chi phí phù hợp, giúp sử dụng hiệu quả nguồn lực, tiết kiệm thời gian, nhân lực, tiết kiệm chi phí;

Ba là: CMCN 4.0 tác động lớn đến lĩnh vực kế toán Việt Nam, không chỉ là công cụ giúp các công ty kế toán nâng cao chất lượng, dịch vụ mà còn là cơ hội tiếp cận với hệ thống kế toán Quốc tế, từ đó có thể mở rộng thị trường dịch vụ kế toán nhờ kết nối internet. Cùng với đó, hệ thống mạng không dây, dữ liệu số hóa sẽ giúp công việc kế toán không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý.

Bốn là: CMCN 4.0 đã giúp cho việc tổ chức thực hiện công tác kế toán một cách dễ dàng, hiệu quả từ việc thu thập thông tin [Chứng từ kế toán], xử lý thông tin [Ghi sổ kế toán], cung cấp thông tin [Báo cáo tài chính], lưu trữ bảo quản tài liệu, thông tin kế toán và tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí cho DN. Công nghệ đám mây giúp thông tin được lưu trữ với khối lượng lớn, không bị giới hạn. CMCN 4.0 cho phép kế toán có thể lưu trữ khối lượng lớn thông tin một cách hệ thống và khoa học. Công nghệ này có khả năng xử lý số lượng lớn dữ liệu [Big Data] và cũng thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ, để đạt được kết quả mong muốn.

Năm là: Những tiến bộ của cuộc CMCN 4.0 đã tác động mạnh mẽ đến việc học tập nâng cao tay nghề và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác chuyên môn của đội ngũ kế toán, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng lao động của các kế toán viên.

Như vậy, CMCN 4.0 đã có tác động tích cực đến tất cả các khâu của công việc kế toán, như: Quy trình kế toán, phương pháp kế toán, vấn đề an ninh an toàn bảo mật thông tin, nhân lực kế toán và cả việc tổ chức bộ máy kế toán. Công nghệ 4.0 có thể làm điều mà con người khó có thể làm được. Tuy nhiên, nó chỉ là công cụ hỗ trợ công việc trong kế toán, hoạt động theo lập trình phần mềm kế toán mà con người lập ra. Chúng không thể đưa ra nhận định, phân tích trong từng trường hợp phát sinh xảy ra. Bên cạnh những lợi ích, cuộc CMCN 4.0 cũng mang lại cho nghề kế toán không ít khó khăn và thách thức.

2. Những thách thức của CMCN 4.0 đến kế toán

Thứ nhất: Việc tiếp cận công nghệ mới là một khó khăn không hề nhỏ đối với các DN Việt Nam nói chung và đội ngũ kế toán nói riêng. Trong điều kiện quy mô DN vừa và nhỏ chiếm phần lớn [hơn 90%], việc giành một số vốn để đầu tư công nghệ và đào tạo đội ngũ kế toán là một việc khó, nếu so sánh với số vốn bỏ ra để đầu tư công nghệ với lợi ích mang lại chưa thật cân xứng do chưa thể khai thác hết năng lực đầu tư công nghệ của những DN có quy mô chưa thực sự lớn.

Thứ hai: Bên cạnh việc đầu tư công nghệ thì việc đào tạo đội ngũ nhân viên kế toán có thể tiếp cận nhanh chóng đến công nghệ mới, làm chủ công nghệ, biến công nghệ trở thành công cụ đắc lực phục vụ cho hoạt động kế toán và hoạt động DN cũng không thể làm ngày một ngày hai mà có. Các DN cũng không thể dễ dàng thay đổi một đội ngũ kế toán mới có hiểu biết về công nghệ thay cho đội ngũ hiện có, cần đào tạo nâng cao sự hiểu biết vận hành được hệ thống công nghệ;

Thứ ba: Tính bảo mật của thông tin là một vấn đề quan trọng. Do vậy, cần phải có các quy định cũng như các biện pháp nhằm bảo vệ các phần mềm, phần cứng, dữ liệu của DN và khách hàng. Đây là một nguy cơ lớn mà các kế toán cần nhận thức được và chuẩn bị cho những vấn đề có thể xảy ra, khi ứng dụng các công nghệ mới.

3. Kiến nghị một số giải pháp Để nghề kế toán vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội trong cuộc CMCN 4.0, tác giả đưa ra một số giải pháp sau:

Một là: Thống nhất và nâng cao hơn nữa nhận thức về CMCN 4.0 và những tác động của nó. Cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hoạt động tài chính, kế toán, kiểm toán trong nền kinh tế thị trường, hội nhập, mở cửa và trong bối cảnh khởi phát của cuộc CMCN 4.0. Nếu không nâng cao và thay đổi nhận thức thì khó có thể tận dụng được những cơ hội cũng như vượt qua các thách thức, do CMCN 4.0 mang lại cho nghề kế toán. Để thực hiện được điều này, trước hết buộc mỗi cán bộ kế toán phải nắm rõ được nguyên tắc cơ bản cho mọi ứng xử trong lĩnh vực chuyên môn, để biết hành vi đó là đúng hay không đúng chuẩn mực, nguyên tắc quy định và phải hiểu được những kiến thức cơ bản nhất, sau đó mới có thể tiến đến những kiến thức cấp cao hơn trong tiến trình trở thành các kế toán viên chuyên nghiệp.

Muốn làm được điều này, những người làm trong lĩnh vực kế toán phải hiểu rõ về kiến thức chuyên môn nền tảng, trau dồi kinh nghiệm, thường xuyên cập nhật những thay đổi. Bên cạnh đó, cần giữ vững đạo đức nghề nghiệp, đặt lợi ích công chúng lên trên lợi ích bản thân. Điều này sẽ góp phần hình thành và phát triển kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm và tầm nhìn cho kế toán viên.

Hai là: Các hành động cụ thể: – Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về nghề kế toán: Cần phải nhanh chóng nghiên cứu và ban hành các quy định pháp lý liên quan đến việc thực hiện công tác kế toán trong điều kiện công nghệ số, nhất là việc quy định về kiểm tra giám sát chất lượng các phần mềm kế toán, để đảm bảo việc vận hành công việc kế toán đúng như quy định của các văn bản pháp luật về kế toán cũng như việc bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin kế toán. Hiện nay, việc kiểm định chất lượng các phần mềm kế toán còn bỏ ngỏ mà đang là trăm hoa đua nở. – Đối với các DN: Xuất phát từ nhu cầu quản trị DN và mục tiêu chiến lược của DN để có kế hoạch đầu tư hệ thống công nghệ phù hợp, đồng thời có kế hoạch đào tạo đội ngũ kế toán vừa có kiến thức kế toán vừa có kiến thức công nghệ, để có thể làm chủ và vận hành tốt hệ thống công nghệ mới. Năng lực đội ngũ kế toán và công nghệ mới là hai yếu tố tạo nên thành công cho công tác kế toán. Tuy nhiên, con người vẫn là yếu tố then chốt để có thể vận hành bất kỳ một hoạt động nào. Vấn đề đặt ra là con người sẽ sử dụng các nền tảng công nghệ theo cách mà họ mong muốn, vậy mà làm thế nào để tìm ra cách sử dụng tối ưu? Đó là cần có thời gian và đào tạo đội ngũ kế toán về các kiến thức công nghệ. DN cần có các quy định cũng như các biện pháp nhằm bảo mật thông tin của kế toán nói riêng và của DN nói chung: Trong thời đại bùng nổ công nghệ, thông tin được coi là nguồn dữ liệu cực kỳ quan trọng đối với DN. Làm thế nào để thông tin kế toán nói chung và DN nói riêng không bị tiết lộ ra bên ngoài hoặc bị tấn công bởi các hacker? Đây là một nguy cơ lớn mà các kế toán cần nhận thức và chuẩn bị cho những vấn đề có thể xảy ra khi ứng dụng các công nghệ mới. Bản thân các DN nói chung và lĩnh vực kế toán nói riêng cũng cần phải tự xây dựng cho mình một hệ thống bảo mật, nhằm đảm bảo thông tin của DN cũng như khách hàng không bị tiết lộ ra bên ngoài. Các DN cần phải có đội ngũ nhân viên am hiểu về CNTT hoặc phải liên kết với các CNTT, để xây dựng một hệ thống bảo mật dữ liệu. – Đối với bản thân người làm kế toán: Các kế toán viên cần có sự thay đổi để thích ứng với công nghệ mới: Các công cụ mới như Blockchain, ngân hàng mở,… đang dần thay đổi phương thức mà kế toán thực hiện. Do đó, người làm kế toán cần phải nắm bắt trước những vấn đề xảy ra để đi trước, đón đầu, tránh tình trạng bị tụt hậu phía sau.

Trí tuệ thông minh và máy móc sẽ là tương lai của kế toán, đây là bước phát triển lớn của thế giới nhưng cũng là một thách thức đối với người làm kế toán. Bởi vì, trong tương lai sẽ có rất nhiều công việc máy móc sẽ làm thay con người, tốc độ xử lý dữ liệu được thực hiện nhanh hơn với khối lượng lớn hơn. Do vậy, vai trò của kế toán trong toàn bộ quá trình thu thập, xử lý, cung cấp thông tin kế toán cũng bị thay đổi. Tuy nhiên, trong tương lai gần công nghệ cũng không hoàn toàn thay thế được con người. Do đó, vai trò của người làm kế toán cần được nâng lên ở mức kiểm tra, kiểm soát và phân tích số liệu, quản lý hoạt động.

Nếu như trước đây, người làm kế toán chỉ cần có trình độ và chuyên môn về tài chính kế toán là có thể thực hiện công việc kế toán, hiện nay để thích nghi với những thay đổi, người làm kế toán không chỉ am hiểu về tài chính nói riêng mà còn cần thành thạo cả về công nghệ. Khi công nghệ đã xâm nhập sâu vào mọi lĩnh vực thì để thực hiện công việc, người làm kế toán buộc phải tự nâng cao trình độ, tự đào tạo thêm về kiến thức tin học mới.

Cần sớm đổi mới hoạt động đào tạo nguồn nhân lực kế toán trong bối cảnh CMCN 4.0. Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo cử nhân kế toán. Sử dụng các thành tựu công nghệ số, các mạng Internet,… vào quan hệ giao tiếp giữa người học và người dạy. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực ngành kế toán, kiểm toán, trong đó chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao; tăng khả năng ứng dụng CNTT. Việc đào tạo, quan tâm tới chất lượng nguồn nhân lực công nghệ cao được thực hiện trên toàn hệ thống tài chính, kế toán. Nâng cao tính chuyên nghiệp, khả năng làm chủ các hệ thống công nghệ hiện đại của đội ngũ nhân lực kế toán và kiểm toán. Xác định lại kiến thức cần cung cấp cho người học. Cần quan tâm đào tạo kiến thức mới về quản trị tài chính, về tư vấn, phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích tài chính cho kế toán viên, kế toán trưởng, kiểm toán viên. Tăng thêm đào tạo kỹ năng mềm cho người học. Thay đổi một cách căn bản phương pháp giảng dạy các môn học kế toán trong các trường Cao đẳng, Đại học. Đồng thời, thay đổi phương pháp đánh giá kết quả học tập của học viên.

Kết luận Cuộc CMCN 4.0 với nhiều công nghệ mới như: trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, điện toán đám mây, hệ thống ảo,… đang từng bước cho thấy sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ đến công tác kế toán. Vai trò của kế toán cũng như cách thức hoạt động của kế toán cũng đang dần chuyển đổi. Công việc của kế toán không còn thực hiện một cách thủ công như trước đây mà thay vào đó là sự tự động hóa, từ khâu nhập dữ liệu, kết nối dữ liệu, xử lý, lập báo cáo và phân tích.

Cuộc CMCN lần thứ 4 có thể tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức tài chính, kế toán không ngừng phát triển dịch vụ tài chính, kế toán chuyên nghiệp hơn. Góp phần công khai minh bạch các thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân.

Chủ Đề