Hướng dẫn các trò chơi với con tại nhà

10 TRÒ CHƠI ĐƠN GIẢN BA MẸ CÓ THỂ CHƠI CÙNG CON TẠI NHÀ (Phần 1)

1. Chiếc hộp bí mật

Rèn khả năng phán đoán, cảm nhận của con

Lấy 1 chiếc hộp (bằng giấy hoặc nhựa) có lỗ tròn nhỏ để con có thể cho tay vào hộp và lấy đồ vật trong hộp ra. Trong hộp để 1 số đồ chơi, đồ dùng của con như gấu bông, quả bóng, quyển sách, xe đồ chơi, cái mũ...

Bắt đầu chơi: con thò tay chạm vào 1 món đồ và đoán đó là món gì rồi lấy ra khỏi hộp (mỗi lần chỉ lấy 1 món đồ).

Nếu con đoán đúng thì được 1 điểm. Kết thúc trò chơi, tùy vào số lượng đoán trúng của con để nhận được phần thưởng nho nhỏ như cây kẹo, cái bánh, que kem hay bé được quyền yêu cầu ba mẹ thực hiện 1 điều gì đó nho nhỏ như hát một bài hát nào đó còn ba mẹ đứng múa phụ họa với điều kiện các động tác trong bài múa phải vui vẻ, gây cười cho cả nhà.

2. Trò chơi Xếp hình

Rèn luyện sự khéo léo, khả năng sáng tạo và tính kiên nhẫn cho Bé.

Bộ xếp hình (hột, hạt, que, hình vuông, hình tròn, hình tam giác) và hình mẫu. Nếu không có thể dùng bó đũa, que tính, các đồ vật có sẵn trong nhà...

Cả nhà cùng xem hình mẫu rồi xếp hình theo mẫu hoặc sáng tạo một hình khác. Khi đã xếp xong, nhà mình sẽ nói về hình ảnh vừa xếp: đó là hình gì? 

3. Trò chơi: Vì sao bé buồn/vui?

Giúp con phát triển ngôn ngữ, khả năng nhận biết và biểu lộ cảm xúc. Chia sẻ cảm xúc cùng con.

Chỉ cần 2 tờ giấy và bút, vẽ một hình mặt buồn, mặt cười lên giấy rồi gấp lại. Bé sẽ là người chọn 1 tờ giấy mở ra và đọc lên Bé vui hoặc Bé buồn.

Ba Mẹ sẽ hỏi bé lí do vì sao em bé lại buồn? Ba Mẹ có thể gợi ý để con đưa ra lời giải thích (bé không có ai chơi cùng; bé không có đồ chơi; mẹ đi vắng, bé buồn vì bé buồn thôi…).

- Ví dụ: “Em bé buồn vì không được đến trường”.

Ba Mẹ gợi ý: “Vậy mình phải làm gì để em bé khỏi buồn?” : cả nhà chơi cùng nhau; Bé đóng vai cô giáo dạy ba mẹ học; Bé là cô giáo, dạy cho ba mẹ một bài hát hoặc một trò chơi…

Hoặc khi bé chọn được mặt cười. Con sẽ đọc lên: Bé vui

Ba Mẹ sẽ hỏi bé lí do vì sao em bé vui như vậy? Ba Mẹ có thể gợi ý để con đưa ra lời giải thích (bé được ba mẹ chơi cùng; bé vừa có một người bạn mới, bé được cô giáo khen…).

- Ví dụ: “Em bé vui vì ”.

Ba Mẹ gợi ý: “Vậy mình phải làm gì để em bé khỏi buồn?” : cả nhà chơi cùng nhau; Bé đóng vai cô giáo dạy ba mẹ học; Bé là cô giáo, dạy cho ba mẹ một bài hát hoặc một trò chơi…

4. Trò chơi Ai giống nhất:

Rèn luyện cho con cách nhận biết và thể hiện các trạng thái khác nhau bằng những vận động, biểu cảm, bắt chước...

Đến lượt chơi, Ba Mẹ hoặc con yêu cầu người chơi bắt chước dáng đi, tiếng kêu của các con vật như: hổ, thỏ, chim, gà, vịt, khỉ…Ai thể hiện giống nhất sẽ là người thắng cuộc và nhận được phần quà nho nhỏ.

5. Chơi đố

Rèn luyện cho con quan tâm các đồ vật xung quanh mình.

Ba Mẹ đố bé tìm và chỉ được những đồ vật mà ba mẹ yêu cầu bé tìm có trong nhà bằng cách mô tả đồ vật bằng hình dáng, màu sắc, công năng của đồ vật đó.

Ví dụ: Ba đố bé tìm được cái gì màu đỏ mà con hay dùng để che nắng khi ra ngoài?

Khi Bé mang cái mũ màu đỏ đến chỗ ba thì bé được 1 điểm và bé phải cất chiếc mũ vào đúng chỗ để tiếp tục trò chơi.

Trên đây là một số trò chơi nho nhỏ mà TGB Preschool gửi đến gia đình mình để cả nhà có thể cùng nhau chơi những trò đơn giản. Mỗi nhà có thể sáng tạo theo cách riêng của mình với những trò thân thuộc và trên hết là ba mẹ dành trọn vẹn thời gian bên con để chơi đùa.

TGB sẽ tiếp tục gửi phần 2 đến với các gia đình.  TGB chúc gia đình mình có những giờ phút bên nhau thật vui.

Hướng dẫn các trò chơi với con tại nhà

Bất cứ phụ huynh nào cũng sẽ có vài lần cảm thấy có lỗi vì quá bận rộn không dành đủ thời gian cho con. Nhưng không bao giờ là quá muộn để bạn thay đổi lịch trình bận rộn, sắp xếp thời gian dành cho con dù ít hay nhiều. Prudential sẽ gợi ý 10 hoạt động giúp bạn tận hưởng những giây phút bên con theo cách hào hứng nhất, giúp bạn ở nhà bên con dù cả tuần mà cũng không thấy nhàm chán nhé!

1. Làm đồ thủ công hoặc vẽ tranh

Đây là hoạt động mang tính sáng tạo và cảm thụ mỹ thuật, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của bé sau này. Hoạt động nghệ thuật cùng con cũng giúp cha mẹ giải tỏa căng thẳng, quên đi những lo toan của cuộc sống thường nhật. Thay cho cách vẽ bằng bút màu hoặc cọ vẽ truyền thống, cha mẹ có thể gợi ý con sáng tạo bằng cách đưa ra chủ đề cho bé, hướng dẫn con vẽ tranh bằng rau củ quả, vẽ bằng đầu ngón tay, xé giấy hoặc hướng dẫn để bé tự làm một món đồ handmade đơn giản tặng ông bà.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bỏ túi 5 cách giúp con yêu thêm môn kỹ thuật

2. Vượt tường thành … gối

Trò chơi vui nhộn này cũng sẽ khiến cho ngày nghỉ của bạn và con trở nên thú vị hơn rất nhiều. Không gian bốn bức tường cùng chăn gối qua trí tưởng tượng của con trẻ có thể trở thành một sân chơi hấp dẫn. Bạn có thể thiết kế trò chơi như một cách vượt chướng ngại vật trong rừng, sử dụng gối làm tảng đá, đệm sofa làm ngọn đồi, cuộn chăn thành cây cầu, sau đó đặt một phần thưởng nhỏ làm “báu vật” ở đầu bên kia của lối đi. Hãy để trẻ vượt chướng ngại vật để lấy “báu vật” và đi bộ trở lại. Trò chơi này sẽ con phát triển kỹ năng vận động và phản ứng linh hoạt trong mọi tình huống.

Hướng dẫn các trò chơi với con tại nhà

3. Viết thư tay

Đừng nghĩ rằng khi cả nhà xa nhau mới cần phải viết thư. Trò chơi viết thư tưởng chừng đơn giản lại có thể là cầu nối giúp con bộc lộ cảm xúc, trải lòng những tâm tư thầm kín với cha mẹ. Chưa kể việc rèn luyện câu chữ để biên soạn một bức thư hoàn chỉnh còn hỗ trợ phát triển tư duy và khả năng diễn đạt ngôn ngữ của bé. Hãy thử bắt đầu với một hòm thư đặt ở giữa nhà, và giao hẹn với con lịch gửi, nhận thư hàng ngày. Các bé có thể đưa cha mẹ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác chỉ với một trò chơi đơn giản này đấy.

4. Cùng nhau vào bếp

Bếp lửa hồng không chỉ là nơi ra đời những món ngon mà còn là nơi gắn kết các thành viên gia đình. Căn bếp với hàng chục loại nguyên liệu phong phú cũng là lớp học đầy ắp điều mới mẻ để bé khám phá. Tùy theo độ tuổi, bạn có thể giao cho bé làm những công việc đơn giản trong nhà bếp như: chọn thực đơn, nhặt rau, lau bàn, sắp xếp bát đũa. Chắc chắn con sẽ mong ngóng nhanh đến bữa cơm để thưởng thức những món ăn do chính mình góp tay hoàn thành.

Hướng dẫn các trò chơi với con tại nhà

5. Giải câu đố

Một bảng câu hỏi đố nhanh (quiz) hay một tờ giấy in trò chơi xếp số Sudoku là những gì bạn cần để mang đến cho bé một buổi học tư duy lý thú. Những kiến thức mới mẻ, những con số tưởng chừng như khô khan sẽ trở nên dễ tiếp thu hơn với các con qua trò chơi này. Một buổi sáng thảnh thơi, cả nhà cùng quây quần giải đố chắc chắn sẽ khiến các bé không thể rời mắt.

>>> Đừng bỏ lỡ: Làm thế nào để toán học trở nên thú vị trong mắt con trẻ?

6. Ghép lego

Không phải ngẫu nhiên mà lego được xếp vào nhóm trò chơi đơn giản nhưng giúp phát triển trí tuệ không giới hạn. Bé chỉ cần lắp ráp các chi tiết lego và phối hợp thành mẫu hoàn chỉnh theo gợi ý có sẵn hoặc tự sáng tạo theo trí tưởng tượng phong phú của mình. Đây là trò chơi có thể giúp con phát triển kỹ năng tinh xảo cho đôi tay, nâng cao khả năng chọn lựa màu sắc, hình dáng các miếng ghép và mở rộng khả năng tưởng tượng để xây dựng thế giới cho riêng mình. Lego cũng có thể được biến tấu theo nhiều cách để cha mẹ cùng con trải nghiệm hoạt động lý thú này như thi ghép lego nhanh trong thời gian giới hạn, thi xếp chồng lego cao nhất mà không bị đổ...

7. Đọc sách

Sách, truyện là nguồn tri thức phong phú để con học tập những điều mới mẻ và nuôi dưỡng tâm hồn giàu cảm xúc. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ít nhất 15 phút đọc sách mỗi ngày có thể giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ, nâng cao năng lực tư duy và rèn luyện trí thông minh. Hãy dành thời gian cùng đọc sách và giảng giải cho con những chỗ chưa hiểu, những bài học từ các câu chuyện sẽ giúp con hào hứng với hoạt động tưởng chừng nhàm chán này. Đọc sách cũng là khoảng thời gian yên tĩnh lý tưởng để tăng cường sợi dây gắn kết tình cảm cùng con. Đừng quên đặt ra những “bài tập” thú vị cho con sau mỗi câu chuyện, mỗi quyển sách hay hỏi con cảm nghĩ về quyển sách để phát triển năng lực tư duy của con hơn nữa nhé.

Hướng dẫn các trò chơi với con tại nhà

8. Truy tìm kho báu

Truy tìm kho báu hay còn được gọi là “Đảo giấu vàng” đây là trò chơi luôn hấp dẫn các bạn nhỏ đủ mọi lứa tuổi. Chơi trò này rất đơn giản, cha mẹ chỉ cần giấu 1 vài món đồ chơi, gói bánh hay túi kẹo mới mua quanh nhà cùng gợi ý để bé tìm ra nơi cất giấu. Bên cạnh việc hướng dẫn bé rèn luyện trí não giải đố, cha mẹ hãy chỉ bảo cho con cách sắp xếp đồ đạc gọn gàng để tìm ra món đồ được cất giấu trong nhà. Đây quả là chuyến phiêu lưu "một công đôi việc" cùng con mà bất cứ phụ huynh nào cũng không thể bỏ qua.

9. Xem phim

Thay cho hàng giờ xem Youtube thoải mái mà không học hỏi được nhiều, bạn hãy lựa chọn một bộ phim thiếu nhi hoàn chỉnh để cùng con theo dõi từ đầu đến cuối. Điện ảnh - môn nghệ thuật thứ 7 sẽ là điểm đến mở ra những suy nghĩ và cảm xúc chân thực nhất của các thành viên trong gia đình. Xem phim cũng là hoạt động giải trí nhẹ nhàng cùng con mà cha mẹ có thời gian nằm thảnh thơi nghỉ ngơi. Bạn cũng đừng quên đặt câu hỏi gợi ý, giúp con giải thích những chi tiết trong phim nếu con không hiểu hết.

Xem thêm: 8 bài học có thể rút ra khi cùng con xem phim Forrest Gump

10. Quay TikTok cùng con

Mạng TikTok đang trở thành trào lưu trong giới trẻ và ngày càng tiếp cận được nhiều người dùng “nhí” hơn nhờ tính trẻ trung, sôi động và phát huy khả năng sáng tạo. Thay vì trở thành những bậc phụ huynh “lạc hậu”, sao không cùng con tham gia thế giới sôi động này dưới sự hướng dẫn đảm bảo “vui mà vẫn an toàn”. Những bài hát và điệu nhảy dễ bắt chước trên Tiktok là trò chơi sôi động đưa các thành viên trong gia đình sát lại gần nhau hơn.

Bạn cũng có thể để bé tự đạo diễn và quay một bộ phim điện ảnh nghiệp dư cho cả nhà. Ngoài việc khơi gợi tiềm năng, hoạt động này còn trao quyền để con rèn luyện kĩ năng tự đưa ra quyết định. Và biết đâu đây lại là bước khởi đầu cho hành trình đầu tiên của một đạo diễn tài ba trong tương lai.

Giờ thì hãy tắt ngay điện thoại, máy tính và rủ rê con chơi bất cứ trò nào mà Prudential vừa gợi ý đi nào. Hãy tận hưởng mọi giây phút được ở bên con vì những khoảnh khắc vô giá này sẽ không bao giờ trở lại khi con trưởng thành.

>>> Bài viết có liên quan: 

  • 12 kỹ năng mà cha mẹ nên giáo dục cho con từ sớm

  • Cha mẹ nên làm thế nào để con sống có trách nhiệm?

  • Bí quyết để nuôi dạy con trở thành đứa trẻ hạnh phúc là gì?