Hợp đồng tương lai trong chứng khoán là gì

Hợp đồng tương lai là một công cụ phái sinh trên thị trường chứng khoán phái sinh. Để là một nhà đầu tư chứng khoán phái sinh giỏi thì NĐT phải nắm rõ đặc điểm của hợp đồng tương lai.

1. Hợp đồng tương lai là gì?

Hợp đồng tương lai là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên ra đời trên thị trường. Hợp đồng tương lai là một hợp đồng chuẩn hóa giữa bên bán và bên mua về việc giao dịch một tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá xác định trước.

Như vậy, khi tham gia vào hợp đồng tương lai, bên mua và bên bán đều được biết trước về:

  • Loại hàng hóa [tài sản] sẽ mua – bán là gì.
  • Khối lượng hàng hóa [tài sản] sẽ mua – bán là bao nhiêu.
  • Thời điểm diễn ra giao dịch đó.
  • Giá giao dịch.

2. Các loại hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai thường được phân loại căn cứ vào tài sản làm cơ sở [ví dụ: hàng hóa cơ bản, tiền tệ, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu…] cho hợp đồng.

2.1. Hợp đồng tương lai hàng hóa cơ bản

Hàng hóa cơ bản ở đây bao gồm các loại nông sản, kim loại và năng lượng. Hợp đồng tương lai nông sản có thể được lập cho các loại ngũ cốc, bột, dầu, gia súc, thịt gia súc, gỗ, bông, cà phê, ca cao…

Nhóm các sản phẩm kim loại gồm vàng, bạc, nhôm, platinum, palladium, chì, niken, thiếc, kẽm và đồng. Nhóm sản phẩm năng lượng chủ yếu gồm dầu nóng, dầu thô, khí thiên nhiên, xăng không chì, than, propane và điện.

Thông thường, các hợp đồng tương lai đối với hàng hóa cơ bản đều được áp dụng phương thức chuyển giao vật chất khi đáo hạn.

2.2. Hợp đồng tương lai tiền tệ

Hàng hóa cơ sở cho loại hợp đồng tương lai này rất đa dạng: đồng bảng Anh, đồng yên Nhật, đồng đôla Canada, đồng real Brazil, đồng đô la Úc, đồng franc Thụy Sỹ, đồng Euro…Hợp đồng tương lai tiền tệ có thể giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro hoặc tìm kiếm lợi nhuận từ những biến động của tỷ giá hối đoái.

2.3. Hợp đồng tương lai lãi suất và hợp đồng tương lai trái phiếu

Hợp đồng tương lai lãi suất là loại chứng khoán phái sinh có thể được sử dụng để đối phó với những biến động của lãi suất ngắn hạn [kỳ hạn dưới 1 năm] trong khi hợp đồng tương lai trái phiếu thường gắn liền với thị trường công cụ nợ kỳ hạn từ 1 năm trở lên. Theo đó, ở hợp đồng tương lai lãi suất, tài sản/ công cụ cơ sở thường thấy bao gồm tín phiếu kho bạc, các khoản tiền gửi [ví dụ: tiền gửi bằng đồng đôla Mỹ ở các thị trường ngoài nước Mỹ]….

Với hợp đồng tương lai trái phiếu, tài sản cơ sở của hợp đồng thường là trái phiếu chính phủ [có thể được lựa chọn với những thời hạn trái phiếu khác nhau].

2.4. Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu

Tài sản cơ sở của loại hợp đồng tương lai này là một chỉ số cổ phiếu nhất định. Các chỉ số cổ phiếu được chọn có thể là chỉ số chung toàn thị trường, chỉ số ngành hay chỉ số được tính từ một nhóm/rổ cổ phiếu nào đó.

Các hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu được thanh toán bằng tiền khi đáo hạn, tức là không diễn ra sự chuyển giao danh mục cổ phiếu cấu thành chỉ số cơ sở giữa các bên tham gia hợp đồng.

2.5. Hợp đồng tương lai cổ phiếu

Đây là nhóm hợp đồng tương lai xây dựng cho các cổ phiếu riêng lẻ. Cổ phiếu cơ sở của hợp đồng là những cổ phiếu được niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán và thường đòi hỏi phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định, đặc biệt là về tính thanh khoản trên thị trường.

3. Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Để nắm rõ về hợp đồng tương lai - một công cụ của chứng khoán phái sinh thì nhà đầu tư phải biết rõ các đặc điểm của hợp đồng tương lai, từ đó giúp NĐT có nhiều lợi thế khi tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh tốt hơn.

3.1. Tính chuẩn hóa

Hợp đồng tương lai là một công cụ được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh. Vì vậy, đặc điểm hợp đồng tương lai là các điều khoản của hợp đồng đều được chuẩn hóa.

Cụ thể, sở giao dịch nơi niêm yết hợp đồng tương lai sẽ quy định cụ thể các nội dung chi tiết của một hợp đồng, như: loại và chất lượng tài sản cơ sở, quy mô của hợp đồng [số lượng tài sản cơ sở giao dịch tương ứng với một hợp đồng], cách thức giao – nhận cũng như thanh toán giữa hai bên khi hợp đồng đáo hạn…

3.2. Được niêm yết

Được niêm yết và tiêu chuẩn trên Sở giao dịch chứng khoán phái sinh, vì vậy hợp đồng tương lai được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở,..

3.3. Bù trừ và ký quỹ

Trên thị trường hợp đồng tương lai, ký quỹ là biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ mang tính bắt buộc theo hợp đồng đối với cả bên mua và bên bán khi hợp đồng được thanh toán. Nhà đầu tư tham gia thị trường này phải đáp ứng các yêu cầu về ký quỹ do sở giao dịch và trung tâm thanh toán bù trừ quy định cụ thể cho từng loại HĐTL.

Hợp đồng tương lai yêu cầu các bên tham gia thực hiện ký quỹ để:

  • Đảm bảo việc thanh toán mang tính bắt buộc.
  • Thanh toán và bù trừ theo giá thực tế hằng ngày và sẽ thông báo lỗ lãi vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư theo giá thực tế và gọi ký quỹ bổ sung khi cần. Do đó làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của các bên tham gia.

3.4. Dễ đóng vị thế

Nhà đầu tư tham gia HĐTL có thể thực hiện đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng tương lai tương tự. Từ đó, giúp người sử dụng hợp đồng tương lai linh hoạt trong việc sử dụng vốn.

3.5. Đòn bẩy tài chính

Khi tham gia thị trường hợp đồng tương lai nhà đầu tư có khả năng thu được những khoản lợi nhuận hết sức ấn tượng chỉ với một số tiền đầu tư ban đầu rất nhỏ [so với việc đầu tư trên thị trường tài sản cơ sở].

Một nhà đầu tư muốn mua hay bán hợp đồng tương lai chỉ cần đáp ứng yêu cầu ký quỹ với tính chất là khoản cam kết tài chính đảm bảo thực hiện hợp đồng.

Khi dự đoán của nhà đầu tư về biến động giá của tài sản cơ sở trở thành hiện thực, nhà đầu tư sẽ kiếm được lợi nhuận từ vị thế hợp đồng tương lai mà mình nắm giữ. Do hiệu ứng đòn bẩy của khoản tiền ký quỹ, mức sinh lời trên thị trường này thường cao hơn nhiều so với mức sinh lời trên thị trường tài sản cơ sở.

3.6. Tính cam kết về việc thực hiện nghĩa vụ trong tương lai

Khi giao dịch HĐTL, cả hai bên giữ vị thế mua và bán của hợp đồng đều bị ràng buộc bởi những quyền và nghĩa vụ nhất định.

Cụ thể, khi đáo hạn HĐTL, bên bán có nghĩa vụ giao một khối lượng tài sản cơ sở xác định cho bên mua và có quyền được nhận tiền từ bên mua còn bên mua có nghĩa vụ trả tiền theo thỏa thuận trong HĐTL và nhận tài sản chuyển giao từ bên bán.

3.7. Tính thanh khoản

Căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng, NĐT tham gia vào thị trường mua bán HĐTL đều biết được trước một cách rõ ràng họ có thể [hoặc sẽ] mua – bán cái gì, cách thức giao dịch vào thời điểm nào trong tương lai.

Vì vậy, các NĐT có thể mở và đóng vị thế khi cần một cách dễ dàng. Điều này làm cho thị trường hợp đồng tương lai có tính thanh khoản rất cao, và biến hợp đồng tương lai thành công cụ thuận lợi cho các nhà đầu tư sử dụng vào những mục đích khác nhau.

Trên đây là những đặc điểm của hợp đồng tương lai - công cụ quản lý rủi ro hiệu quả trên thị trường phái sinh. Với những ưu điểm của mình, hợp đồng tương lai vẫn sẽ hứa hẹn là một lựa chọn đầu tư thông minh. Chúc các bạn thành công trên con đường đầu tư của mình!

Hợp đồng tương lai đối với cổ phiếu là gì?

thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về một giao dịch diễn ra trong tương lai với mức giá được xác định trước. Là đối tượng được thỏa thuận trong hợp đồng phái sinh. Khoản đặt cọc để tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh, đóng vai trò đảm bảo khả năng thanh toán của hai bên hợp đồng.

Hợp đồng tương lai bảo gồm những gì?

cho hợp đồng..
2.1. Hợp đồng tương lai hàng hóa cơ bản. Hàng hóa cơ bản ở đây bao gồm các loại nông sản, kim loại và năng lượng. ... .
2.2. Hợp đồng tương lai tiền tệ ... .
2.3. Hợp đồng tương lai lãi suất và hợp đồng tương lai trái phiếu. ... .
2.4. Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu. ... .
2.5. Hợp đồng tương lai cổ phiếu..

Giao dịch hợp đồng tương lai ở đâu?

Các Hợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch Phái sinh Việt Nam [HNX] và thanh toán bù trừ qua Trung tâm Bù trừ [VSD].

Hợp đồng tương lai USD là gì?

Hợp đồng tương lai tiền tệ, hay là hợp đồng tương lai ngoại hối thỏa thuận về việc mua hoặc bán một loại tiền tệ cơ sở với tỷ giá cố định vào một thời điểm xác định trong tương lai.

Chủ Đề