Hay chi ra điểm không phải là lợi ích của mạng máy tính

Giải Bài Tập Tin Học 10 – Bài 20: Mạng máy tính giúp HS giải bài tập, giúp cho các em hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Viên Tin Học Lớp 10

Lời giải:

– Mạng là một tập hợp các máy tính được kết nối theo một phương thức nào đó sao cho chúng có thể trao đổi dữ liệu và dùng chung thiết bị. Các máy tính được kết nối có thể trong cùng một phòng, một tòa nhà, một thành phố hoặc trên phạm vi toàn cầu.

– Lợi ích của mạng máy tính:

Cần sao chép một lượng lớn dữ liệu từ máy này sang máy khác trong thời gian ngắn mà việc sao chép bằng đĩa mềm, thiết bị nhớ flash hoặc đĩa CD không đáp ứng được;

Nhiều máy tính có thể dùng chung dữ liệu, các thiết bị, phần mềm hoặc tài nguyên đắt tiền như bộ xử lí tốc độ cao, đĩa cứng dung lượng lớn, máy in laser màu tốc độ cao,…

– Bảo trì máy đơn giản: khi nâng cấp chỉ cần nâng cấp máy chủ mà không cần phải thay đổi toàn bộ máy tính và các thiết bị.

Lời giải:

Mạng máy tính bao gồm ba thành phần:

Các máy tính.

Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau.

Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính.

Lời giải:

– Điểm giống:

Mạng không dây hay có dây đều là tập hợp các máy tính được kết nối theo một phương thức nào đó sao cho chúng có thể trao đổi dữ liệu và dùng chung thiết bị. Các máy tính được kết nối có thể trong cùng một phòng, một tòa nhà, một thành phố hoặc trên phạm vi toàn cầu.

+ Về mặt kỹ thuật – Công nghệ: Mạng có dây sử dụng dây cáp [cáp thường hoặc cáp quang] để truyền thông tin. Trong khi đó, Mạng ko dây sử dụng sóng vô tuyến!

+ Về mặt chi phí lắp đặt: Mạng có dây chi phí cao hơn hẳn [Tiền mua dây cáp], còn mạng ko dây chi phí rất rẻ!

+ Về tính ổn định: Mạng có dây có tính ổn định cao, ít phụ thuộc môi trường bên ngoài. Mạng ko dây có tính ổn định ko cao, phụ thuộc nhiều vào môi trường

Lời giải:

1. Thiết kế kiểu đường thẳng:

– Với kiểu BUS các máy tính được nối với nhau thông qua một trục cáp, ở hai đầu trục cáp có các Terminador đánh dấu điểm kết thúc đường trục, mỗi máy tính được nối với đường trục thông qua một Transceptor.

– Ưu điểm: Theo thiết kế này thì dây cáp nối được tối ưu nhất, tiết kiệm khoảng cách.

– Nhược điểm:

     + Nhược điểm là mạng này cho tốc độ chậm.

     + Khi trên đường cáp có sự cố thì toàn bộ mạng sẽ ngưng hoạt động.

     + Khi có sự cố rất khó kiểm tra phát hiện lỗi

     + Trên thực tế mạng kiểu BUS ít được sử dụng vì có nhiều nhược điểm.

2. Thiết kế kiểu RING [kiểu vòng]

Các máy tính kết nối với nhau thành hình vòng, mỗi máy tính được nối với đường trục thông qua một Transceptor.

– Ưu điểm: Tiết kiệm được dây cáp, tốc độ có nhanh hơn kiểu BUS.

– Nhược điểm:

     + Khi trên đường cáp có sự cố thì toàn bộ mạng sẽ ngưng hoạt động

     + Khi có sự cố rất khó kiểm tra phát hiện lỗi

     + Tương tự kiểu BUS mạng kiểu RING cũng ít được sử dụng.

3. Thiết kế kiểu STAR [kiểu hình sao]

– Hub hay Switch đóng vai trò thiết bị trung tâm và các thiết bị khác kết nối với nó. Hiện tại mô hình này được thiết kế nhiều nhất.

– Ưu điểm:

     + Mạng đấu kiểu hình sao [STAR] cho tốc độ nhanh nhất

     + Khi cáp mạng bị đứt thì thông thường chỉ làm hỏng kết cấu của một máy, các máy khác vẫn hoạt động được.

     + Khi có lỗi mạng, ta dễ dàng kiểm tra sửa chữa.

– Nhược điểm: Kiểu dấu mạng này có chi phí dây mạng và thiết bị trung gian tốn kém hơn.

Hiện nay thì mạng hình STAR được sử dụng phổ biến. Phạm vi ứng dụng của mạng LAN thường được sử dụng để kết nối các máy tính trong gia đình, trong một phòng Game, phòng NET, trong một toà nhà của Cơ quan, Trường học.- Cự ly của mạng LAN giới hạn trong phạm vi có bán kính khoảng 100m, các máy tính có cự ly xa hơn thông thường người ta sử dụng mạng Internet để trao đổi thông tin.

Lời giải:

– Hai loại mô hình mạng đó là:

Mô hình ngang hàng: Trong mô hình này tất cả các máy tính đều bình đẳng với nhau, Điều đó có nghĩa là mỗi máy vừa có thể cung cấp trực tiếp tài nguyên của mình cho các máy khác vừa có thể sử dụng trực tiếp tài nguyênn của các máy khác trong mạng.

Mô hình khách chủ: Trong mô hình này một hoặc một vài máy sẽ được chọn để đảm nhận việc quản lí và cung cấp tài nguyên [chương trình, dữ liệu…], được gọi là máy chủ [Server], các máy khác sử dụng tài nguyên này, được gọi là máy khách [Client].

– Phân biệt máy chủ và máy khách:

Máy chủ là máy tính đảm bảo việc phục vụ các máy khách bằng cách điều khiển việc phân bố tài nguyên nằm trong mạng với mục đích sử dụng chung.

Máy khách là máy sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp.

Máy chủ thường là máy tính có cấu hình mạnh, lưu trữ được dung lượng lớn thông tin phục vụ chung.

Lời giải:

– Giống nhau: đều là hai mạng được phân loại dưới góc độ địa lý.

– Khác nhau :

Mạng LAN kết nối các máy tính ở gần nhau: một phòng, tòa nhà, xí nghiệp, trường học…

Mạng WAN kết nối những máy tính ở cách nhau những khoảng cách lớn, mạng diện rộng thường liên kết các mạng cục bộ.

Lời giải:

– Để tạo thành mạng, các máy tính trong mạng phải có khả năng kết nối vật lí với nhau và tuân thủ các quy tắc truyền thông thống nhất để giao tiếp được với nhau.

– Phương tiện truyền thông [media]: để kết nối các máy tính trong mạng gồm hai loại: có dây và không dây:

Kết nối có dây: Cáp truyền thông có thể là cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, cáp quang. Để tham gia vào mạng, máy tính cần có vỉ mạng được nối với cáp mạng nhờ giác cắm.

Kết nối không dây:

Điểm truy cập không dây WAP là thiết bị có chức năng kết nối các máy tính trong mạng, kết nối mạng không dây với các mạng có dây.

Mỗi máy tính tham gia mạng không dây đểu phải có vỉ mạng không dây.

Bộ định tuyến không dây [Wireless Router] để định tuyến đường tuyền.

– Giao thức là các bộ quy tắc phải tuân thủ trong việc trao đổi thông tin trong mạng giữa các thiết bị nhạn và truyền dữ liệu.

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, mạng máy tính ngàng càng được nâng cấp và đổi mới về cả hệ điều hành, quy mô cũng như ứng dụng vào đời sống nhiều hơn bao hết. Vậy lợi ích của mạng máy tính là gì và nó có đặc điểm như thế nào, hãy cùng thongtinkythuat.com tìm hiểu ngay bài viết dưới đây!

Đặc điểm của mạng máy tính

Mạng máy tính [Computer network] là một nhóm các máy tính và thiết bị ngoại vi được kết nối với nhau bằng các công cụ truyền dẫn như cáp quang, cáp xoắn, sóng điện từ hay tia hồng ngoại, từ đó các máy tính có thể chia sẻ và trao đổi thông tin qua lại với nhau.

Từ khái niệm trên, chúng ta thấy được đặc điểm đầu tiên của mạng máy tính là chia sẻ tài nguyên, dữ liệu từ máy này sang máy khác một cách nhanh chóng và tiện lợi. Điều này có nghĩa là, trong một hệ thống mạng máy tính, dù có ba, bốn hay nhiều thiết bị khác thì tất cả đều có thể truyền tải thông tin cho nhau dễ dàng.

Đặc điểm của mạng máy tính

Thứ hai, khi có kết nối mạng máy tính thì người dùng có thể tạo tập tin, lưu trữ tài liệu trong một máy tính bất kỳ và từ một máy tính khác, họ cũng truy cập được dữ liệu đó mà không phải mất quá nhiều thời gian cho các hoạt động thông thường như gửi mail, fax hay tương tự.

Cuối cùng, mạng máy tính cho phép kết nối thêm một thiết bị trên mạng như máy scan, máy fax hay máy in, từ đó tạo điều kiện cho từng máy tính trong mạng dùng chung các thông tin, dữ liệu sẵn có và có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ trong cùng một thời gian.

Ở trên là những đặc điểm chung nhất của mạng máy tính, ngoài ra chúng ta có thể dựa trên góc độ địa lý để phân chia ra các loại mạng máy tính. Với mỗi loại thì sẽ có những đặc điểm riêng và từng chức năng đặc biệt, phù hợp với một môi trường khác nhau.

Mạng LAN, hay còn gọi là mạng cục bộ [Local Area Network] sẽ có đặc điểm giới hạn trong phạm vi bán kính hẹp, thường được dùng trong nội bộ của các doanh nghiệp, văn phòng hoặc tổ chức nhỏ và có tốc độ truyền dữ liệu cao.

Có thể dựa trên góc độ địa lý để phân chia ra các loại mạng máy tinh

Ngược lại với mạng LAN thì mạng diện rộng [Wide Area Network – WAN] lại không giới hạn khoảng cách kết nối giữa các máy tính với nhau. Tuy nhiên, mạng WAN lại có tốc độ truyền kém hơn rất nhiều so với mạng cục bộ.

Và cuối cùng, bao giờ mạng máy tính cũng bao gồm ba yếu tố chính là các máy tính, phần mềm tạo điều kiện cho việc giao tiếp giữa các máy tính và thiết bị mạng nhằm đảm bảo các máy tính có thể kết nối với nhau như hub, bộ chuyển mạch, bộ định tuyến,..

Bên cạnh đó, bạn hãy lưu ý rằng, mạng máy tính và mạng Internet không phải là một. Trong khi mạng máy tính cho phép con người có thể tương tác trực tiếp [face to face] thì mạng Internet lại không. Và mạng máy tính có các loại như WAN, LAN, CAN và HAN thì mạng Internet chỉ có WWW.

Vai trò của mạng máy tính

Trong kỷ nguyên hiện đại kỹ thuật số, việc giao tiếp và trao đổi thông tin là vô cùng quan trọng nên chúng ta không thể phủ nhận được vai trò to lớn mà mạng máy tính đem đến cho con người, đây được xem như một trong những giải pháp công nghệ công tin quan trọng nhất hiện nay.

Mạng máy tính có vai trò như người cung cấp thông tin cho mọi đối tượng sử dụng. Hiện nay, mạng máy tính có một vai trò vô cùng quan trọng vì nó cung cấp cho chúng ta những phần mềm trò chuyện trực tuyến như thư điện tử [Gmail] hay ngay trên chính nền tảng xã hội [Facebook, Zalo, Twitter,…]

Mạng máy tính còn đóng vai trò là dấu gạch giữa kết nối dữ liệu giữa các máy tính với nhau

Không những thế, mạng máy tính còn đóng vai trò là dấu gạch giữa kết nối dữ liệu giữa các máy tính với nhau. Người dùng có thể sử dụng một kho thông tin khổng lồ đa dạng và phong phú để đem đến những thuận tiện trong quá trình học tập, làm việc.

Thêm vào đó, việc dùng chung một thiết bị phần cứng cũng là vai trò quan trọng của mạng máy tính. Nơi tổ chức học lập, làm việc có kết nối mạng thì chỉ cần có một máy in, máy fax hay bất cứ loại máy khác cũng đủ để có thể phục vụ nhu cầu của vô số lượng người có trong đó.

Xem thêm: 

Tìm hiểu lợi ích của mạng máy tính

Nhờ có mạng máy tính, con người có thể kết nối với nhau ở bất cứ nơi đâu và trong mọi hoàn cảnh, điều này đã đáp ứng được nhu cầu về chia sẻ tài nguyên, dữ liệu mà chúng ta đang cần. Các tiện ích như gửi tin điện tử, trò chuyện trực tuyến, tra cứu thông tin cũng dần trở nên phổ biến và đa dạng hơn.

Điều này đồng nghĩa với việc người dùng có thể sử dụng, truy cập thông tin từ xa nếu máy tính của họ nằm trong phạm vi mà mạng máy tính cho phép. Nhân viên, nhà cung cấp hay khách hàng cũng thông qua đó để dễ dàng tiếp nhận dữ liệu cũng như liên hệ an toàn hơn bao giờ hết.

Khi sử dụng mạng máy tính cho doanh nghiệp, người điều hành có thể quản lý nhân viên và giám sát công việc chặt chẽ hơn. Ví dụ: Trong một cuộc họp, tất cả nhân viên đều dùng máy tính nhưng làm sao để giám đốc có thể chắc chắn rằng họ có tập trung vào nội dung cuộc họp hay không?

Và cách mà chúng ta vẫn thường sử dụng đó chính là server – máy chủ một hệ thống. Để dễ hiểu hơn thì bạn hãy hình dung, ở một văn phòng có mười máy tinh khác nhau đang cùng làm việc, thay vì mỗi máy tự độc lập kết nối đến máy fax và phải dùng chung một drive thì khi sử dụng server, bạn không cần phải làm nhiều thao tác rắc rối như trên. Chỉ cần kết nối máy fax với máy chủ trong mạng máy tính thì các máy còn lại sẽ tự động cho ra kết quả tương tự.

Tìm hiểu lợi ích của mạng máy tính

Việc chia sẻ tài nguyên thông qua các thiết bị ngoại vị như máy in, máy scan, máy photocopy hay máy quét như trên sẽ giúp con người tiết kiệm được thời gian, chi phí cũng như công sức khi phải lặp đi lặp lại một thao tác trên quá nhiều máy tính.

Không chỉ dừng lại ở đó, lợi ích của mạng máy tính còn nằm ở chỗ chỉ cho phép chia sẻ kết nối một Internet duy nhất. Điều này giúp doanh nghiệp có thể nâng cao bảo mật mạng cũng như giảm thiểu tối đa rủi ro hệ thống dữ liệu thông tin sẽ bị các thế lực xấu đánh cắp.

Thêm vào đó, dựa trên cơ sở dữ liệu chung, doanh nghiệp có thể cải thiện tình trạng tìm kiếm thông tin sai sót và giúp nhân viên truy cập vào mạng một cách an toàn nhất mà không phải lo ngại về vấn đề bị khóa dữ liệu, ngăn chặn các lỗi cơ bản như bảo mật kém hay các trường hợp rủi ro khác.

Nhờ những điều trên mà bạn có thể cắt giảm chi phí khi phải chia sẻ thiết bị ngoại vị cũng như tính năng truy cập Internet. Điều này tạo điều kiện để tập trung quản trị mạng, một nhân viên có thể giao dịch với nhiều nhóm khách hàng khác nhau bằng cách tiếp cận cơ sở dữ liệu chung.

Mạng máy tính còn giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí

Ngoài ra, mạng máy tính còn giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cho những lần truy cập Internet riêng lẻ bằng cách cung cấp ISP [Internet Service Provider]. Lợi ích của mạng máy tính còn nằm ở chỗ cải thiện hiệu quả vấn đề lưu trữ khối lượng thông tin.

Ví dụ: Doanh nghiệp có 20 máy tính và mỗi nhân viên đều có khả năng sẽ sử dụng dữ liệu cho một mục đích nhất định. Nếu không có mạng máy tính, bạn sẽ phải tạo bản sao các tệp trên mỗi máy tính khác nhau nhưng khi dùng mạng máy tính, chỉ cần một máy chủ trung tâm thì vấn đề sử dụng hay lưu trữ đã không còn là nỗi lo.

Bên cạnh đó, công nghệ ngày càng đổi mới đã tạo điều kiện cho con người kết nối điện thoại với mạng máy tính. Bằng cách đăng nhập vào một phím tắt, nhân viên có thể làm việc mọi lúc, kể cả ở bất cứ đâu mà không cần phải đến tại công ty hoạt động trực tiếp.

Mạng máy tính dần đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống ngày nay của con người. Với những lợi ích của mạng máy tính đã góp phần thay đổi cách nhìn của chúng ta về việc học tập, làm việc và phát triển, xây dựng nên một xã hội tốt đẹp, văn minh. Ưu điểm của mạng máy tính nhiều vô kể nhưng quan trọng là mỗi cá nhân phải biết nắm bắt cơ hội và sử dụng sao cho đúng mục đích tích cực.

Video liên quan

Chủ Đề