Hạnh phúc trong những điều giản dị là gì

Đến một lúc, chúng ta bỗng thông hiểu tất cả mọi quy luật của đất trời rằng không có gì là trường tồn bất biến, ngược lại chính nhờ sự biến đổi ấy mà chúng ta có những điều mới mẻ tinh khôi.

Đến một lúc, mọi giông tố mịt mùng không che nổi sự bừng sáng của con tim và mọi khổ đau buồn tủi không đánh gục được niềm lạc quan tiềm ẩn trong một tinh thần.Chúng ta sống quá lâu trong thành kiến và định kiến hẹp hòi cùng với lòng kiêu mạn đứng chen chân trong một ngôi nhà bản ngã; đến một lúc, chúng ta cần phải bước ra khỏi cửa để được ngắm nhìn toàn bộ sự mênh mông và bát ngát của đất trời.Đến một lúc, chúng ta cảm nhận được niềm vui khi tấm lòng rộng mở và trái tim thắp sáng lên niềm tin yêu cuộc sống.Đến một lúc, chúng ta nhìn lại và cười nhạo vào những trò hề do chính mình tạo ra và chúng ta trở nên lặng lẽ để thấy rõ sự cần thiết của tĩnh tại tâm hồn. Chúng ta chợt nhận thấy quy luật sâu xa của cuộc sống hạnh phúc không chỉ là đón nhận mà còn phải là sự Cho đi.Đến một lúc, cảm thấy ngập tràn hạnh phúc không phải vì chúng ta vớt lên được cái gì đó từ dòng nước mà chính là quăng bỏ bớt cho dòng nước cuốn trôi.Đến một lúc, chúng ta hiểu được sự thật của niềm vui không phải là ở đỉnh vinh quang hay ngọn núi ngập hoa vàng mà chính là từng bước chân thảnh thơi và được ngắm hoa cỏ dại trên đường.Chúng ta chợt nhận ra rằng hạnh phúc không phải ở đâu xa mà chính là sự mãn nguyện trong từng phút giây hiện tại.Khi đã trải qua bao nhiêu buồn vui thương ghét, bao hy vọng chán chường, bao thành công thất bại.Đến một lúc chúng ta chợt nhận thấy rằng tất cả mọi sự đời đến và đi, có rồi không dường như chỉ là một tuồng ảo hóa.Chúng ta cảm thấy mọi lý luận, ngôn từ đều thừa thãi, thay vào đó chỉ cần một nụ cười, một ánh mắt hoặc một tình thương nồng ấm dẫu chỉ là của người khách qua đường cũng đủ làm cho ta ấm lòng và tươi vui hơn trong cuộc sống.Đến một lúc, chúng ta thấy tuổi trẻ của mình chỉ toàn là ước mơ cùng với nỗ lực vào tương lai hun hút, và đến lúc già đi thì luôn hồi ức tiếc thương một dĩ vãng đã xa rồi. Trong một đời người ngắn ngủi chúng ta đã đánh lỡ đi bao sự sống nhiệm mầu trong thực tại giản đơn.Đến một lúc, chúng ta hiểu ra rằng duy chỉ có tình thương, chứ không phải có bất cứ thứ gì khác giúp con người thiết lập được trật tự mới và hòa bình cho nhân loại.Mọi dòng sông đều chảy ra biển cả, mọi con đường chân lý đều hướng về nẻo đạo vô biên và mọi yêu thương chung cuộc đều đạt đến chân phúc.Đến một lúc, chúng ta cần phải dọn đất trồng hoa trên mảnh vườn của mình còn hơn mỏi mòn chờ đợi ai đó mang hương sắc đến dâng cho.Tất cả mọi hành động của ta chỉ là những đợt sóng lăn tăn trên mặt biển nhưng trong lòng đại dương sâu thẳm vẫn còn đó sự lặng lẽ bình yên.Đến một lúc, chúng ta cảm thấy những việc làm thường nhật phải là niềm vui cho sự sống hàng ngày chứ không phải là sự bắt buộc hay là một quán tính khô khan, máy móc của đời mình.Hiểu ra rằng bản ngã ích kỷ thường khiến mìnhnhìn thấy lỗi lầm, sự xấu xa của người khác hơn là chính bản thân mình. Chúng ta thường che đậy và bảo vệ mình khỏi tổn thương nhưng vô tình điều ấy là tự ôm chất độc và giết chết bản thân mình.Đến một lúc, chúng ta cảm thấy sự tha thứ, bao dung là món quà tặng vô giá và cần thiết mà con người có thể trao tặng cho nhau không bao giờ cạn.Khi chúng ta thấy mình tham vọng quá lớn trong khi đời người thật ngắn ngủi, đó là lúc mình hiểu ra hành trang cho lộ trình vạn dặm không phải là những gì có thể nắm bắt bên ngoài mà đó là yếu tố tâm linh bất diệt bên trong.Đến một lúc, chúng ta hiểu con đường tâm linh thì tuyệt đối đơn độc, không ai có thể đi theo dẫu đó là người thân yêu nhất.Chúng ta cảm nhận những khoảnh khắc tĩnh lặng nhỏ bé của tâm hồn còn quý giá hơn cả những tài sản được cất chứa chung quanh là lúc chúng ta định lượng được giá trị chân thật của một kiếp người.Chúng ta hiểu rằng cần phải thánh hóa đời sống hơn là chạy đi tìm thiên đường ở chốn xa xăm.Đến một lúc, chúng ta cảm thấy không sợ hãi địa ngục hoặc một thế lực tối cao, nhưng bằng trí tuệ tuyệt vời, chúng ta thấy rằng vạn pháp vốn là không và số phận tùy thuộc vào khả năng giác ngộ của chính mình.Chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản trước những mất mát, đau thương vì lòng nước thanh lương có thể cuốn trôi đi bao hệ lụy và có thể đưa chúng ta bến bờ rạng rỡ của ngày mai.

Hạnh phúc không ở đâu xa, hạnh phúc đến từ những điều giản dị do bản thân mỗi người tạo ra và cảm nhận. Nếu ánh sáng không đến từ đôi mắt, thì nó sẽ được thắp lên bằng ý chí, nghị lực, niềm tin, tình yêu thương vào những điều tốt đẹp. Phương châm sống ấy giúp nhiều cặp vợ chồng người khiếm thị vượt lên hoàn cảnh, nỗ lực xây dựng gia đình êm ấm, hạnh phúc. Và điều đó cũng được thấy qua đám cưới tập thể dành cho người khiếm thị lần đầu tiên được tổ chức vào cuối tháng 11-2019 vừa qua tại Hà Nội.

Đám cưới cổ tích

Những tháng cuối năm, khi tiết trời khô ráo, dễ chịu cũng là thời điểm bước vào mùa cưới - mùa của những tin vui, niềm hạnh phúc lan tỏa, đong đầy. Năm nào cũng vậy, song đối với 21 cặp vợ chồng người khiếm thị có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Hà Nội, mùa cưới năm 2019 là thời điểm có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc đời họ.

Có những người đã ở tuổi xế chiều lần đầu mặc trang phục cưới, hạnh phúc dắt tay người bạn đời bước vào lễ đường; có những người trẻ được thỏa niềm mong ước làm cô dâu, chú rể trong "đám cưới cổ tích" - đám cưới tập thể dành cho người khiếm thị lần đầu tiên được tổ chức tại Trung tâm tiệc cưới Sapphire, đường Ngọc Khánh [quận Ba Đình] vào cuối tháng 11 vừa qua.

Các cặp vợ chồng khiếm thị trong đám cưới tập thể̉ được tổ chức vào tháng 11-2019 tại Hà Nội. Ảnh: Hà Hiền

Trong khoảnh khắc đáng nhớ, ông Bạch Quang Hải [59 tuổi], hội viên Hội Người mù quận Hà Đông, hiện trú tại tổ dân phố 9, phường Mộ Lao [quận Hà Đông] chia sẻ về người bạn đời, với niềm xúc động.

Theo lời kể, ông Hải nên duyên với bà Đặng Thị Tú Anh [49 tuổi] vào năm 2004. Khi đó, ông Hải vừa bị khiếm thị, vừa gánh trên vai trách nhiệm chăm sóc bố mẹ già và hai con nhỏ [người vợ đầu của ông không may mất sớm]; còn bà Đặng Thị Tú Anh là người bình thường, chưa xây dựng gia đình. Do hoàn cảnh khó khăn, gia đình hai bên chỉ sắp mấy mâm cơm kính báo tổ tiên và mời một số người thân chứng kiến.

Nhờ sự khéo léo, tảo tần của người bạn đời “sáng mắt, sáng lòng” và tình yêu thương giữa các thành viên, đại gia đình ông Bạch Quang Hải luôn rộn ràng niềm vui. Hiện nay, cả gia đình ông gồm 4 thế hệ, có đủ con trai, con gái, con dâu, con rể và các cháu nội, ngoại với tổng số hơn 10 thành viên cùng sinh sống thuận hòa dưới một nếp nhà. Cá nhân ông Hải trở thành người điều hành Hợp tác xã Ánh Sáng, thuộc Hội Người mù quận Hà Đông, hiện có hơn 10 lao động là người khiếm thị. Hợp tác xã hoạt động hiệu quả, góp phần tạo ra cơ hội hòa nhập cho những người đồng cảnh.

Cũng tại đám cưới đặc biệt này, phóng viên Báo Hànộimới đã chứng kiến và lắng nghe nhiều câu chuyện về tình yêu, hạnh phúc gia đình ngỡ tưởng chỉ có trong phim ảnh, tiểu thuyết.

Đó là trường hợp ông Bùi Doãn Thụ [68 tuổi] và bà Trịnh Thị Mai [66 tuổi], trú tại tổ dân phố 34, phường Yên Phụ [quận Tây Hồ]. Hai ông bà cùng bị khiếm thị, cùng sinh hoạt trong Hội Người mù quận Tây Hồ, rồi nên duyên vợ chồng từ năm 1983, sinh được một người con gái. Gần 40 năm qua, hai ông bà đã cùng nhau bước qua bao nhiêu chông gai, vượt qua muôn vàn sóng gió bằng tình yêu và niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời.

Ông Bùi Doãn Thụ tâm sự: “Mỗi khi nhớ lại những kỷ niệm, cả hai chúng tôi đều thấy hài lòng. Điều duy nhất khiến tôi băn khoăn là người bạn đời chưa được mặc trang phục cưới. Đến nay, niềm mong ước bấy lâu đã trở thành hiện thực, niềm vui, hạnh phúc đã vẹn tròn”.

Câu chuyện gây xúc động không kém là hành trình vượt qua mặc cảm, tự ti, khoảng cách địa lý để về sống chung dưới một mái nhà của cặp vợ chồng Hoàng Văn Long [41 tuổi, cao 1m40, bị khiếm thị], trú tại xã Tráng Việt [huyện Mê Linh] và Nông Thị Thánh [28 tuổi, cao 1m10 do mắc bệnh lùn] đến từ tỉnh Cao Bằng. Dù cả hai gia đình ngăn cản khi thấy anh, chị “lo cho thân mình chưa xong, còn muốn ràng buộc thêm trách nhiệm”, nhưng anh Long và chị Thánh vẫn quyết tâm đến với nhau vào năm 2015.

Viết tiếp những ước mơ

Sau đám cưới cổ tích, cặp vợ chồng “tí hon” Hoàng Văn Long và Nông Thị Thánh viết tiếp ước mơ, hạnh phúc của đời mình bằng công việc hát dạo mà cả hai cùng đam mê; cùng chăm sóc gia đình và đứa con 15 tháng tuổi.

Chị Thánh tâm sự: “Đâu đó vẫn có những người thấy hình ảnh vợ chồng tôi, họ tỏ ra thương hại. Đôi lúc chúng tôi phải nghe những lời bình phẩm, nhận xét không hay. Nhưng, vượt lên tất cả, chúng tôi muốn sống cho cuộc đời mình. Hiện tại, chúng tôi hài lòng với những gì đang có. Tương lai, chúng tôi sẽ tìm một công việc nào đó ổn định, phù hợp hơn để mưu sinh”.

Còn ông Đỗ Văn Liễu [vợ là bà Nguyễn Thị Hoa], ở xã Viên Sơn, thị xã Sơn Tây bày tỏ: “Dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng các thành viên trong gia đình tôi luôn được sống trong không khí ấm áp, hạnh phúc. Người giữ lửa yêu thương chính là người phụ nữ đã song hành với tôi trên bước đường đời”.

Tiếp lời chồng, bà Hoa chia sẻ: “Tôi luôn tâm niệm, trong cuộc sống, hạnh phúc do bản thân và người thân tạo ra và cảm nhận, không phải do người xa lạ mang đến. Vì vậy, thay vì tự ti, sống thụ động, khép kín, chúng tôi đã nỗ lực vượt lên hoàn cảnh”. 

Góp phần giúp 21 cặp vợ chồng người khiếm thị có hoàn cảnh khó khăn hoàn thành tâm nguyện lớn của đời người, tự tin hướng về tương lai, đó là Hội Người mù thành phố Hà Nội và các nhà hảo tâm. Sau thành công của đám cưới tập thể dành cho người khiếm thị lần đầu tiên được tổ chức, Hội Người mù thành phố Hà Nội dự kiến sẽ duy trì hoạt động này trong những năm tiếp theo.

“Thực tế còn rất nhiều gia đình người khiếm thị có hoàn cảnh khó khăn chưa có điều kiện tổ chức lễ cưới trang trọng trong niềm hân hoan, chúc phúc của mọi người; còn nhiều người chưa vượt qua được rào cản tâm lý để xây dựng gia đình, nhất là đối với nữ giới. Qua hình thức tổ chức lễ cưới tập thể, chúng tôi muốn truyền đi thông điệp: Mọi người đều có quyền được hạnh phúc. Những ai có niềm tin, có nghị lực vươn lên, thì hạnh phúc sẽ đến…”, ông Lê Trung Quyết, Chủ tịch Hội Người mù thành phố Hà Nội bày tỏ.

Video liên quan

Chủ Đề