Hạch toán lợi thế thương mại khi cổ phần hóa năm 2024

Tôi có một số vướng mắc về thuế lệ phí trước bạ và CP TTNDN kính nhờ ban tư vấn. Hiện tại cty tôi có mua một trạm xăng từ cty mẹ bán ( cty hạch tóan độc lập). Giá trị trạm xăng bao gồm đất, tài sản và lợi thế thương mại do cơ quan thẩm định giá theo phương pháp tài sản như sau. - Trạm xăng ( nhà VP, hầm chứa bồn dầu, mương công nghệ, tường rào, CQSD đất...) : 1,9 tỷ - Tài sản gắn liền trạm xăng ( trụ bơm, máy phát điện, giếng khoan, hệ thống điện...): 0,7 tỷ - Lợi thế thương mại: 1,7 tỷ Tổng cộng giá trị trước thuế là: 4,3 tỷ . ( trong đó có CP chuyển quyền sử dụng đất ko chịu thuế là 1.1 tỷ ) Thuế GTGT : 10% ( 4,3 tỷ -1,1 tỷ) *10% 0,32 tỷ Tổng thanh toán: 4,62 tỷ Ban Tư vấn thuế cho tôi hỏi: 1. Khi nộp lệ phí trước bạ thì lợi thế thương mại có phài chịu thuế trước bạ không ? Cty tôi phải nộp lệ phí trước bạ trên số tiền tồng thanh tóan (4,62 tỷ * 0.5 %) hay nộp lọai trừ chi phí lợi thế thương mại. ( 4.62 tỷ - 1.1tỷ )*0.5% ? 2. CP lợi thế thương mại theo CV 1560/BTC-TCT ngày 29/01/2011 quy định: + Giá trị lợi thế kinh doanh nằm trong phần giá trị doanh nghiệp do đánh giá lại khi cổ phần hoá nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương pháp tài sản (trừ những doanh nghiệp được định giá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu) theo quy định hiện hành thì giá trị lợi thế kinh doanh chưa được phân bổ dần vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. + Trường hợp Doanh nghiệp bỏ ra các khoản chi phí nếu có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định để có lợi thế kinh doanh thì giá trị lợi thế kinh doanh được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng tối đa không quá 3 năm. Đối với trường hợp doanh nghiệp tự xác định giá trị lợi thế kinh doanh thì không được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh (theo quy định hiện hành tại TT 130/2008/TT-BTC). Như vậy nếu bên cty tôi chịu lệ phí trước bạ trên tổng giá trị thanh toán thì phần lợi thuế thương mại Cty tôi có được hạch tóan vào tài sản trích khấu hao và được tính chi phí hợp lý trong thuế TNDN khi quyết tóan thuế không ? (do cty em có đầy đủ hóa đơn do cty mẹ bán và đã nộp phí ).

1/ Về lệ phí trước bạ

Lệ phí trước bạ được đánh trên tổng giá trị TS (đất đai, nhà cửa, ô tô, xe máy, tàu, thuyền,...) khi chuyển nhượng từ người bán sang người mua và áp theo thuế suất qui định riêng đối với từng loại TS.

Vậy cty bạn mua TS (là trạm xăng) đã được cty mẹ bán và xuất hóa đơn GTGT thì cty bạn phải tính lệ phí trước bạ trên tổng giá trị TS chuyển nhượng.

2/ Về hạch toán và QT chi phí lợi thế TM

- Nếu cty bạn mà tiến hành cổ phần hóa từ DNNN (Hội đồng xác định giá trị DN là các cơ quan có thẩm quyền của NN đánh giá theo PP TS) thì lợi thế thương mại không được phân bổ vào chi phí mà phải xác định vào nguyên giá TSCĐ rồi trích KH theo chế độ trích KH TSCĐ hiện hành.

- Nếu cty bạn CPH xác định TS theo PP dòng tiền chiết khấu thì giá trị lợi thế thương mại được phân bổ dần vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

- Nếu cty bạn tự định giá trị lợi thế TM (HĐQT tự tính toán và quyết định) thì giá trị lợi thế TM cũng không được phân bổ (tính) vào chi phí khi QT thuế TNDN nhé vì việc định giá này chỉ để DN biết và sử dụng cho các việc đầu tư khác (VD: Định giá để đi vay vốn NH, đi góp vốn hợp tác KD,...).

- Vì cty bạn bỏ tiền ra mua lại TS (trạm xăng) trên của cty mẹ và được bên bán xuất hóa đơn tài chính đúng qui định (chú ý nếu trong HĐKT có qui định rõ phần giá trị lợi thế TM và hóa đơn cũng ghi phần giá trị lợi thế TM) thì cty bạn được tính phần giá trị lợi thế TM vào chi phí được trừ trong QT thuế TNDN cuối năm thông qua việc phân bổ dần vào chi phí tối đa là 3 năm nhé.

- Hạch toán kế toán phần giá trị lợi thế TM mà bên bán xuất hóa đơn tài chính: Bên mua ghi nhận vào TK 242 rồi phân bổ dần trong vòng 3 năm tài chính nhé. Nếu phân bổ quá 3 năm thì coi như khoản chi phí còn lại chưa phân bổ sẽ đương nhiên bị xuất toán nếu đưa vào chi phí được trừ trong QT thuế TNDN.

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 126/2017/NĐ-CP được sửa đổi Khoản 7 Điều 3 Nghị định 140/2020/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần thì việc xác định giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa được quy định cụ thể như sau:

1. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa gồm giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển.

2. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định như sau:

  1. Giá trị thương hiệu được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc tạo dựng và bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp 05 năm, bao gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giới thiệu công ty; xây dựng trang thông tin điện tử (website) của doanh nghiệp.
  1. Giá trị tiềm năng phát triển được tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là tiềm năng phát triển của doanh nghiệp được đánh giá trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai khi so sánh tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp với lãi suất trái phiếu Chính phủ như sau:

Giá trị tiềm năng phát triển

\=

Giá trị phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

x

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn 1 nhà nước bình quân 5 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

-

Lãi suất trúng thầu của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

Trong đó:

- Giá trị phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là tổng giá trị thực tế theo sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của doanh nghiệp cổ phần hóa sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có) và không bao gồm số dư khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này.

- Vốn nhà nước được xác định bao gồm số dư: Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu - tài khoản 411; Quỹ đầu tư phát triển - tài khoản 414 và Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản - tài khoản 441 theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán doanh nghiệp. Việc xác định vốn nhà nước của các doanh nghiệp cổ phần hóa là các tổ chức tín dụng theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế xác định như sau:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 5 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

\=

Lợi nhuận sau thuế bình quân 5 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

X

100%

Vốn nhà nước theo sổ kế toán bình quân 05 năm được xác định bằng tổng số vốn nhà nước bình quân hàng năm chia (:) cho 05. Số vốn nhà nước bình quân hàng năm được xác định trên cơ sở số vốn nhà nước đầu năm cộng với số vốn nhà nước cuối năm chia (:) cho 02.