Giáo trình Pháp luật đại cương Trường Đại học Lao Động - Xã Hội

Ngày 09/3/2011, Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động - Xã hội đã ban hành Quyết định số 219/QĐ-ĐHLĐXH về việc thành lập Khoa Luật trên cơ sở Bộ môn Luật được thành lập năm 2009. Tiền thân của Khoa Luật là Tổ Pháp luật đại cương trực thuộc khoa Lao động tiền lương. Hiện nay Khoa Luật có 03 tổ bộ môn là: Pháp luật Hành chính – Nhà nước, Pháp luật Thương mại và Pháp luật Dân sự.

2. chức năng – nhiệm vụ

- Tham mưu cho Giám đốc về đào tạo các môn học được phân công giảng dạy và nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn.

- Quản lý công tác chuyên môn thuộc trách nhiệm và thẩm quyền. 

- Lập kế hoạch xây dựng và hoàn thiện chương trình, giáo trình, bài giảng, cập nhật tài liệu phục vụ giảng dạy;

- Tham gia đào tạo các bậc học theo chuyên ngành được phân công;

- Thực hiện nghiên cứu khoa học;

- Tham gia giảng dạy các lớp tập huấn cho Doanh nghiệp; bồi dưỡng kiến thức ngành cho cán bộ các tỉnh phía Nam.

- Quản lý, điều hành Chi hội Luật gia [được thành lập 7/1/2013] nhằm thực hiện hoạt động tư vấn, tuyên truyền pháp luật giải đáp thắc mắc, phục vụ nhu cầu của xã hội.

- Các chức năng, nhiệm vụ khác theo quy chế và phân công.

3. Đội ngũ giảng viên

3.1. Hội đồng khoa học

Căn cứ Quyết định 94/QĐ-CSII ngày 01 tháng 3 năm 2019 của Cơ sở II Trường ĐH Lao động – Xã hội, Hội đồng khoa học Khoa Luật bao gồm 07 thành viên:

STT

Họ và tên

Chức vụ, đơn vị công tác

Thành phần

1

TS. Nguyễn Thị Hoa Tâm

Phó Giám đốc Cơ sở II

Chủ tịch

2

ThS. Lê Thị Toàn

Phó BM. PL Thương mại

Thư ký

3

ThS. Nguyễn Đăng Phú

Phó Trưởng khoa Luật

Thành viên

4

PGS. TS. Bành Quốc Tuấn

Trường ĐH Công nghệ TP.HCM

Thành viên

5

PGS. TS. Doãn Hồng Nhung

Trường ĐH Quốc gia Hà Nội

Thành viên

6

TS. Đoàn Thị Phương Diệp

Trường ĐH Kinh tế - Luật

Thành viên

7

TS. Lê Ngọc Thạnh

Phụ trách Phòng KH&HTQT

Thành viên

3.2. Đội ngũ giảng viên

Khoa Luật hiện có 11 giảng viên cơ hữu và nhiều giảng viên thỉnh giảng từ các Trường Đại học khác tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các giảng viên Khoa Luật có trình độ từ Thạc sĩ trở lên, được cơ cấu thành 03 tổ bộ môn: Pháp luật Thương mại; Pháp luật Dân sự; Pháp luật Hành chính - Nhà nước.

Giảng viên khoa Luật có nhiệm vụ chính là giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong nhiều lĩnh vực: pháp luật về kinh doanh, thương mại, bảo hiểm, bất động sản, cạnh tranh, thuế, giải quyết tranh chấp...; pháp luật về hành chính – hiến pháp; pháp luật hình sự và tố tụng hình sự; pháp luật dân sự, hợp đồng và tố tụng dân sự; pháp luật đất đai, môi trường... cho sinh viên của Cơ sở 2 Trường Đại học Lao động – Xã hội theo chương trình đào tạo cử nhân Luật Kinh tế và sinh viên theo chương trình đào tạo cử nhân Quản trị nhân lực, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Công tác xã hội, Tâm lý, Kinh tế lao động, Bảo hiểm của trường; hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, thực tập cuối khóa, viết khóa luận tốt nghiệp cuối khóa, tham gia sinh hoạt Chi hội Luật gia và các công tác khác theo sự phân công của Nhà trường.

NGUYỄN ĐĂNG PHÚ

PHỤ TRÁCH KHOA

Giảng viên – Nghiên cứu sinh – Trưởng Bộ môn Pháp luật Hành chính – Nhà nước

Các học phần phụ trách:

+ Pháp luật đại cương

+ Luật Hình sự

+ Luật Tố tụng Hình sự

+ Lý luận nhà nước và pháp luật

NGUYỄN THỊ VÂN

PHỤ TRÁCH BỘ MÔN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Giảng viên – Thạc sĩ

Các học phần phụ trách:

+ Luật Lao động

+ Luật Dân sự

LÊ THỊ TOÀN

PHỤ TRÁCH BỘ MÔN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI

Giảng viên – Thạc sĩ

Các học phần phụ trách:

+ Luật Kinh tế

+ Luật Thuế - Kế toán

+ Luật Cạnh tranh

ĐẶNG THỊ TỐ UYÊN

BỘ MÔN PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC

Giảng viên – Thạc sĩ

Các học phần phụ trách:

+ Soạn thảo văn bản

+ Luật Hành chính

+ Kỹ năng xử lý công việc hành chính

+ Xây dựng văn bản pháp luật

NGUYỄN THỊ THU THỦY

BỘ MÔN PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC

Giảng viên – Thạc sĩ

Các học phần phụ trách:

+ Soạn thảo văn bản

+ Đại cương văn hóa Việt Nam

HOÀNG THỊ BIÊN

BỘ MÔN PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC

Giảng viên – Thạc sĩ

Các học phần phụ trách:

+ Soạn thảo văn bản

+ Xây dựng văn bản pháp luật

+ Lịch sử văn minh thế giới

TRỊNH THÙY LINH

BỘ MÔN PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC

Giảng viên – Thạc sĩ

Các học phần phụ trách:

+ Pháp luật đại cương

+ Luật Hôn nhân và Gia đình

+ Luật Hình sự

+ Luật Tố tụng hình sự

+ Lý luận về nhà nước và pháp luật

LỮ THỊ NGỌC DIỆP

TỔ BỘ MÔN PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI

Giảng viên – Thạc sĩ

Các học phần phụ trách:

+ Luật Kinh tế

+ Luật Thuế - Kế toán

+ Luật Cạnh tranh

+ Pháp luật đại cương

LÊ NGỌC THẠNH

BỘ MÔN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Giảng viên – Tiến sĩ

Các học phần phụ trách:

+ Luật Đất đai

+ Luật Hiến pháp

+ Luật Môi trường

+ Pháp luật kinh doanh bất động sản

NGUYỄN THỊ QUỲNH PHƯƠNG

BỘ MÔN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Giảng viên – Thạc sĩ

Các học phần phụ trách:

+ Pháp luật đại cương

+ Luật Lao động

+ Luật Hình sự

+ Luật Tố tụng hình sự

5. Chương trình đào tạo cử nhân

Tên ngành đào tạo: Luật Kinh tế

Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung

Trình độ đào tạo: Đại học

Thời gian đào tạo: 4 năm

- Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân Luật Kinh tế có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức lý luận về pháp luật, có kỹ năng hành nghề cơ bản để thực hiện tốt công việc sau khi tốt nghiệp, cụ thể như sau:

+ Về kiến thức, trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật; kiến thức về pháp luật, thực tiễn pháp lý, đặc biệt là kiến thức pháp lý cho hoạt động kinh doanh ở Việt Nam và nắm được nguyên tắc pháp lý hoạt động kinh doanh quốc tế; có thể sử dụng tương đối thành thạo một ngoại ngữ và tin học trong công việc và trong giao dịch kinh doanh.

+ Về kỹ năng, trang bị cho người học những kỹ năng cơ bản của nghề luật như: Kỹ năng tư duy pháp lý; kỹ năng đàm phán, soạn thảo các loại hợp đồng; kỹ năng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại; kỹ năng tư vấn pháp luật trong kinh doanh, thương mại; kỹ năng tổ chức công việc hành chính, chuyên môn như truy cứu, cập nhật, phân loại các văn bản quy phạm pháp luật, thuyết trình, phổ biến pháp luật.

+ Về thái độ, luôn quan tâm giáo dục và nhắc nhở người học có ý thức tôn trọng luật pháp, tôn trọng đạo đức xã hội và đạo đức nghề nghiệp, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; năng động sáng tạo trong giải quyết công việc; hợp tác tốt với đồng nghiệp và cộng đồng trong công việc và cuộc sống.

- Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Luật Kinh tế:

+ Các cơ quan nhà nước: Công an, Toà án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp và các Cơ quan Nhà nước khác;

+ Các doanh nghiệp: vị trí nhân sự, chuyên viên pháp lý, pháp chế doanh nghiệp

+ Các tổ chức hành nghề Luật: Văn phòng luật sư, công chứng, các hiệp hội nghề nghiệp, dân sự, thừa phát lại, trọng tài thương mại;

+ Các tổ chức chính trị, chính trị xã hội; đơn vị sự nghiệp có liên quan đến lĩnh vực Luật.

- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

+ Tiếp tục học tập sau đại học [thạc sĩ, tiến sĩ] thuộc các chuyên ngành Luật ở các cơ sở đào tạo theo quy định;

+ Tiếp tục học tập sau đại học ở các chuyên ngành đào tạo khác sau khi có đủ số kiến thức chuyển đổi theo quy định;

+ Tiếp tục học tập và được cấp các chứng chỉ hành nghề Luật sư, công chứng viên, thừa phát lại,...

- Trình độ Ngoại ngữ, tin học:

+ Sử dụng tương đối thành thạo ít nhất một ngoại ngữ trong giao tiếp và trong công việc [Đối với ngoại ngữ là tiếng Anh đạt chuẩn: 450 điểm TOEIC]

+ Sử dụng thành thạo tin học văn phòng trong phục vụ công việc.

6. Thông tin Chi bộ, Đoàn thanh niên Khoa

6.1. Chi bộ Luật

Chi bộ Luật trực thuộc đảng ủy bộ phận cơ sở II, thành lập vào tháng 5/2016 sau khi được tách ra từ Chi bộ Quản lý lao động và Luật.

Chi bộ Luật là hạt nhân chính trị, lãnh đạo và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các Nghị quyết, Chỉ chị của tổ chức đảng cấp trên; tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác của khoa Luật nói riêng và Nhà trường nói chung. Hiện nay, tổng số đảng viên của chi bộ là 06 đồng chí.

Kết quả xếp loại Đảng viên các năm: 100% đảng viên trong Chi bộ đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ và Chi bộ luôn đạt chi bộ trong sạch vững mạnh.

6.2. Công đoàn khoa Luật

Tổ công đoàn khoa Luật được hình thành từ năm 2011. Cho đến nay, sau 8 năm hình thành, tổ công đoàn Khoa Luật trực thuộc khoa Luật hiện có 11 công đoàn viên. Trong đó, có 1 nam công đoàn viên và 10 công đoàn viên nữ. Trong tất cả các năm học, các công đoàn viên nữ luôn luôn đạt danh hiệu “phụ nữ 2 giỏi” và “gia đình nữ tiêu biểu” của nhà trường.

Công đoàn khoa đã tham gia nhiều hoạt động do công đoàn trường tổ chức một cách tích cực, như hoạt động thi nấu ăn ngày 8/3 hoặc thi nấu ăn ngày gia đình Việt Nam hoặc tham gia hội thao,…

7. Hoạt động chào đón tân sinh viên

Đối với sinh viên ngành Luật Kinh tế ULSA2 thì bên cạnh các hoạt động chính khóa còn rất nhiều các hoạt động ngoại khóa sôi nổi. Phải kể đến đầu tiên là chương trình CHÀO ĐÓN TÂN SINH VIÊN. Đây không đơn thuần chỉ là “thủ tục” đầu khóa mà còn là lời chào thân thương, ấm áp của thầy cô và anh chị khóa trước dành cho các tân sinh viên của ngành. Thay cho những lời làm quen xã giao, những buổi giới thiệu “nhạt và chay”, các sinh viên mới được các anh chị khóa trước đón chào nồng nhiệt với nhiều hình thức mới lạ. Chương trình chào đón tân sinh viên mới dần trở thành hoạt động được mong đợi nhất mỗi dịp tựu trường.

Chương trình chào đón tân sinh viên của Khoa Luật là hoạt động truyền thống do khóa trên tổ chức chào đón các em. Qua chương trình, tân sinh viên được tiếp xúc gần gũi nhất với các thầy cô trong khoa, hiểu rõ hơn về các hoạt động Đoàn – Hội của Khoa, các Câu lạc bộ học thuật cấp Khoa; đồng thời định hướng ngành nghề, tư vấn xác định kế hoạch học tập thật phù hợp để chinh phục ước mơ.

Ngoài nỗ lực của một ekip, thành công của chương trình phần lớn đến từ chính tinh thần của các bạn sinh viên khóa 2018, xuyên suốt hòa nhịp cùng chương trình. Anh chị khóa trên truyền lửa cho các bạn và Khóa 18 đã tạo “phần thưởng” thật lớn cho Ban Tổ chức – đó là niềm tin vào một khóa “đàn em” năng động, mạnh dạn, nhiệt tình và đầy sáng tạo.

“SAY HELLO” là chuỗi sự kiện chào tân sinh viên Khoa Luật Khóa 2018 với ý nghĩa thắp sáng ngọn lửa của đam mê và lòng yêu nghề.

Đêm 11/10/2018, Đại Học Lao Động – Xã hội CSII đã diễn ra đại nhạc hội chào khóa mới 2018 khoa Luật với chủ đề “SAY HELLO”. Đây là năm đầu tiên Liên chi đoàn Khoa Luật phối hợp với Đoàn thanh niên Trường chào đón tân sinh viên.

Hòa cùng không khí chào đón Tân sinh viên khoa luật trường Đại học Lao Động - Xã hội CSII có gần 100 sinh viên Khoa Luật đã có mặt từ rất sớm để có cho mình những vị trí ngồi “đẹp “ nhất.

Đêm đại nhạc hội diễn ra đã để lại ấn tượng khó phai nhờ những màn trình diễn ấn tượng của dàn khách mời “chất phát nhất” đến từ các anh chị khóa trước và những màn biểu diễn mang lại cảm xúc đến từ các bạn tân sinh viên.

Chương trình chào đón Tân sinh viên K18 đã khiến cho những sinh viên năm 2 hồi tưởng lại những ngày đầu bước vào trường, còn lạ lẫm với môi trường Đại học, nhưng sự nhiệt tình của các anh chị cán bộ Đoàn và sự thân thiện, quan tâm từ thầy cô đã làm cho những sinh viên năm 1 cảm thấy gần gũi và càng ngày càng yêu ngôi trường này hơn. Các chương trình năm học 2017- 2018 do các sinh viên là cán bộ Đoàn - Hội từng bước đặt những viên gạch đầu tiên cho công tác đoàn hội của Khoa Luật, như một số chương trình sau:

Chủ Đề