Giáo an trò chơi âm nhạc 5 6 tuổi

1.Ổn định tổ chức- gây hứng thú (1-3p)

- Chào mừng các bé đến với chương trình “Bé yêu âm nhạc” ngày hôm nay

- Đến với chương trình “bé yêu âm nhạc” có rất nhiều các bác các cô đến tham dự cùng chúng mình đấy các con cùng khoanh tay chào các bác các cô nào.

- Đồng hành tham gia chương trình là sự hiện diện của 3 đội chơi.

+ Đội: Nắng hồng

+ Đội: Mây xanh

+ Đội: Trăng vàng

- Chương trình “Bé yêu âm nhạc” xin phép được bắt đầu.

- Để mở đầu chương trình hôm nay cô và các bé sẽ cùng nhau đi du lịch nhé.

+ Chúng mình thấy những gì đây?

+ Hoa, bướm, chim chúng mình nhớ đến bài hát nào mà giờ trước cô đã dạy cho các con?

+ Để biết được câu trả lời cô mời các con cùng lắng nghe giai điệu của một bài hát nhé.

+ các con vừa nghe là giai điệu bài hát gì?

+ Và bài hát ấy do ai sáng tác nào?

+ Đó là giai điệu của bài hát: “mùa hè đến” của nhạc sỹ Nguyễn Thị Nhung đấy .

2. Phương pháp hình thức tổ chức (22- 25p)

HĐ1: Dạy vận động minh họa: Mùa hè đến của nhạc sỹ Nguyễn Thị Nhung

- Cô mời các con cùng thể hiện bài hát cùng cô nào.

- Cô cho trẻ hát lại 1 lần và tự nghĩ ra các động tác minh họa cho trẻ (Cho trẻ tự vận động theo ý thích của trẻ)

- Con đã làm những động tác nào minh họa cho bài hát?

- Cô thấy có rất nhiều bạn vận động  bài hát rất hay. Ví dụ như bạn A thì vỗ tay 2 bên này, bạn B thì nhún theo nhịp rất là đẹp đấy, cô khen các con. Cũng từ những vận động của các con và cô cũng bổ xung thêm 1 số động tác múa nữa để thành 1 bài múa hoàn chỉnh mà hôm nay cô sẽ dạy chúng mình đấy.

để biết cô vận động như thế nào cô mời các con cùng quan sát cô làm mẫu nhé.

- Cô làm mẫu lần 1:

- Cô vừa vận động minh họa bài hát gì?

- Để có thể vận động minh họa thật tốt thì cô mời các con hãy xem cô vận động lại một lần nữa nhé.

+ Cô làm mẫu lần 2:

- Các con cảm thấy giai điệu bài hát như thế nào?

- Bài hát “mùa hè đến” có tính chất vui tươi. Vì vậy khi các con thể hiện bài hát hãy thật vui tươi các con nhé.

- Xin mời các đội cùng đứng lên vận động bài hát mùa hè đến cùng cô nào.

+Dạy kỹ năng vận động cho trẻ:

- Cả lớp vận động 2- 3 lần

- Cô chú ý sử sai cho trẻ.

- Cô mời từng đội đứng lên vận động

+ Đội con sẽ vận động kết hợp với đạo cụ nào?

- Cô mời 2 nhóm lên sân khấu và biểu diễn

- Cô phát hiện ra có một bạn vận động bài hát rất là đẹp bây giờ cô mời bạn lên vận động cho các đội cùng xem nào.

- Cá nhân trẻ vận động

+ Hỏi trẻ tên bài hát vận động và cho cả lớp cùng vận động.

- Cô thấy cả 3 đội vận động bài hát rất là đẹp bây giờ cô mời cả 3 đội đứng thành vòng tròn và vận động minh họa bài hát mùa hè đến nhé.

- Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn  vận động minh họa bài hát

HĐ2: Nghe hát: “tia nắng hạt mưa” nhạc Khánh Vinh, thơ Lệ Bình

- Đến với chương trình hôm nay cô sẽ gửi tặng cho cả 3 đội một bài hát đó là bài hát “tia nắng hạt mưa”, nhạc Khánh Vinh, thơ Lệ Bình

. Các đội chú ý lắng nghe bài hát nhé.

+ Lần 1: Cô hát cho cả lớp nghe kết hợp cử chỉ điệu bộ và nét mặt.

- Các con vừa được nghe cô hát bài gì?

- Bài hát do ai sáng tác?

- Để các con rõ hơn về nội dung của bài hát cô mời các các con cùng chú ý lắng nghe cô và cô Đảo cùng hát song ca bài hát một lần nữa nhé.

+ Lần 2: 2 cô cùng hát

- Cô Đảo và cô Huệ vừa hát cho các con nghe bài hát gì nào?

- NDBH: Bài hát nói về tia nắng được ví như các bạn trai và hạt mưa được ví như các bạn gái rất hồn nhiên vô tư đấy.

+ Lần 3: Trẻ hưởng ứng cùng cô theo lời bài hát

-Cô mời các con cùng đứng lên hưởng ứng bài hát cùng với cô nào

HĐ3: Trò chơi: “Chơi trên nền nhạc”

- Chương trình hôm nay còn mang đến cho các bé một trò chơi nữa. Trò chơi mang tên“chơi trên nền nhạc”

- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.

+ Cách chơi: Cô chuẩn bị cho 3 đội mỗi đội một bức tranh. Nhiệm vụ của các đội là nghe nhạc và dán tranh. Khi có nhạc thì các con mới được dán, khi nhạc dừng thì các con phải dừng lại giữ nguyên tư thế. Thời gian dành cho 3 đội là một bản nhạc.

+ Luật chơi: khi nhạc dừng bạn nào vẫn thực hiện thì bạn đó sẽ phải đứng ra ngoài cổ vũ cho các bạn. Và đội nào dán hoàn chỉnh bức tranh thì dành chiến thắng.

- Các đội đã sẵn sàng chơi chưa nào?

-Tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần

- Cô động viên khích lệ trẻ.

3.Kết thúc: 1-2p:

- Cô nhận xét động viên khích lệ trẻ. Cho trẻ chào khách.

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ chào khách

-Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ nghe nhạc

-Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời

- Trẻ hát bài hát

-Trẻ trả lời

- Trẻ quan sát

- Trẻ trả lời

- Trẻ quan sát

- Trẻ trả lời

- Trẻ vận động

- Trẻ vận động

-Trẻ trả lời

- Trẻ vận động

-Trẻ vận động

-Trẻ vận động

- Trẻ lắng nghe

-Trẻ trả lời

-Trẻ  trả lời

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ trả lời

-Trẻ hưởng ứng cùng cô

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ trả lời

- Trẻ chơi trò chơi

- Trẻ chào khách

Giáo an trò chơi âm nhạc 5 6 tuổi

GIÁO ÁN ÂM NHẠC Chủ đề: Ngành nghề

Đề tài: Lớn lên cháu lái máy cày

Các tìm kiếm liên quan đến giáo án âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi chủ đề nghề nghiệp: Tiết dạy âm nhạc chủ đề nghề nghiệp, giáo án âm nhạc 5-6 tuổi, Giáo an âm nhạc tổng hợp chủ đề nghề nghiệp, Giáo an âm nhạc 5 6 tuổi chủ de Bản thân, Giáo án âm nhạc THI giáo viên GIỎI chú đề nghề nghiệp, Trò chơi âm nhạc chủ đề nghe nghiệp

I. Mục đích yêu cầu:

– Trẻ hát bài “Lớn lên cháu lái máy cày” thể hiện tình cảm xúc cảm khi hát.

– Trẻ thực hiện tốt vận động theo nhạc, biết sáng tạo các kiểu vận động.

– Trẻ cảm nhận tốt và biết hưởng ứng cảm xúc cùng cô trong quá trình nghe hát.

– Trẻ hiểu luật chơi và chơi hứng thú.

II. Phương pháp – biện pháp.

1. Dạy hát:

* Phương pháp: Thực hành

* Biện pháp: dùng lời

2. Vận động theo nhạc:

* Phương pháp: Thực hành

* Biện pháp: dùng lời

3. Nghe hát:

* Phương pháp: biểu diễn diễn cảm

* Biện pháp: dùng lời

4. Trò chơi âm nhạc: Thực hành

III. Chuẩn bị.

* Cô:

– Đàn.

– Tranh về ngành nghề.

*Trẻ:

– Áo bà ba.

Đạo cụ âm nhạc.

Tiến hành

Hoạt động của cô Hoat động của trẻ
1. Hoạt động 1: Nghe hát

– Trò chuyện với bé về ngành nghề

– Trẻ nói về mơ ước về ngành nghề của mình: Các con lớn lên sẽ làm nghề gì?

Giáo dục trẻ về ngành nghề: nghề nào cũng là nghề tốt. Các con lớn lên ai cũng sẽ có một nghề mà mình yêu thích.Để thực hiện những mơ ước đó thì ngay bây giờ các con phải ngoan, học hỏi, ăn giỏi, ngủ ngon… để trở thành những người có ích cho xã hội.

Cô có một bài hát rất hay. Hôm nay, cô cùng với nhóm múa thiên thần của lớp lá 3 sẽ hát cho các con nghe bài hát “Ngày mùa vui” các con lắng nghe và thử suy nghĩ xem bài hát nói về nội dung gì nha.

– Cô hát cùng trẻ múa minh họa.

– Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát: bài hát nói về nội dung gì?

À ! bài hát thể hiện cảnh ngày mùa ở vùng nông thôn, những người nông dân đang làm việc say sưa, nhộn nhịp và rất yêu đời phải không các con? Thế lớp mình có biết những bài hát nào nói về ngành nghề.

– Cô dẫn dắt giới thiệu cho trẻ biết bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày”.

2. Hoạt động 2: Dạy hát

– Cả lớp hát to – nhỏ.

– Hát nối đuôi to – nhỏ.

3. Hoạt động 3: Vận động theo nhạc

– Để bài hát hay hơn các con thể suy nghĩ xem có thể kết hợp với những cách vỗ nào mà các con đã học.

– Trẻ vỗ tay theo tiết tấu phối hợp.

+ Trẻ vận động theo tiết tấu phối hợp sáng tạo trên cơ thể.

+ Chia nhóm cho trẻ thể hiện.

– Ngoài những vận động mà các con vừa thể hiện còn những vận động minh họa nào khác không?

+ Chia nhóm, trẻ bàn nhau và cùng thể hiện.

+ Mời cá nhân thể hiện.

4. Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc

– Trẻ chơi trò chơi “Nghề tôi yêu thích”

+ Cho trẻ kết thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ chọn cho mình một nghề và thể hiện ngành nghề đó theo nhạc.

+ Mỗi một nhóm sẽ thể hiện ngành nghề của mình theo nhạc nhưng mỗi thành viên trong nhóm phải thể hiện khác nhau.

+ Tất cả các trẻ làm tự do thể hiện ngành nghề mà trẻ yêu thích theo nhạc và khi tắt nhạc bé tạo dáng về ngành nghề của mình.

– Trẻ nói về những suy nghĩ của mình.

– Trẻ xem cô và các bạn biểu diễn.

– Trẻ trả lời theo suy nghĩ.

– Trẻ kể những bài hát nói về những ngành nghề.

– Trẻ thể hiện.

– Trẻ kể về những vận động mà trẻ biết.

– Trẻ thực hiện.

– Trẻ trả lời theo suy nghĩ.

– Trẻ thực hiện.

– Trẻ chơi trò chơi âm nhạc cùng cô.

( Nhấn Tải Giáo Án để lấy tập tin chi tiết )



Xem Trước
Bấn Xem Trước



Tải Giáo Án
Bấm Vào Đây