Giao 3 đường cao gọi là gì

Chuyên đề Toán học lớp 7: Tính chất ba đường cao của tam giác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán học lớp 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Chuyên đề: Tính chất ba đường cao của tam giác

  • A. Lý thuyết
  • B. Trắc nghiệm & Tự luận

A. Lý thuyết

1. Đường cao của tam giác

• Trong một tam giác, đoạn vuông góc kẻ từ một đỉnh đến đường thẳng chứa cạnh đối diện gọi là đường cao của tam giác đó.

Ví dụ: Đoạn thẳng AI là một đường cao của tam giác ABC, còn nói AI là đường cao xuất phát từ đỉnh A [của tam giác ABC].

• Mỗi tam giác có ba đường cao.

2. Tính chất ba đường cao của một tam giác

Ba đường cao của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó gọi là trực tâm của tam giác.

Ví dụ: H là giao điểm ba đường cao của tam giác ABC. H là trực tâm của tam giác ABC

3. Về các đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam giác cân

Tính chất của tam giác cân: Trong một tam giác cân, đường trung trực ứng với cạnh đáy đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến và đường cao cùng xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đó.

Nhận xét:

Trong một tam giác, nếu hai trong bốn loại đường [đường trung tuyến, đường phân giác, đường cao cùng xuất phát từ một đỉnh và đường trung trực ứng với cạnh đối diện của đỉnh này] trùng nhau thì tam giác đó là một tam giác cân

Đặc biệt đối với tam giác đều, từ tính chất trên suy ra: Trong tam giác đều, trọng tâm, trực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh là bốn điểm trùng nhau.

B. Trắc nghiệm & Tự luận

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Bài 1: Cho ΔABC, hai đường cao AM và BN cắt nhau tại H. Em hãy chọn phát biểu đúng:

A. H là trọng tâm của ΔABC

B. H là tâm đường tròn nội tiếp ΔABC

C. CH là đường cao của ΔABC

D. CH là đường trung trực của ΔABC

Vì hai đường cao AM và BN cắt nhau tại H nên CH là đường cao của ΔABC và H là trực tâm tam giác ΔABC nên A, B, D sai, C đúng.

Chọn đáp án C

Bài 2: Cho ΔABC cân tại A có AM là đường trung tuyến khi đó

A. AM ⊥ BC

B. AM là đường trung trực của BC

C. AM là đường phân giác của góc BAC

D. Cả A, B, C đều đúng

Vì ΔABC cân tại A có AM là đường trung tuyến nên AM cũng là đường cao, đường trung trực và đường phân giác của tam giác ABC

Chọn đáp án D

Bài 3: Cho ΔABC cân tại A, trung tuyến AM. Biết BC = 24cm, AM = 5cm. Tính độ dài các cạnh AB và AC

A. AB = AC = 13cm

B. AB = AC = 14cm

C. AB = AC = 15cm

D. AB = AC = 16cm

ΔABC cân tại A [gt] mà AM là trung tuyến nên AM cũng là đường cao của tam giác đó.

Vì AM là trung tuyến của ΔABC nên M là trung điểm của BC

Bài 4: Đường cao của tam giác đều cạnh a có bình phương độ dài là


Xét tam giác ABC đều cạnh AB = AC = BC = a có AM là đường trung tuyến suy ra AM cũng là đường cao của tam giác ABC hay AM ⊥ BC tại M


Vậy bình phương độ dài đường cao của tam giác đều cạnh a là [3a2]/4

Chọn đáp án A

Bài 5: Cho ΔABC nhọn, hai đường cao BD và CE. Trên tia đối của tia BD lấy điểm I sao cho BI = AC. Trên tia đối của tia CE lấy điểm K sao cho CK = AB. Chọn câu đúng

A. AI > AK B. AI < AK C. AI = 2AK D. AI = AK


Bài 6: Cho ΔABC nhọn, hai đường cao BD và CE. Trên tia đối của tia BD lấy điểm I sao cho BI = AC . Trên tia đối của tia CE lấy điểm K sao cho CK = AB. ΔAIK là tam giác gì?

A. ΔAIK là tam giác cân tại B

B. ΔAIK là tam giác vuông cân tại A

C. ΔAIK là tam giác vuông

D. ΔAIK là tam giác đều

II. Bài tập tự luận

Bài 1: Cho hai đường thẳng xx' và yy' cắt nhau tại O. Trên Ox, Ox' lần lượt lấy các điểm B, D sao cho OA = OB, OC = OD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, CD

Chứng minh M, O, N thẳng hàng

Đáp án


Ta có: OA = OB [gt]

Nên ΔOAB cân tại O

OC = OD [gt] ⇒ ΔOCD cân tại O

Trong ΔOAB cân tại O có AM là đường trung tuyến và OM cũng là đường phân giác của góc O

Tương tự ON là đường phân giác của góc O

OM, ON là hai tia phân giác của hai góc đối đỉnh

Vậy O, M, N thẳng hàng.

Bài 2: Cho tam giác ABC cân tại A. Qua A kẻ đường thẳng song song với đáy BC. Các đường phân giác của góc B và góc C lần lượt cắt d tại E và F. Chứng minh rằng:

a] d là phân giác ngoài của góc A

b] AE = AF

Đáp án


Nên AI là đương cao của tam giác cân IFE nên cũng là đường trung tuyến

Vậy AE = AF

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết môn Toán học 7: Tính chất ba đường cao của tam giác. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán học 7, Giải bài tập Toán lớp 7, Giải VBT Toán lớp 7 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Tính chất ba đường cao của tam giác là kiến thức quan trọng trong toán học ở cấp hai. Cùng GiaiNgo tìm hiểu lý thuyết này và bài tập áp dụng nhé!

Tính chất ba đường cao của tam giác là gì? Đây là một trong những phần lý thuyết khá quan trọng trong môn Toán với các bạn học sinh cấp 2. Trong bài viết này, GiaiNgo sẽ mách nhỏ cho bạn tính chất ba đường cao của tam giác là gì nhé!

Tính chất ba đường cao của tam giác

Tính chất ba đường cao của tam giác là phần kiến thức khá quen thuộc, nằm trong chương trình Toán lớp 7. Tuy nhiên, nhiều bạn học sinh còn gặp khó khăn khi giải các bài tập liên quan đến nó.


Được tài trợ

Để hiểu rõ hơn về tính chất ba đường cao của tam giác, mời bạn theo dõi bài viết bên dưới của GiaiNgo nhé!

Đường cao của tam giác là gì?

Trước khi tìm hiểu tính chất ba đường cao của tam giác, hãy cùng GiaiNgo ôn lại định nghĩa đường cao của tam giác là gì nhé!


Được tài trợ

Trong toán học, đường cao của tam giác là đoạn thẳng vuông góc kẻ từ một đỉnh đến đường thẳng và vuông góc với cạnh đối diện. Cạnh đối diện này thường được gọi là đáy tương ứng với đường cao. Mỗi tam giác có ba đường cao.

Theo lý thuyết, giao điểm của đường cao với đáy được gọi là chân đường cao. Độ dài của đường cao theo định nghĩa là khoảng cách giữa đỉnh và đáy.

Tính chất ba đường cao của tam giác

Đường cao của tam giác được áp dụng đa dạng các loại bài tập. Vậy bạn có biết tính chất ba đường cao của tam giác là gì không?

Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó gọi là trực tâm của tam giác. Một điểm lưu ý nhỏ cho các bạn, trực tâm của một tam giác có thể nằm trong hoặc trùng với một đỉnh hoặc nằm ngoài tam giác đó.

Vẽ đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam giác cân

Tính chất

Trong một tam giác cân [tam giác có hai cạnh bằng nhau], đường trung trực ứng với cạnh đáy cũng đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến và đường cao cùng xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đó.

Giả sử, tam giác cân ABC có  AH là đường trung trực. Từ đó, chúng ta có thể suy ra AH là đường phân giác của góc  A; AH là đường trung tuyến ứng với cạnh BC;  AH là đường cao xuất phát từ đỉnh A.

Nhận xét

Tóm lại để giải tốt các bài tập liên quan đến đường cao, đường trung tuyến, đường trung trực và đường phân giác trong tam giác cân, bạn cần ghi nhớ các tính chất mà GiaiNgo đã gợi ý ở trên. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng nhận xét sau đây:

Trong một tam giác, nếu hai trong bốn loại đường [trung tuyến, phân giác và đường cao cùng xuất phát từ một đỉnh và đường trung trực ứng với cạnh đối diện của đỉnh này] trùng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.

Tính chất ba đường cao của tam giác đều

Tính chất ba đường cao của tam giác đều là gì? Tiếp tục theo dõi bài viết của GiaiNgo để tìm ra câu trả lời chính xác nhé!

Trong một tam giác đều, trọng tâm, trực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh là bốn điểm trùng nhau. Giả sử, ta có tam giác ABC và các điểm như hình bên dưới:

Vì tam giác ABC là tam giác đều nên các bạn có thể suy ra, H là trọng tâm [giao của ba đường trung tuyến]; H là trực tâm [giao của ba đường cao]; H là điểm cách đều ba đỉnh A, B, C [giao của ba đường trung trực]; H là điểm cách đều ba cạnh AB, BC, AC [giao của ba đường phân giác].

Từ đây, có thể thấy đường đặc biệt trong tam giác đều [ đường trung tuyến, đường cao, đường trung trực, đường phân giác] cùng đi qua một điểm.

Câu hỏi, bài tập về tính chất ba đường cao của tam giác

Sau khi kết thúc phần lý thuyết, mời bạn đọc tham khảo một số câu hỏi và bài tập liên quan đến tính chất ba đường cao của tam giác nhé!

Bài 1: Cho ΔABC, hai đường cao AM và BN cắt nhau tại H. Bạn hãy chọn phát biểu đúng:

A. H là trọng tâm của ΔABC

B. H là tâm đường tròn nội tiếp ΔABC

C. CH là đường cao của ΔABC

D. CH là đường trung trực của ΔABC

Đáp án đúng: C. Vì hai đường cao AM và BN cắt nhau tại H nên CH là đường cao của ΔABC và H là trực tâm tam giác ΔABC.

Bài 2: Cho ΔABC cân tại A có AM là đường trung tuyến khi đó:

A. AM ⊥ BC

B. AM là đường trung trực của BC

C. AM là đường phân giác của góc BAC

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án đúng: D. Vì ΔABC cân tại A có AM là đường trung tuyến nên AM cũng là đường cao, đường trung trực và đường phân giác của tam giác ABC.

Bài tập áp dụng: Cho ΔABC nhọn, hai đường cao BD và CE. Trên tia đối của tia BD lấy điểm I sao cho BI = AC . Trên tia đối của tia CE lấy điểm K sao cho CK = AB. ΔAIK là tam giác gì?

A. ΔAIK là tam giác cân tại B

B. ΔAIK là tam giác vuông cân tại A

C. ΔAIK là tam giác vuông

D. ΔAIK là tam giác đều

Đáp án đúng: B.

Bạn hãy thử áp dụng những kiến thức mà GiaiNgo chia sẻ ở trên để giải bài tập này nhé!

Trên đây là tất tần tật kiến thức về tính chất ba đường cao của tam giác và một số bài tập áp dụng. Theo dõi GiaiNgo để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Video liên quan

Chủ Đề