Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 tập 2 trang 46

Giữ nghiêm phép nước

Nhân vật : Trần Thủ Độ ; Linh Từ Quốc Mẫu ; người quân hiệu ; một vài người lính và gia nô.

Cảnh trí : Một căn phòng rộng có kê án thư, trên có hộp bút, mấy cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi đọc sách.

Thời gian : Khoảng gần trưa.

Gợi ý lời đối thoại:

  •  Linh Từ Quốc Mẫu phàn nàn với Trần Thủ Độ về chuyện bà bị người quân hiệu coi thường.
  •  Trần Thủ Độ lệnh cho quân lính đi bắt người quân hiệu.
  •  Quân lính áp giải người quân hiệu vào.
  •  Trần Thủ Độ hỏi người quân hiệu có đúng là anh ta bắt vợ ông xuống kiệu không, có biết bà là phu nhân của thái sư không.
  •  Người quân hiệu khẳng định là anh ta biết và kể lại đầu đuôi câu chuyện.
  •  Trần Thủ Độ khen ngợi, thưởng vàng và lụa cho người quân hiệu.

[Linh Từ Quốc Mẫu bước vào phòng, vẻ mặt buồn bực như vừa khóc.]

Trần Thủ Độ: - [Ngạc nhiên] Phu nhân sao thế?

Linh Từ Quốc Mẫu: [Tấm tức] Phép nước bây giờ đảo lộn hết rồi ! Một tên quân hiệu mà dám hỗn với cả vợ thái sư. Như thế thì còn trên dưới gì nữa!

Trần Thủ Độ: -Bà hãy bớt nóng giận đi! Kể cho tôi nghe đầu đuôi câu chuyện thế nào đã!

Linh Từ Quốc Mẫu: Hôm nay tôi có việc qua cửa Bắc. Có tên quân hiệu nhất định bắt tôi xuống kiệu, ông nghĩ xem: Tôi là vợ quan thái sư, thế mà kẻ dưới dám khinh nhờn là thế nào?

Trần Thủ Độ:  ………………

=> Hướng dẫn làm bài:

Giữ nghiêm phép nước

Nhân vật : Trần Thủ Độ ; Linh Từ Quốc Mẫu ; người quân hiệu ; một vài người lính và gia nô.

Cảnh trí: Một căn phòng rộng có kê án thư, trên có hộp bút, mấy cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi đọc sách.

Thời gian : Khoảng gần trưa.

Gợi ý lời đối thoại:

  • Linh Từ Quốc Mẫu phàn nàn với Trần Thủ Độ về chuyện bà bị người quân hiệu coi thường.
  • Trần Thủ Độ lệnh cho quân lính đi bắt người quân hiệu.
  • Quân lính áp giải người quân hiệu vào.
  • Trần Thủ Độ hỏi người quân hiệu có đúng là anh ta bắt vợ ông xuống kiệu không, có biết bà là phu nhân của thái sư không.
  • Người quân hiệu khẳng định là anh ta biết và kể lại đầu đuôi câu chuyện.
  • Trần Thủ Độ khen ngợi, thưởng vàng và lụa cho ngưòi quân hiệu.

[Linh Từ Quốc Mẫu bước vào phòng, vẻ mặt buồn bực như vừa khóc.]

Trần Thủ Độ: - [Ngạc nhiên] Phu nhân sao thế?

Linh Từ Quốc Mẫu: [Tấm tức] Phép nước bây giờ đảo lộn hết rồi ! Một tên quân hiệu mà dám hỗn với cả vợ thái sư. Như thế thì còn trên dưới gì nữa!

Trần Thủ Độ: -Bà hãy bớt nóng giận đi! Kể cho tôi nghe đầu đuôi câu chuyện thế nào đã!

Linh Từ Quốc Mẫu: Hôm nay tôi có việc qua cửa Bắc. Có tên quân hiệu nhất định bắt tôi xuống kiệu, ông nghĩ xem: Tôi là vợ quan thái sư, thế mà kẻ dưới dám khinh nhờn là thế nào?

Trần Thủ Độ: -Có chuyện như thế ư? Để tôi gọi hắn đến xem sao [gọi lính hầu] Người đâu? Tìm tên quân hiệu lúc nãy đã chặn đường phu nhân đến đây cho ta!

Lính hầu: [Cung kính] Bẩm, vâng ạ!

[Lát sau, tên lính hầu trở về, dẫn theo một người quân hiệu trẻ tuổi, dáng vẻ cao lớn, đường hoàng].

Người quân hiệu: [Lạy chào] Tiểu nhân chào Thái sư! Chào phu nhân ạ!

Trần Thủ Độ: Ngẩng mặt lên! Người dưới kia, ngươi có biết phu nhân ta không?

Người quân hiệu: [Vẻ lo lắng] Dạ, bẩm, tiểu nhân có biết phu nhân ạ!

Trần Thủ Độ: Ngươi biết, vậy có đúng là sáng nay người đã chặn kiệu phu nhân ta không?

Người quân hiệu: Dạ bẩm Đức Ông, quả là có việc đó ạ!

Trần Thủ Độ: [Nghiêm nghị] Ta cho phép ngươi được giải thích về hành vi này!

Người quân hiệu: [Nghiêm cẩn] Dạ bẩm, sáng nay, kiệu của phu nhân đi ngang qua điện Kính Thiên. Con đã trình với phu nhân nhưng kẻ hầu nói là kiệu của phu nhân quan Thái sư, không được phép cản. Cho nên, con đành gọi người đến chặn, buộc kiệu phu nhân đi đường vòng. Bẩm, chuyện là như thế. Con xin chịu tội với Đức Ông và phu nhân. Tuy nhiên đó đã là luật lệ, xin Đức Ông minh giám!

Trần Thủ Độ: [Vẻ tường tận, hài lòng] Ra  thế ! Ngươi tuy ở chức thấp mà giữ nghiêm phép nước như vậy, ta há có thể trách móc ngươi? [Nói với phu nhân] Đã là luật lệ thì phu nhân hãy chú ý tuân theo! Giờ bà hãy thưởng cho người quân hiệu này vì sự nghiêm túc và dũng cảm, có thế mới làm gương cho những người khác được!

Linh Từ Quốc Mẫu: [Nói với gia nô] Thưởng cho người này lụa và vàng!

Người quân hiệu: [Cảm động cúi lạy] Tiểu nhân xin đa tạ Thái sư và phu nhân! Tiểu nhân xin cáo lui!

Chào bạn Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 - Tuần 23

Soạn bài Phân xử tài tình trang 46 giúp các em dễ dàng chuẩn bị trước 4 câu hỏi bài tập đọc Phân xử tài tình, cũng như hiểu hơn được ý nghĩa của bài tập đọc lớp 5 tuần 23 Tiếng Việt 5 Tập 2 để chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp nhé.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô giáo tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án bài tập đọc Phân xử tài tình cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Tập đọc lớp 5: Phân xử tài tình trang 46

Phân xử tài tình

Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.

Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu máo:

- Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải, bảo là của mình.

Người kia cũng rưng rưng nước mắt:

- Tấm vải là của con. Bà này lấy trộm.

Đòi người làm chứng nhưng không có, quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có khung cửi như nhau, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo:

- Hai người đều có lí nên ta xử thế này: tấm vải xé đôi, mỗi người một nửa.

Thừa lệnh, lính đo vải xé ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, kẻ kia phải cúi đầu nhận tội.

Lần khác, quan tới vãn cảnh một ngôi chùa. Sư cụ đón tiếp kính cẩn, rồi nhờ tìm hộ số tiền của nhà chùa bị mất.

Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo:

- Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn, vừa niệm Phật. Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm. Như vậy, ngay gian sẽ rõ.

Mới vài vòng chạy, đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ kẻ có tật mới hay giật mình. Chú tiểu kia đành nhận tội.

Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI

  • Quan án: Chức quan thời xưa chuyện lo việc điều tra và xét xử
  • Vãn cảnh: Đến ngắm cảnh đẹp
  • Biện lễ: Lo liệu, sắm sửa lễ vật
  • Sư sãi: Những người tu hành ở chùa nói chung
  • Đàn: Nền đất đắp cao hoặc đài dựng cao để tế lễ
  • Chạy đàn: Nghi lễ chạy quanh đàn cúng

Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được sự khâm phục của người kể chuyện đối với tài xử kiện của ông quan án.

Hướng dẫn giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 47

Câu 1

Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?

Trả lời:

Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.

Câu 2

Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải ? Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?

Trả lời:

Để tìm ra người lấy cắp, quan án dùng nhiều cách khác nhau:

  • Cho đòi người làm chứng nhưng không có ai làm chứng
  • Cho lính về nhà họ xem nhưng cũng không tìm được chứng cứ gì.

Sai lính xé tấm vải làm hai cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người ấy rồi thét trói người kia.

Quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải vất vả, cực nhọc mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé. Còn người dửng dưng khi tấm vải bị xé không phải là người đã đổ mồ hôi công sức dệt nên tấm vải.

Câu 3

Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa.

Trả lời:

Để tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa, quan án đã làm các việc như sau:

  • Cho gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó vừa chạy đàn vừa niệm Phật.
  • Tiến hành dùng đòn tấn công tâm lí: Đức Phật rất thiêng. Ai gian Phật sẻ làm cho thóc trong tay người đó nảy mầm.
  • Đứng quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem thì lập tức cho bắt ngay vì chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình.

Câu 4

Vì sao quan án dùng cách trên? Chọn ý trả lời đúng:

a] Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm.

b] Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.

c] Vì cần có thời gian để thu thập chứng cứ.

Trả lời:

Quan án dùng cách trên vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt [phương án b]

Ý nghĩa bài Phân xử tài tình

Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.

Cập nhật: 16/02/2022

Video liên quan

Chủ Đề