Giá trị độ âm điện giảm dần theo thứ tự từ trái sang phải của chu kỳ 2 là

Độ âm điện là gì? Vì sao dựa vào bảng giá trị độ âm điện người ta có thể so sánh được tính phi kim và tính kim loại của các nguyên tử nguyên tố hóa học? Trong bài viết này, các bạn sẽ được giải đáp các câu hỏi nêu trên.

1. Độ âm điện là gì?

Độ âm điện của một nguyên tử là khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành các liên kết hóa học.

Độ âm điện của nguyên tử càng lớn thì tính phi kim của nó càng mạnh. Ngược lại, độ âm điện của nguyên tử càng nhỏ thì tính kim loại của nó càng mạnh.

Thang đo độ âm điện của nguyên tử nguyên tố hóa học thường được sử dụng được thiết lập theo nhà hóa học Pau-linh vào năm 1932.

2. Bảng độ âm điện của các nguyên tố hóa học

Bảng độ âm điện của Pau-ling lấy nguyên tử flo làm chuẩn để xác định độ âm điện tương đối của các nguyên tử nguyên tố khác.

Nhận xét: 

  • Trong một chu kì, độ âm điện của các nguyên tử tăng dần từ trái qua phải theo chiều điện tích hạt nhân.
  • Trong một nhóm, độ âm điện của các nguyên tử giảm dần từ trên xuống dưới theo chiều điện tích hạt nhân.

2.1. Độ âm điện của halogen

  • Độ âm điện của flo: 3,98
  • Độ âm điện của clo: 3,16
  • Độ âm điện của brom: 2,96
  • Độ âm điện của i ốt: 2,66

Độ âm điện của flo là cao nhất trong nhóm halogen. Độ âm điện giảm dần theo chiều clo -> brom -> i ốt.

2.2. Độ âm điện của một số kim loại

  • Độ âm điện của kali: 0,82
  • Độ âm điện của bari: 0,89
  • Độ âm điện của natri: 0,93
  • Độ âm điện của liti: 0,98
  • Độ âm điện của magie: 1,31

Xem thêm: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

3. Bài tập về độ âm điện

Bài 1. Các nguyên tố của chu kì 2 được sắp xếp theo chiều giá trị độ âm điện giảm dần [từ trái sang phải] như sau:

A. F, O, N, C, B, Be, Li.

B. Li, B, Be, N, C, F, O.

C. Be, Li, C, B, O, N, F.

D. N, O, F, Li, Be, B, C.

Chọn đáp án đúng

Giải:

Chỉ cần nhớ độ âm điện của flo là lớn nhất, từ đó chọn đáp án A

Bài 2. Độ âm điện của một nguyên tử là gì? Giá trị độ âm điện của các nguyên tử trong các nhóm A biến đổi như thế nào theo chiều điện tích hạt nhân tăng?

Giải: xem lại lý thuyết ở trên để trả lời câu hỏi này.

Bài 3. Nguyên tử nào trong bảng tuần hoàn có giá trị độ âm điện lớn nhất? Tại sao?

Giải:

Nguyên tử của nguyên tố flo có độ âm điện lớn nhất. Bởi vì tính phi kim của flo là mạnh nhất trong tất cả các nguyên tử nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

A. F, O, N, C, B, Be, Li.

B. Li, B, Be, N, C, F, O.

C. Be, Li, C, B, O, N, F.

D. N, O, F, Li, Be, B, C.

Trong 1 chu kỳ đi từ trái snag phải giá trị điện tích hạt nhân tăng thì giá trị độ âm điện tăng → Đáp án A

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 13

I. TÍNH KIM LOẠI, TÍNH PHI KIM

1. Định nghĩa

a] Tính kim loại

$M \longrightarrow {M^{n+}} + ne$

- Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường electron để trở thành ion dương.

- Nguyên tử càng dễ nhường electron $\longrightarrow$ tính kim loại càng mạnh.

b] Tính phi kim

$X + ne \longrightarrow {X^{n-}}$

- Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận thêm electron để trở thành ion âm.

- Nguyên tử càng dễ nhận electron $\longrightarrow$ tính phi kim càng mạnh.

$\Longrightarrow$ Lưu ý: Không có ranh giới rõ rệt giữa tính kim loại và tính phi kim.

2. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim

a] Trong một chu kì

- Trong mỗi chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố yếu dần, đồng thời tính phi kim mạnh dần.

- Giải thích: Trong 1 chu kì khi đi từ trái sang phải, $Z+$ tăng dần nhưng số lớp electron không đổi.

$\longrightarrow$ Lực hút giữa hạt nhân với electron ngoài cùng tăng.

$\longrightarrow$ Bán kính giảm.

$\longrightarrow$ Khả năng nhường electron giảm [tính kim loại yếu dần].

$\longrightarrow$ Khả năng nhận thêm electron tăng dần.

$\longrightarrow$ Tính phi kim mạnh dần.

b] Trong một nhóm A

- Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.

- Giải thích: Trong 1 nhóm A khi đi từ trên xuống, $Z+$ tăng dần và số lớp electron cũng tăng.

$\longrightarrow$ Bán kính nguyên tử tăng và chiếm ưu thế hơn.

$\longrightarrow$ Khả năng nhường electron tăng.

$\longrightarrow$ Tính kim loại tăng và khả năng nhận electron giảm.

$\longrightarrow$ Tính phi kim giảm.

$\Longrightarrow$ Kết luận: Tính kim loại, tính phi kim biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

3. Độ âm điện

a] Khái niệm

- Độ âm điện của một nguyên tố đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.

b] Sự biến đổi độ âm điện các nguyên tố

- Trong một chu kì, đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện tăng dần.

- Trong một nhóm A, đi từ trên xuống theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện giảm dần.

$\Longrightarrow$ Kết luận: độ âm điện của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của $Z+$.

II. HÓA TRỊ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ

- Trong 1 chu kì, đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất với oxi của các nguyên tố tăng lần lượt từ $1$ đến $7$, hóa trị với hiđro của các phi kim giảm từ $4$ đến $1$.

- Ví dụ:

Số thứ tự nhóm AIAIIAIIIAIVAVAVIAVIIA
Hợp chất với oxi

$Na_{2}O$

$K_{2}O$

$MgO$

$CaO$

$Al_{2}O_{3}$

$Ga_{2}O_{3}$

$SiO_{2}$

$GeO_{2}$

$P_{2}O_{5}$

$As_{2}O_{5}$

$SO_{3}$

$SeO_{3}$

$Cl_{2}O_{7}$

$Br_{2}O_{7}$
Hóa trị cao nhất với oxi
$1$
$2$
$3$
$4$
$5$
$6$
$7$
Hợp chất khí với hiđro



$SiH_{4}$

$GeH_{4}$

$PH_{3}$

$AsH_{3}$

$H_{2}S$

$H_{2}Se$

$HCl$

$HBr$
Hóa trị với hiđro



$4$
$3$
$2$
$1$


- Kết luận: Hóa trị cao nhất của một nguyên tố với oxi, hóa trị với hiđro biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

III. SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH AXIT-BAZƠ CỦA OXIT VÀ HIĐROXIT

- Trong 1 chu kì, từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.

$Na_{2}O$

Oxit bazơ

$MgO$

Oxit bazơ

$Al_{2}O_{3}$

Oxit lưỡng tính

$SiO_{2}$

Oxit axit

$P_{2}O_{5}$

Oixt axit

$SO_{3}$

Oxit axit

$Cl_{2}O_{7}$

Oxit axit

$NaOH$

Bazơ mạnh [kiềm]

$Mg[OH]_{2}$

Bazơ yếu

$Al[OH]_{3}$

Hiđroxit lưỡng tính

$H_{2}SiO_{3}$

Axit yếu

$H_{3}PO_{4}$

Axit trung bình

$H_{2}SO_{4}$

Axit mạnh

$HClO_{4}$

Axit rất mạnh


- Trong 1 nhóm A, đi từ trên xuống, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tăng, tính axit giảm dần.

IV. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

- Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề