Giá trị của phong nha - kẻ bàng

Giá trị nổi trội của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngLê Thanh Tịnh - Giám đốc BQL Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ BàngVườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm trong vùng sinh thái Bắc TrườngSơn thuộc địa phận các huyện Bố Trạch; Minh Hoá và Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình,cách thành phố Đồng Hới 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đơ Hà Nội 500 km về phíaNam. Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi hội tụ những giá trị: địa chất, địa mạo, địa hình,khí hậu, sinh học, sinh thái, mơi trường và cảnh quan. Nơi đây hiện diện rõ nét củalịch sử phát triển địa chất lâu dài từ 400 triệu năm về trước.Ngày 3/7/2003, tại Hội nghị thường niên lần thứ 27 diễn ra tại Paris [Pháp], Ủyban Di sản thế giới [WHC] thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liênhiệp quốc [UNESCO] đã công nhận Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sảnThiên nhiên Thế giới với tiêu chí nổi trội: “Phong Nha - Kẻ Bàng là mẫu hình nổi bậtthể hiện các thời kỳ phát triển chính của lịch sử trái đất, chứa đựng bằng chứng sựsống và các tiến trình địa chất đang diễn ra có ý nghĩa trong quá trình hình thành cácdạng đất đai hoặc đặc điểm về địa hình và địa mạo học’’.Giá trị địa chất, địa mạoĐịa hình Karst là nét đặc trưng tiêu biểu của Vườn quốc gia Phong Nha - KẻBàng. Phần lớn diện tích của Vườn Quốc gia là núi đá vơi và liên kết với vùng núi đávôi thuộc khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Hin Nậm Nô của nước Cộng hoà dânchủ nhân dân Lào tạo vùng núi đá vôi liên tục lớn nhất Đông Nam Á. Với khối Karstrộng lớn chiếm 2/3 diện tích của Vườn, độ cao từ 300 - 1.100m, nằm ở phía Tây BắcQuảng Bình, kéo dài khoảng 100 km dọc biên giới Việt - Lào.Phong Nha - Kẻ Bàng ngày nay là kết quả phát triển của 5 giai đoạn tạo nên mộtbình đồ địa chất có mặt các thành tạo từ kỷ Ordovician [464 Ma] đến Đệ Tứ. Điềunày được minh chứng qua các phức hệ hoá thạch cổ sinh phong phú và đa dạng cả vềloài, giống vừa đại diện cho các tuổi địa tầng khác nhau: Giai đoạn Ordovic muộn Silur [450 - 410 triệu năm]: vỏ trái đất bị phá vỡ, sụt lún, tạo các trầm tích lục nguyênhệ tầng Long Đại. Giai đoạn Devon [410 - 355 triệu năm]: vỏ trái đất bị sụt lún lầnthứ hai, biển mở rộng. Các trầm tích tiến hố về thành phần từ cát kết, bột kết đếnargilit xen đá vôi. Giai đoạn Carbon - Permi [355 - 250 triệu năm]: tạo đá vôi dạngkhối, vỏ trái đất bị phá vỡ lần thứ ba tạo thành các bồn trũng nông, dạng đẳng thước.Giai đoạn Mesozoi [250 - 65 triệu năm]: Giai đoạn tạo núi đại Trung Sinh, các khối đá vôi được nâng lên khỏi mặt biển, xảy ra các q trình Karst, phong hố và bàomịn. Giai đoạn Kainozoi Neogen [23,75 - 1,75 triệu năm] và Đệ tứ [1,75 triệu nămđến nay]: Tạo núi và hang Karst cổ có giá trị cảnh quan đặc trưng địa hình địa mạo đadạng ở khu vực với 7 cấp độ cao của động.Với những điều kiện thuận lợi về thạch học, cấu trúc, kiến tạo, khí hậu và nhữngnhân tố khác, q trình karst hóa ở khối đá vơi Kẻ Bàng phát triển khá mạnh, tạo nênsự đa dạng của địa hình.Vùng địa mạo phi đá vơi có đặc điểm chung là núi thấp với thảm thực vật phủtrên bề mặt. Q trình bào mịn tạo ra các thềm dọc theo các thung lũng của các sôngSon, sông Chày hay tại các bờ của các khối núi đá vôi ở vùng trung tâm. Vùng địahình chuyển tiếp là những dạng khác nhau xen giữa các núi đá vôi. So với các vùngKarst khác được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới thì Vườn quốc giaPhong Nha - Kẻ Bàng với những cấu trúc địa chất và khí hậu khác biệt nên có nhữngnét riêng biệt. Hang động có tuổi cổ nhất Đơng Nam Á, bắt đầu hình thành hang độnglà 35 triệu năm, đồng thời với pha tách giãn hình thành biển Đơng; Các hướng chạycủa hệ thống hang trùng với hướng các đứt gãy lớn mang tính khu vực và địa phương.Diện tích rộng lớn của một khối đá vôi hoang mạc nối liền từ Việt Nam sang Lào sẽtrở nên một khối đá vôi lớn nhất Đơng Nam Á. Đá vơi có tuổi rất cổ từ Devon muộnđến Permi. Bao quanh khối đá vôi phát triển các địa hình phi carbonat là điều kiện thunước về các phụ lưu trong khu vực.Cảnh quan hang độngVới những đặc điểm địa chất, địa mạo, khí hậu và sinh thái, nơi đây đã tạo ra cáccảnh qua thiên nhiên tuyệt đẹp mà tiêu biểu là hệ thống hang động kì bí mà hùng vĩ.Theo ước tính có trên 1000 hang động, trong đó có 203 hang động với chiều dài gần200km đã được khảo sát.Hệ thống Phong Nha: Hệ thống động Phong Nha có 84 hang động với tổngchiều dài trên 80,2 km bắt nguồn từ phía Nam của vùng núi đá vơi Kẻ Bàng. Cửachính của hệ thống này là hang Khe Ry và hang Én nằm ở độ cao khoảng 300m so vớimực nước biến. Tiêu biểu của hệ thống này là động Phong Nha, động có nhiều nhánhvới tổng chiều dài ước tính lên tới 8,5 km. Theo Hội nghiên cứu hang động Hoàng giaAnh, hang động đạt 7 kỷ lục, đó là: sơng ngầm dài nhất; cửa hang cao và rộng nhất;những bờ cát rộng và đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất; hang khơ rộng nhất.Nổi trội là hang Sơn Đng, phát hiện vào năm 1991 và công bố năm 2009. Hang nằm sâu trong khu rừng nhiệt đới của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, có chiềudài trên 9 km, rộng hơn 150 m, cao 200 m vượt qua hang Deer ở Vườn Quốc giaGunnung Mulu của Malaysia [dài 2 km, rộng 90 m, cao 100 m] để giữ kỷ lục hangđộng lớn nhất thế giới.Hệ thống hang Vòm: Hệ thống hang Vịm cũng là hang sơng hiện đại có quy mơđáng kể trong khối đá vơi Phong Nha - Kẻ Bàng với 44 hang động được khảo sát vàchiều dài trên 44,3 km. Hệ thống này được bắt đầu từ hang Rục-Cà Roòng nằm ở độcao khoảng 360m so với mặt nước biển. Động Thiên Đường thuộc hệ thống hangVịm được mệnh danh là "Hồng cung trong lịng đất", ở km 16 Nhánh Tây đườngHồ Chí Minh thuộc địa hình Karst cổ, có niên đại khoảng 350 đến 400 triệunăm. Động Thiên Đường có chiều dài hơn 31,4 km, chiều rộng dao động từ 30 đến100m, nơi rộng nhất lên đến 150m; chiều cao từ đáy động lên đến trần động khoảng60 - 80m, là hang động khô dài nhất Châu Á.Hệ thống hang Chày: Với 38 hang động và 21,4km được khảo sát, hệ thốnghang động này khá bí ẩn vì hầu như tồn bộ đều có sơng ngầm chảy qua và rất khótiếp cận. Nổi bật là suối Nước Moọc được phát sinh từ hệ thống này.Đa dạng sinh họcVới diện tích 123,326ha, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi có rừngnguyên sinh trên núi đá vôi lớn nhất Việt Nam. Nơi đây hiện hữu 3.048 lồi thực vậtbậc cao, trong đó có 117 lồi có tên trong Sách đỏ Việt Nam và 56 lồi có tên trongdanh lục các lồi bị đe dọa toàn cầu. Đặc biệt sự tồn tại quần thể Bách xanh đá[Calocedrus rupestris] 500 tuổi, diện tích khoảng 5000ha được xem là sinh cảnh rừngđộc đáo nhất bởi tầm quan trọng toàn cầu và giá trị bảo tồn.Với sinh cảnh đa dạng, Phong Nha – Kẻ Bàng là ngôi nhà của 819 lồi động vậtcó xương, bao gồm 153 lồi thú, 303 lồi chim, 151 lồi bị sát và lưỡng cư, và 212lồi cá; có 84 lồi động vật hoang dã quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam, 106lồi có tên trong Sách đỏ IUCN. Hơn nữa, với đặc điểm hệ sinh thái núi đá vôi, đây làsinh cảnh của 10 loài linh trưởng, chiếm 50% tổng số lồi thuộc bộ linh trưởng ở ViệtNam; trong đó, có 3 lồi linh trưởng nguy cấp trên phạm vi toàn cầu là voọc Hà Tĩnh,voọc Chà vá chân nâu và vượn Đen má trắng.Kể từ năm 1993 đến nay, 19 loài mới cho khoa học đã lần lượt được ghi nhận vàcơng bố trên tồn thế giới, trong đó có 14 lồi bị sát, 1 lồi lưỡng cư, 2 lồi bị cạp, 1lồi chim và 1 lồi thực vật bậc cao có mạch, Hiện nay, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đang hồn thiện hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thếgiới lần thứ 2 với tiêu chí đa dạng sinh học và sinh thái cảnh quan.Giá trị văn hóa-lịch sửKhơng chỉ chứa đựng trong nó những giá trị của hệ sinh thái tự nhiên về đa dạngsinh học và địa chất địa mạo mà cịn có những giá trị rất lớn về văn hố và lịch sử.Vùng đệm của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có diện tích xấp xỉ 220.000ha thuộc 3 huyện, gồm 13 xã, dân số trên 65.000 người với 3 dân tộc chính là Kinh,Bru-Vân kiều và Chứt, đa dạng tộc người như Vân Kiều,Trì, Khùa, Ma Coong, Sách,Mày, Rục, ARem, Mã Liềng.Nơi đây có những giá trị văn hoá-lịch sử như ở Phong Nha ghi nhận các hiện vậtnhư gạch nung và dấu vết của bàn thờ, các di chỉ về đồ gốm; về địa danh có các làngở Phong Nha [làng Trằm, Hạ Lời…]. Khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng còn phong phúvới các lễ hội dân gian truyền thống như Lễ hội Đền Nghe, Tuồng bội Khương Hà, Lễđập trống Ma Coong rất độc đáo và mang đậm dấu ấn về bản sắc văn hố. Đặc biệt, ởđây có nhiều di tích lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hiện nay, cónhiều di tích cấp quốc gia nằm trên các tuyến đường 12A, đường 15 và đường 20Quyết Thắng thuộc hệ thống đường Trường Sơn huyền thoại như các di tích CổngTrời, Cha Lo, La Trọng, Bãi Dinh, Khe Ve, Cha Quang, trận địa Nguyễn ViếtXuân…trên đường 12A; sân bay Khe Gát, phà Xuân Sơn, Đèo Đá Đẽo, Ngầm KheRinh, cầu Kà Tang, hang Lèn Hà…trên đường 15; Km14 Trạ Ang, tổng kho NH,hang Thông tin, hang Y tá và các trọng điểm trên đường 20-Quyết Thắng.Với những giá trị nổi trội về địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học và văn hoá lịchsử, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng trở thành địa chỉ lý tưởng cho nghiên cứunhằm phát huy giá trị Di sản góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương vàkhu vực./.

Suối nước Mọoc ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

  Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được rừng kín thường xanh che phủ tới 96,2% diện tích, trong đó rừng nguyên sinh ít bị tác động chiếm 92,2% tổng diện tích. Có thể khẳng định đây là một vườn quốc gia có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Đặc biệt vừa qua chúng ta đã tìm ra loài Bách xanh núi đá [Calocedrus rupestris] mà dưới tán là các loài Lan hài vệ nữ [Paphiopedilum spp] phân bổ trên núi đá vôi ở độ cao trên 700m -1000m. Nằm ở km 37 đường 20 Quyết Thắng rẽ theo hướng Nam là một cánh rừng Bách xanh thuần loài có diện tích trên 2400 ha. ở đây có những cây cao từ 20 - 30m. Theo các nhà khoa học, rừng Bách xanh ở Phong Nha - Kẻ Bàng là rất hiếm và duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại trên núi đá vôi, có nhiều cây có độ tuổi trên 500 năm, rừng Bách xanh là loài có nguy cơ bị tuyệt chủng trên thế giới.

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng còn ẩn chứa trong đó là sự đa dạng của các loài sinh vật tự nhiên. Cho đến nay, đã xác định sự có mặt của 2.651 loài thực vật bậc cao có mạch, 735 loài động vật có xương sống, 369 loài côn trùng. Chúng hầu hết là các loài bản địa tự nhiên trong khu vực. Trong số đó có tới 116 loài thực vật và 129 loài động vật được ghi trong sách Đỏ Việt Nam và sách Đỏ IUCN 2006.

Với đặc điểm về sự đa dạng sinh cảnh núi đá vôi, hang động, núi đất...Phong Nha - Kẻ Bàng là điều kiện lý tưởng cho 9/21 loài linh trưởng [43% linh trưởng của Việt Nam] sinh sống. Có 3 loài linh trưởng đặc hữu của dãy Trường Sơn là Vọc Hà Tĩnh, Vọc vá chân nâu, Vượn bạc má, trong đó có 1 phân loài là Vọc Hà Tĩnh đặc hữu hẹp chỉ tìm thấy ở vùng núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng và vùng lân cận.

Với diện tích núi đá vôi và thảm thực vật rừng nguyên sinh rộng lớn, Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ đa dạng về nhóm thú mà đa dạng các nhóm chim [ 302 loài]; nhóm bò sát và lưỡng cư [59 loài bò sát và 22 loài lưỡng cư]; nhóm cá [72 loài] và nhóm bướm [261 loài]. Đặc biệt, khu hệ Dơi ở Phong Nha - Kẻ Bàng đa dạng nhất ở Việt Nam với 46 loài, chiếm 43% tổng số loài của Việt Nam.

Đối với thảm thực vật, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có mặt của 419 loài thực vật đặc hữu của Việt Nam [trong đó có 28 loài Lan]. Ngoài ra, loài Táu đá [Hopea sp] đang được phân loại để công bố là loài mới cũng là loài đặc hữu của Vườn quốc gia. Phong Nha - Kẻ Bàng cũng là nơi giao lưu của hai khu hệ thực vật Nam và Bắc Việt Nam. Đây là ranh giới tận cùng phía nam của một số loài thực vật phía bắc như Nghiến [Burretiodendron hsienmu], Chò nước [Platanus kerrii]... và cũng là ranh giới tận cùng phía bắc của một số loài thực vật phía nam như Dầu ke [Dipterocarpus kerril], Dầu đọt tím [Diptercalpus grandiflorus]... Thành phần thực vật của vườn quốc gia chắc chắn còn phong phú hơn nhiều nếu như được điều tra chi tiết. Với sự phong phú đó, các loài thực vật ở đây chứa một nguồn gen vô tận.

Những năm gần đây, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi tiềm ẩn lý thú cho các nhà khoa học khám phá. Bằng chứng là chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây các nhà khoa học đã phát hiện 1 loài thực vật, 1 loài chim, 6 loài bò sát, 1 loài lưỡng thê, 12 loài và phân loài cá, và 2 loài bướm mới cho khoa học. Có thể khẳng định, không một khu bảo tồn nào gây được sự chú ý như Phong Nha - Kẻ Bàng đối với các nhà khoa học trong thời gian qua.

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi sinh sống tự nhiên quan trọng và có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học. Những giá trị đa dạng sinh học cũng như những giá trị tiềm ẩn của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ rất quý báu cho công tác nghiên cứu khoa học đồng thời rất có giá trị cho công tác bảo tồn thiên nhiên, phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, việc bảo tồn di sản Phong Nha - Kẻ Bàng chính là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của Việt Nam mà đối với toàn nhân loại.

BBT

Video liên quan

Chủ Đề