Gãy tay bao lâu thì lành

Bài viết này tôi sẽ để trả lời cho các bạn câu hỏi: ”gãy xương cánh tay bao lâu thì lành”. Đây cũng là thắc mắc băn khoăn chung của rất nhiều bạn đã gửi về cho tôi nhờ giải đáp. Tình trạng gãy xương cánh tay là một “cực hình” đúng nghĩa của những ai mắc phải. Vậy trong trường hợp này bệnh nhân cần phải làm gì để có thời gian hồi phục nhanh nhất.

Tình trạng gãy xương cánh tay là như thế nào?

Hiện tượng gãy xương cánh tay các bạn thường gặp ở những người bị những chấn thương, do sự va đập tai ở trong quá trình lao động, những sinh hoạt thường ngày hoặc tham gia giao thông. Tình trạng gãy tay thường xuyên được điều trị bằng việc bó bột hay phẫu thuật cố định xương… Có thể do đây là những chấn thương khá phổ biến nên không ít những người sẽ thắc mắc việc gãy xương cánh tay thì bao lâu có thể lành. Để bạn có thể được giải đáp những thông tin này.

»────» XEM NGAY: Thực phẩm tốt cho người bị gãy xương

Tùy theo từng mức độ tổn thương xương tay mà đối với những người bệnh khác nhau sẽ có thời gian phục hồi không giống nhau, khác nhau. Theo như thông thường, những người bệnh cần có được một khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng để giúp xương cánh tay có thể lành lại. So với một số yếu tố có thể bị ảnh hưởng đến những khả năng phục hồi bao gồm các tình trạng bệnh lý, hay những phương pháp điều trị đối với cơ địa hồi phục khác nhau của bệnh nhân cũng như những chế độ chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý ở người bệnh bị gãy xương trong phần cánh tay.

Gãy xương cánh tay bao lâu thì lành

Bất kỳ yếu tố nào nếu như bạn không được khắc phục tốt, đều sẽ gây ảnh hưởng cũng như kéo dài những thời gian bạn lành xương cánh tay. Nhất là đối với phương pháp điều trị, dù có là phẫu thuật hoặc điều trị bảo tồn như đối với nẹp xương. Cách bó bột cánh tay đều phải cần được thực hiện tại những cơ sở y tế uy tín với những đội ngũ bác sĩ có chuyên môn giỏi, cùng nhiều năm kinh nghiệm.

Sau khi điều trị gãy xương cánh tay, những bệnh nhân cũng cần phải được chăm sóc tốt, cùng với việc có chế độ nghỉ ngơi một cách hợp lý để thúc đẩy những quá trình lành xương.

Cách chăm sóc người bệnh gãy xương cánh tay nhanh lành

+ Luyện tập thể dục, thể thao, vận động hợp lý: Những người bệnh cần hạn chế những vận động tại vùng cánh tay bị gãy. Bạn không nên cầm nắm những vật nặng ở tay gãy cho tới khi tay bạn có thể liền hẳn.

»────» XEM NGAY: Gãy xương ngón chân bao lâu thì lành

+ Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng khá nhiều đối với thời gian lành gãy xương cánh tay: Quá trình ăn uống đủ chất cùng tăng cường các dưỡng chất tốt hơn cho xương như canxi hay magie, photpho, kẽm với vitamin nhóm B,… kích thích tới quá trình liền xương cũng như hình thành  khung xương vững chắc.

Việc gãy xương cánh tay bao lâu thì lành chính là thắc mắc chung của khá nhiều người

+ Tuân theo chỉ định của bác sĩ: Người bệnh cần tuyệt đối tuân theo lời khuyên của các bác sĩ, nếu có một phác đồ điều trị cụ thể thì việc tuân thủ theo phác đồ là rất quan trọng.

Đối với việc phẫu thuật cố định xương, bạn có thể đặt lịch bác sĩ cùng xây dựng các dịch vụ tư vấn và đặt lịch phẫu thuật đối với đội ngũ bác sĩ giỏi xuất phát từ các bệnh viện lớn. Những bệnh viện tuyến trung ương sẽ giúp những ca phẫu thuật của bạn thành công và an toàn cho bệnh nhân bị gãy xương cánh tay.

Bác sĩ Michael Huy 6 Tháng Năm, 2021

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BSCK I Nguyễn Đức Hòa - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình, Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Xương bị gãy khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và đời sống hàng ngày. Một trong những vấn đề mà bạn quan tâm nhất chính là bao giờ xương bị gãy sẽ liền lại. Quá trình liền xương phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vì vậy thời gian liền xương bị gãy cũng sẽ khác nhau.

Khi xương bị gãy, điều này dẫn đến sự thay đổi của xương và phần mềm xung quanh. Các mạch máu nhỏ xung quanh bị tắc bởi các cục máu đông, cấu trúc mạch máu của tủy xương bị thay đổi và cấu trúc lại. Các tế bào tủy xương sẽ chuyển dạng thành các tế bào đa hình thái và có xu hướng biến thành các tạo cốt bào.

Ở vị trí xương gãy sẽ xuất hiện 2 quá trình liền xương, gồm liền xương nguyên phát và liền xương thứ phát.

Quá trình liền xương bị gãy sẽ đi từ canxi xơ tới canxi sụn và kết thúc bằng canxi xương

Xương chính là phần cứng để nâng đỡ cơ thể khi chúng ta di chuyển.

Khi xương bị gãy sẽ xảy ra tình trạng co mạch để hạn chế chảy máu từ phần mềm và xương. Khối máu tụ sẽ xuất hiện ở vùng gãy xương. Trong những khối máu tụ, có nhiều tế bào đa năng có thể biến đổi thành tế bào tạo xương osteblast. Một phần đầu xương bị gãy được cố định sẽ có sự hoại tử do tình trạng thiếu máu nuôi tạm thời làm khe gãy rộng ra. Mô xơ được hình thành để nối hai đầu xương bị gãy.

Để tạo nên chất nền cho sự lành xương cũng như hình thành tế bào xương, máu nuôi từ màng ngoài xương và trong tủy xương sẽ mang các tế bào tạo xương. Tiếp theo là giai đoạn canxi hóa để biến thành canxi xương. Quá trình lành xương sẽ đi từ canxi xơ tới canxi sụn và kết thúc bằng canxi xương.

Hai yếu tố giúp lành xương đó là yếu tố cơ học và yếu tố sinh học:

  • Yếu tố cơ học: Phải cố định vững chắc hai đầu xương bị gãy, chỉ được phép cử động nhỏ ở hai đầu xương bị gãy để kích thích quá trình lành xương.
  • Yếu tố sinh học: Tức là máu nuôi, Máu nuôi là máu đến từ trong lòng tủy xương và đến từ các cơ bao xung quanh xương. Xương sẽ lành bình thường nếu hệ thống này không bị phá hủy.

Tại vị trí xương bị gãy, sẽ xuất hiện hai hiện tượng liền xương, gồm:

  • Liền xương nguyên phát: Với kiểu liền xương nguyên phát này [liền xương trực tiếp] yêu cần cần có sự cố định ổ gãy phải vững chắc, vì thế nên chúng ta thường gặp hiện tượng này trong các trường hợp liền xương sau khi kết hợp xương. Các mạch máu nhỏ và các tế bào có nguồn gốc trung mô sẽ được hình thành ở tại khu vực hai đầu xương gãy. Xuất hiện hiện tượng tiêu xương sinh lý và sau đó là cầu xương trực tiếp qua khoảng trống giữa hai đầu xương được hình thành. Hiện tượng này còn được gọi là hiện tượng “ lấp khoảng trống”. Vị trí bị gãy sẽ hình thành cần can trực tiếp mới, rất ít can xương bên ngoài hình thành trong quá trình liền xương.
  • Liền xương thứ phát: Quá trình này liên quan chặt chẽ đến vai trò của màng xương. Màng xương sẽ nhanh chóng trở thành nguồn cung cấp cho vị trí bị gãy khi việc cung cấp máu cho ổ gãy bị gián đoạn.

Dưới sự hoạt hóa, các tế bào của màng xương sẽ nhanh chóng hình thành cấu trúc xương tương tự như trong tình trạng canxi hóa trong màng xương và hình thành cấu trúc xương tủy. Cấu trúc can xương xơ cứng được tạo nên nhờ canxi hóa màng xương xung quanh vùng bị gãy.

Xương mới sẽ được hình thành tương tự như sự canxi hóa tủy xương và có quá trình tương tự như quá trình phát triển xương với sự tham gia của cấu trúc sụn tại vị trí xương bị gãy. Nếu ổ gãy di động thì quá trình này sẽ tăng lên do vậy những biện pháp kết hợp xương vững chắc sẽ làm giảm quá trình này. Để kích thích quá trình liền xương bị gãy mà vẫn đảm bảo cấu trúc giải phẫu, đinh nội tủy chính là một sự lựa chọn tối ưu.

Dù thực hiện phẫu thuật hay không thì đều xuất hiện cả hai kiểu liền xương. Tùy vào từng trường hợp bị gãy mà kiểu liền xương nào sẽ ưu thế hơn. Liền xương thứ phát chính được coi là sự liền xương sinh lý hơn.

Quá trình liền xương bị gãy nhanh hay chậm phụ thuộc vào mức độ tổn thương và tuổi tác của người bệnh

Quá trình liền xương bị gãy nhanh hay chậm phụ thuộc vào mức độ tổn thương và tuổi tác của người bệnh. Quá trình liền xương sẽ nhanh hơn ở những người trẻ. Chẳng hạn như bạn bị gãy xương bàn tay thì thời gian liền xương của bạn sẽ rơi vào khoảng từ 4-6 tuần.

Thời gian liền xương còn phụ thuộc người bị gãy xương có các bệnh lý mãn tính đi kèm không như tiểu đường, phổi, loãng xương... vì những bệnh lý này có thể khiến thời gian liền xương lâu hơn... đồng thời không được vận động. Xương liền thẳng hay cong là do vùng bị gãy có được cố định tốt hay không.

Sau 6 tháng kể từ lúc bị gãy xương được điều trị, người bệnh có thể tập luyện thể dục cần nhiều sức mạnh. Còn đối với những trường hợp bị gãy xương bàn chân, phải mất từ 3-4 tháng để liền xương. Không có phương thuốc nào giúp thời gian liền xương ngắn hơn thời gian liền xương sinh lý.

Để xương mau lành, cần phục hồi môi trường sinh học nhằm đảm bảo máu lưu thông tốt, xương được cố định vững chắc .

Nếu bạn phải bó bột gãy xương thì nên hạn chế đi lại trong 2-3 tuần đầu để bớt sưng. Có thể chườm lạnh để giảm đau nếu chỉ nẹp bột.

Bạn cần phải thực hiện chế độ ăn uống đủ chất và hạn chế đi lại để xương nhanh lành.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao Vinmec là một trong số ít các Trung tâm đạt chuẩn FIFA trên thế giới và đầu tiên tại Việt Nam. Trung tâm được đầu tư lớn về công nghệ như 3D Technology in Medicine Center [Trung tâm nghiên cứu Công nghệ 3D trong Y học], Motion Analysis Lab [Phòng nghiên cứu, phân tích chuyển động] đầu tiên tại Việt Nam, ngang tầm với khu vực và trên thế giới.

Về chuyên môn, Vinmec đã làm chủ kỹ thuật và tạo ra sự đột phá trong điều trị, với các kĩ thuật tiên tiến cá thể hóa trong điều trị như ánh xạ giải phẫu, phẫu thuật chính xác sử dụng Robot trong mổ, phục hồi chức năng và dinh dưỡng chuyên sâu ... đồng thời có mạng lưới hợp tác với nhiều chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực y học thể thao trên thế giới. Chính vì vậy ngày 23/03/2022, Liên đoàn bóng đá Việt Nam [VFF] đã chính thức kí hợp tác cùng Vinmec nhằm nâng cao chất lượng công tác y tế dành cho các cầu thủ trong đội tuyển. Bên cạnh việc điều trị chấn thương phục vụ thi đấu, hợp tác giữa VFF và Vinmec còn bao gồm hoạt động nghiên cứu và đào tạo y học thể thao bài bản và chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng chuyên môn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề