Gạo lứt nảy mầm có tốt không

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu qua các thông tin cần biết về mầm gạo lứt. Mầm gạo lứt có hàm lượng dinh dưỡng cao, tuy nhiên cũng cần lưu ý trong việc tự ủ hoặc đối tượng sử dụng. Nên dùng kéo dài nhưng không nên dùng liên tục, thường xuyên. Nếu việc ăn hạt gạo lứt mầm khó khăn, bạn có thể  sử dụng các sản phẩm có chứa mầm gạo lứt để thay thế và kết hợp. 

Hiện nay gạo lứt ngày càng được nhiều người tin dùng vì được lan truyền giúp thanh lọc cơ thể, giảm cân, thậm chí chữa các bệnh nan y. Nhưng công dụng thật sự của gạo lứt đến đâu, cơ sở khoa học ra sao, dùng thường xuyên có tốt không thì không phải ai cũng để ý. Thực tế, còn có gạo lút nảy mầm (nên được gọi là gạo mầm), tốt hơn gạo lứt, đáp ứng hài hòa nhu cầu sử dụng.

Gạo lứt nảy mầm có tốt không


Gạo lứt nhiều dinh dưỡng hơn gạo trắng

Thông thường để được hạt gạo trắng đẹp, người ta phải xay sát cho hết vỏ trấu. Quá trình này đồng thời làm mất đi lớp cám và mầm nên một số dinh dưỡng bị mất đi. Trong khi đó gạo lứt chỉ bóc đi lớp trấu nên giữ được nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng như B1, magie, kali, sắt v.v.. và cung cấp nhiều năng lượng hơn. Gạo lứt mang lại 368 kcal trên 100g so với gạo trắng có 344 kcal, nên cho cảm giác lâu hơn khi ăn.

Điểm đang lưu ý nhất có thể kể đến hàm lượng chất xơ trong gạo lứt, như một tấm lưới lọc lượng đường có trong thức ăn, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đặc biệt sau khi ăn.

https://vove.com.vn/products/gao-mam-vibigaba

Gạo lứt nảy mầm có tốt không

Dùng gạo lứt thường xuyên có thực sự tốt

Trên thực tế gạo lứt khá cứng nên khi ăn nếu nhai không kỹ, hoặc ăn thường xuyên sẽ không tốt cho tiêu hóa, dạ dày, không phù hợp với chế độ dinh dưỡng của trẻ em, bà bầu. Bên cạnh đó, hiện nay tác dụng chữa bệnh của gạo lứt mới chỉ là lời truyền miệng chưa có nghiên cứu khoa học chính thống nào xác minh. Những lợi ích của gạo lứt là có, nhưng chỉ trong một vài khía cạnh, và đóng vai trò phòng bệnh nhiều hơn.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên mỗi tuần chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần, ngoài ra vẫn phải kết hợp các thực phẩm khác đảm bảo bổ sung chất đạm và các khoáng chất khác.

Gạo lứt nảy mầm (gạo mầm) – Giải pháp tối ưu

Gạo mầm là gạo lứt được nảy mầm theo công nghệ của các nhà khoa học Nhật Bản phát mình từ năm 1995. Các hạt gạo lứt được chọn lọc, làm ấm, để phôi nguyên trong gạo nảy mầm, đến khi thóc phôi hóa, nảy mầm, thì sấy khô bóc bỏ lớp vỏ trấu. Quá trình như vậy, các enzym trong hạt gạo được kích hoạt tạo nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt hàm lượng chất GABA tự nhiên cao gấp 6-10 lần so với gạo lứt.

Gạo lứt nảy mầm có tốt không

Một trong những thương hiệu gạo mầm tốt nhất hiện nay là Vibigaba do VOVE là nhà phân phối trực tiếp được chế biến theo quy trình HACCP Châu Âu vượt qua 603 chỉ tiêu khắc khe của Nhật.

Sử dụng gạo mầm không chỉ phát huy khả năng ổn định đường huyết, phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường mà còn giúp cân bằng huyết áp, kiểm soát mỡ máu, tốt cho hệ tiêu hóa, oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa v.v..

https://vove.com.vn/products/gao-mam-vibigaba-nghe

Gạo lứt nảy mầm có tốt không

Nếu dùng gạo mầm thường xuyên, kết hợp với các thực phẩm khác theo một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ví dụ như có thể ăn cơm gạo mầm cùng muối mè nhưng vẫn đảm bảo có chất đạm từ tôm cá, gà hay chất sơ và vitamin, chất sơ từ rau củ quả, sẽ giúp cơ thể được thanh lọc và luôn dồi dào năng lượng.

Đi gặp mặt hưu trí, cụ Nguyễn Thị Loan (Hà Nội) được các bạn già bày cho cách làm gạo lứt nảy mầm chữa bách bệnh. Để có được “quà tặng của thượng đế”, bà Loan hì hục ngâm ủ gạo 22 tiếng. Hết ngâm nóng lại ngâm lạnh, trong bóng râm rồi mang ra sáng, thắp cả điện, hì hục thay nước xong đem phơi nhưng gạo cứ mủn ra, tỷ lệ nảy mầm thấp, có mùi chua. Đợt nồm vừa qua gạo ngâm có mùi mốc, hơi thum thủm. Bà Loan nghĩ mình làm chưa đúng cách nên đã điện thoại đến Báo KH&ĐS nhờ tư vấn.

Về thắc mắc của bà Loan, ThS Vũ Thế Thành, chuyên gia quản trị chất lượng, giảng viên an toàn thực phẩm cho biết, gạo lứt nảy mầm có tác dụng tốt cho việc ổn định lượng đường trong máu, hỗ trợ giảm cân, tăng cường năng lượng cho cơ thể. Trong gạo lứt nảy mầm có lượng Gamma Aminobutyric Axit (GABA) cao hơn nhiều lần gạo lứt chưa nảy mầm. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra GABA có tác dụng tốt cho sức khoẻ gồm: Ổn định huyết áp và cholesterol trong máu, tăng cường chức năng gan thận, phòng ngừa ung thư, chống béo phì, giải toả stress hay trầm cảm, kích thích ngủ ngon…

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, khi ngâm ủ gạo lứt nảy mầm, các enzym thủy phân tinh bột sẽ hoạt động tích cực để biến những chất phức tạp thành những chất đơn giản hơn (dễ tiêu hoá). Tinh bột bị suy giảm, một số biến thành chất xơ (cellulose, hemicelluose…). Số lượng các vitamin A, E, C, đặc biệt vitamin nhóm B tăng lên gấp nhiều lần. Các khoáng vi lượng cũng tạo phức với protein để có hiệu quả tốt hơn về mặt tác dụng sinh học.

Chỉ nên sử dụng 2 – 3 lần/tuần

Cũng theo chuyên gia Vũ Thế Thành, để đạt được hiệu quả dinh dưỡng tối đa, cần ngâm gạo trong nước ấm khoảng 30 – 350C trong khoảng 20 – 36 giờ, thay nước sau 6 – 8h để kích thích gạo nảy mầm. Cũng có thể sau 6-8h ngâm nước thì lấy ra, cho gạo vào túi vải thô ráo nước ủ trong thùng xốp có bóng điện ở nhiệt độ 30-350C cho đến khi thấy mầm nhú khoảng 1mm thì bỏ ra nấu cơm.

Ngoài yếu tố nhiệt độ, độ ẩm thì người ta còn kiểm soát cả độ pH trong nước và nhiều điều kiện khác nữa. Do đó, tự ủ gạo lứt nảy mầm tại nhà sẽ khó đạt được dinh dưỡng tối ưu. Nếu trong gạo còn hạt vỡ, không nguyên phôi thì sẽ không thể nảy mầm mà bị phân hủy gây mùi khó chịu. Chưa kể, trong quá trình ủ mầm, nếu gạo có nấm mốc hoặc nước ngâm nhiễm asen, không hoàn toàn sạch thì nhiệt độ này cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển và gạo nhiễm độc.

Nấu cơm có thể diệt khuẩn, nhưng không diệt được độc tố. Do đó, nước ngâm gạo phải sạch, gạo trước khi ngâm cũng được rửa sạch. Gạo lứt dễ hỏng (bị oxy hóa do còn dầu), hạn dùng không quá 6 tháng nên chất lượng của việc nảy mầm tùy thuộc loại gạo mới hay cũ, gạo được bảo quản thế nào…

Chuyên gia Vũ Thế Thành nhấn mạnh, ăn gạo lứt nảy mầm là tốt, nhưng chỉ nên sử dụng 2 – 3 lần/tuần. Những người bị loét dạ dày, tá tràng không nên ăn vì chất xơ trong gạo lứt nhiều. Trẻ em và những người trẻ tuổi khoẻ mạnh không nên ăn trường kỳ gạo lứt muối mè vì không cung cấp đẩy đủ các chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển cơ thể. Dùng gạo lứt muối mè triền miên đến lúc nào đó cơ thể sẽ mất khả năng đề kháng bởi thiếu chất béo và chất đạm để tạo ra các enzym, hormoe, kháng thể…

BS Nguyễn Lệ Quyên, Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang:

Theo Đông y, gạo lứt có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột. Cháo gạo lứt phòng ngừa và trừ bệnh thổ tả, kiết lỵ, cầm mồ hôi. Nhiều nghiên cứu cho thấy, gạo lứt làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh. Với nguồn chất xơ dồi dào, gạo lứt giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường.