EU xuất khẩu sản phẩm chủ yếu nào vào thị trường Việt Nam

Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường liên minh châu Âu (EU) đang có xu hướng chững lại, thậm chí giảm và có tâm lý “găm hàng” chờ hưởng lợi từ EVFTA.

Trong tháng 11/2019, giá trị xuất khẩu cá tra sang hai thị trường Mỹ và EU đều giảm mạnh lần lượt là 60,2% và 36% so với cùng kỳ năm trước.

Số liệu từ Vụ thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho thấy, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) đang có xu hướng chững lại. Tính đến tháng 11/2019, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá vào thị trường EU đã giảm 1,26% so với cùng kỳ năm 2018.

Thống kê kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu chính vào thị trường EU cũng cho thấy sự sụt giảm. Trong đó điện thoại và linh kiện giảm 16%, cà phê giảm 16,3%, thuỷ hải sản gần 13%. Dự kiến trong năm 2019, xuất khẩu vào EU đạt khoảng 41,8 tỷ USD, giảm 3,6% so với năm 2018.

Ông Vũ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Thị trường Âu - Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, một trong những nguyên nhân khiến cho kim ngạch sụt giảm là do xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đã qua giai đoạn phát triển nóng. Các mặt hàng nông sản như cafe, hạt tiêu, hạt điều chủ yếu là xuất khẩu thô bị tác động mạnh từ giá cả thế giới giảm mạnh do nguồn cung tăng cao.

Bên cạnh đó là hàng rào kỹ thuật với các quy định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của EU..

Liên quan đến việc giảm kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU, ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU trong năm 2019 dự kiến đạt khoảng 1,5 tỷ USD thấp hơn 500 triệu USD so với kế hoạch ban đầu. Nguyên nhân là do ngành thủy sản chịu tác động của việc bị EU rút thẻ vàng do chưa tuân thủ các quy định của EC về việc đánh bắt cá trái phép. 

Ngoài ra, việc sụt giảm kim ngạch mặt hàng máy tính, linh kiện điện tử cũng tác động đến kết quả xuất khẩu sang châu Âu. Việc sụt giảm này được lý giải là do phụ thuộc vào doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong đó điển hình là việc Samsung kết thúc đợt đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm Galaxy Note 10 và mặt hàng máy tính bảng sang EU.

Một nguyên nhân khác nữa cũng được nhắc đến là có thể xuất hiện hiện tượng chững lại trước khi EVFTA có hiệu lực, là các doanh nghiệp có thể muốn "găm" hàng để hưởng lợi từ các cam kết trong EVFTA.

Theo ý kiến các chuyên gia kinh tế, năng lực tham gia thương mại quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Muốn thâm nhập vào thị trường EU, các sản phẩm phải đáp ứng các yêu cầu pháp lý để tham gia vào các yêu cầu bổ sung mà các nhà phân phối đặt ra để đáp ứng thị hiếu khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp cần thúc đẩy hàng Việt Nam trực tiếp đến các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ châu Âu.

Ông Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cũng cho rằng, doanh nghiệp cần tăng cường kết nối chuỗi sản xuất, bám theo xu thế tiêu dùng, sáng tạo; có các giải pháp đi kèm và tương tác trực tiếp, liên tục, tức thời với khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải học hỏi pháp lý, đồng hành với Chính phủ, làm theo thay đổi của Chính phủ vì thời đại của quản trị bất định và quản trị rủi ro lên ngôi.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, EU hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 và là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam trên thế giới với tăng trưởng thương mại giai đoạn 2000-2015 đạt 20% và giai đoạn 2015-2018 đạt 10%.

Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong EU là Hà Lan, Đức, Pháp, Anh. Cơ cấu hàng hóa giữa Việt Nam và EU mang tính bổ sung, Việt Nam xuất khẩu sang EU các sản phẩm hàng tiêu dùng gồm: máy tính, điện thoại và linh kiện, dệt may, giày dép, nông, thủy sản. Trong đó điện thoại và máy tính chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này. Hiện sản phẩm da giày xuất khẩu của Việt Nam đang chiếm 9% thị phần hàng hóa NK vào thị trường EU, chè, cà phê chiếm 14%; dệt may, máy móc thiết bị, điện thoại, thủy sản, hoa quả và các loại hạt chiếm khoảng 4%.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ EU các sản phẩm máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu dệt may, kinh kiện vận tải, sắt thép...

Ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban thương mại quốc tế cho biết, dự kiến Uỷ ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu  Âu sẽ tiến hành bỏ phiếu trình phê chuẩn  EVFTA và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) vào tháng 1/2020. Nghị viện châu  Âu sẽ bỏ phiếu phê chuẩn vào tháng 2/2020.

Như vậy, có thể hy vọng rằng hiệp định EVFTA sẽ được thông qua và bước vào giai đoạn thực thi trong nửa đầu năm 2020.

EVFTA dự kiến có hiệu lực sẽ xóa bỏ hơn 85% dòng thuế với hàng xuất khẩu của Việt Nam, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Số dòng thuế được xoá bỏ sau 7 năm hiệp định này có hiệu lực là hơn 99%, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Nguồn Enternews
 

Xuất khẩu của Việt Nam sang Liên hiệp Châu Âu (EU) vừa lập kỷ lục mới trong 5 tháng đầu năm 2022, với thặng dư thương mại là 13,4 tỷ USD, tăng gần 47%, nhờ hưởng lợi từ hiệp định thương mại tự do song phương (EVFTA).

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, mặc dù đang chịu tác động kéo dài của đại dịch COVID-19 và xung đột Nga-Ukraine khiến giá nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển tăng cao, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng mạnh. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong 5 tháng đầu năm ước đạt 152,81 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 40,25 tỷ USD, tăng 20,8%, chiếm 26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 112,56 tỷ USD, tăng 14,8%, chiếm 73,7%.

Riêng xuất khẩu sang khu vực thị trường EU ghi nhận mức tăng 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái, xuất siêu đạt 13,4 tỷ USD, tăng gần 47%.

Các mặt hàng có mức xuất khẩu tăng mạnh là hạt điều, cà phê, rau quả, thủy sản, gạo và sản phẩm gỗ.

Theo đánh giá Bộ Công thương Việt Nam, thương mại giữa Việt Nam và EU tăng mạnh so với các quý trước là nhờ hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), giữa bối cảnh các nước châu Âu đang phục hồi kinh tế, gia tăng mức tiêu dùng.

Bộ này lưu ý các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi giao kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài, và cân nhắc trong việc lựa chọn các ngân hàng thanh toán giữa bối cảnh Hoa Kỳ và EU đang áp dụng lệnh cấm vận đối với nhiều doanh nghiệp vì cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Bộ Công Thương cũng yêu cầu hệ thống Thương vụ tại các nước châu Âu hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đang có gặp khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu với Nga và Ukraine để có thể chuyển hướng sang các thị trường phù hợp tại châu Âu.

Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của EU trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nằm trong số 10 nhà cung cấp hàng hóa lớn nhất cho thị trường này.

Theo báo cáo tổng hợp của Tổng cục Hải quan, hết năm 2019, Việt Nam xuất khẩu 33,4 tỷ USD vào EU, các thị trường lớn nhất của hàng Việt là Hà Lan với kim ngạch 6,8 tỷ USD, Pháp 3,7 tỷ USD, Ý 3,4 tỷ USD, Đức 3,3 tỷ USD, Áo 3,2 tỷ USD và Tây Ban Nha là 2,7 tỷ USD…

EU xuất khẩu sản phẩm chủ yếu nào vào thị trường Việt Nam

Trong giỏ hàng hoá nhập khẩu, Việt Nam nhập máy móc, thuốc chữa bệnh nhiều nhất (Ảnh minh hoạ)

Nước có lượng hàng Việt Nam vào ít nhất là Nauy với có kim ngạch 129 triệu USD. 

Các mặt hàng xuất của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm máy móc, điện thoại và linh kiện với giá trị vượt trội. 

Cụ thể, trong 3,36 tỷ USD giá trị hàng Việt xuất vào Đức, có đến 1,6 tỷ USD là mặt hàng điện thoại và 800 triệu USD hàng dệt may. Ở thị trường Hà Lan, trong 6,8 tỷ USD hàng Việt xuất sang xứ sở này, có đến 1,6 tỷ USD là mặt hàng vi tính, linh kiện.

Với thị trường Ý, Việt Nam cũng xuất 1,2 tỷ USD hàng điện thoại và linh kiện, chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu vàng nước này.

Với Pháp, với 3,7 tỷ USD giá trị hàng Việt xuất sang nước này, có đến 1,2 tỷ USD là hàng điện thoại. Tổng lượng hàng điện thoại xuất khẩu sang các nước châu Âu chiếm từ 6 đến 8 tỷ USD.

Ở chiều nhập khẩu, Việt Nam nhập về từ các nước EU trên 12 tỷ USD hàng hoá, trong đó chủ yếu là máy móc, dây cáp điện, dược.

Đức là nước mà Việt Nam nhập nhiều hàng hoá nhất với 3,6 tỷ USD, trong đó có 1,7 tỷ USD là hàng hoá máy móc, thiết bị. Ý là nước xuất khẩu hàng nhiều thứ 2 vào Việt Nam với 1,8 tỷ USD, Pháp đứng thứ 3 với 1,6 tỷ USD giá trị hàng xuất vào VIệt Nam. 

Việt Nam nhập thuốc trị bệnh cho người lớn nhất ở Pháp và Bỉ với kim ngạch lần lượt là 410 và 147 triệu USD. 

Trung bình các nước EU chỉ xuất từ 300 đến 800 triệu USD hàng hoá vào Việt Nam, con số khá khiêm tốn so với lợi thế của mình.

Một trong những lý do khiến hàng EU vào Việt Nam ít là bởi thuế đánh vào mặt hàng các nước khi vào Việt Nam (chưa có EVFTA) vẫn rất cao, từ trên 55% đến 75% theo mức thuế tối huệ quốc (MFN) dành cho các nước là thành viên WTO.

Bên cạnh đó, do địa lý xa xôi, những sản phẩm của EU như nông sản không có lợi thế ở Việt Nam, trong khi đó lợi thế lớn nhất của họ là máy móc, dây truyền thiết bị, công nghệ nhưng khi vào Việt Nam gặp hai vấn đề: giá cao và sở hữu trí tuệ.

Các mặt hàng các nước EU vào Việt Nam đòi hỏi yêu cầu khắt khe về bảo mật công nghệ, sở hữu trí tuệ, chính vì đó khiến giá cao hơn so với các sản phẩm công nghệ của các nước khác như Nhật, Hàn hay Trung Quốc ở Việt Nam. 

Bên cạnh đó, những công nghệ đời đầu rất khó để có thể xuất vào các nước mà EU chưa ký kết hiệp định bảo hộ đầu tư và cam kết tuân thủ sở hữu trí tuệ, sáng chế. Các sản phẩm có lợi thế chủ yếu là đã hết thời gian bảo vệ sở hữu trí tuệ, sản phẩm không thuộc vòng đời đầu. 

Nguyễn Tuyền