Đường bờ biển Duyên hải Nam Trung Bộ dài bao nhiêu?

- Phía bắc giáp Bắc Trung Bộ, phía tây giáp Tây Nguyên, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía đông giáp Biển Đông.

- Có nhiều đảo, quần đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

=> Ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng:

+ Vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc - Nam, nối Tây Nguyên với các cảng biển phía Đông -> thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hóa.

+ Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Thuận lợi: 

Các tỉnh đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp ở phía đông; bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh -> phát triển đa dạng các hoạt động kinh tế.

- Vùng gò, đồi phía tây phát triển lâm nghiệp: Rừng cung cấp nhiều lâm sản quý như trầm hương, sâm quy, kì nam và các loài chim thú quý.

- Vùng đất rừng chân núi thuận lợi cho chăn nuôi gia sức lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn.

- Đồng bằng ven biển thuận lợi để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị [bông, vải, mía đường].

- Biển: có nhiều ngư trường lớn, khoáng sản biển, các bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng nước sâu => phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Một số đảo ven bờ từ Quảng Nam đến Khánh Hòa có thể khai thác tổ chim yến [yến sào] đem lại giá trị kinh tế cao.

- Khoáng sản: cát thủy tinh, titan, vàng => phát triển công nghiệp khai khoáng.

* Khó khăn:

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, có mùa khô kéo dài, thời tiết thường hạn hán vào mùa khô, lũ lụt trong mùa mưa bão.

- Sông: ngắn và dốc, thường có lũ vào mùa mưa.

- Rừng: đang giảm sút, diện tích rừng che phủ còn 39%, hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ.

2. Đặc điểm dân cư, xã hội

- Phân bố dân cư không đều, có sự khác biệt giữa miền núi phía Tây và dải đồng bằng ven biển phía Đông.

Tỉnh Bình Thuận chia làm 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố Phan Thiết, 1 thị xã La Gi và 8 huyện [Bắc Bình, Đức Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Phú Quý, Tánh Linh, Tuy Phong] với 124 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 19 phường, 12 thị trấn và 93 xã.

Vùng duyên hải Nam Trung bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. Tuy là vùng chịu sự tàn phá ác liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và còn nhiều khó khăn về thời tiết, khí hậu, nhưng có thể khẳng định đây là vùng đất có những lợi thế rất quan trọng trong phát triển kinh tế, nhất là phát triển du lịch biển, đảo...

Từ tiềm năng và lợi thế

GS.TSKH Lê Du Phong, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội khẳng định: Duyên hải Nam Trung bộ là vùng có điều kiện sinh thái đặc thù, có vị trí chính trị, kinh tế và địa bàn chiến lược quan trọng, bởi đây là vùng có tiềm năng kinh tế và sinh thái môi trường to lớn bao gồm bờ biển dài, vùng lãnh hải rộng lớn, giàu tài nguyên, nhất là dầu khí, thuỷ sản, khoáng sản, năng lượng và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Đặc biệt, do sự khắc nghiệt của điều kiện thời tiết, khí hậu, sự ác liệt của chiến tranh đã rèn đúc cho con người Nam Trung bộ ý chí kiên cường, bất khuất. Điều mà ai cũng phải ghi nhận là người dân các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ rất cần cù, chăm chỉ, sáng tạo trong lao động, học tập, tiết kiệm trong chi tiêu nhưng cũng rất sẵn lòng chia sẻ khó khăn với cộng đồng xã hội, rất chân tình, thân thiện và mến khách...

Vùng duyên hải Nam Trung bộ có những lợi thế lớn khác đó là, có Quốc lộ 1A và đường sắt chạy xuyên suốt các tỉnh trong vùng, nối với các tỉnh phía Bắc và phía Nam; có nhiều tuyến quốc lộ 14 B, 14 D, 19, 24, 25, 27, 28 nối với các tỉnh Tây nguyên; có nhiều sân bay lớn như Đà Nẵng, Chu Lai [Quảng Nam], Phú Cát [Bình Định], Cam Ranh [Khánh Hoà], rất thuận tiện cho việc giao lưu giữa các địa phương trong nước cũng như các nước trong khu vực và thế giới. Đặc biệt, do cấu tạo địa hình nên vùng duyên hải Nam trung bộ là vùng có nhiều cảng biển nước sâu đã được xác định đó là các cảng: Liên Chiểu, Tiên Sa [Đà Nẵng], Dung Quất [Quảng Ngãi], Quy Nhơn [Bình Định], Vũng Rô [Phú Yên], Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh [Khánh Hoà]. Các cảng này rất gần với đường hàng hải quốc tế, đây là điều kiện thuận lợi cho vùng trong việc mở rộng và phát triển giao lưu kinh tế trong nước và thế giới.

Cùng với những lợi thế trên, vùng duyên hải Nam Trung bộ đã được thiên nhiên ban tặng những cảnh quan tuyệt đẹp đó là những núi đá xen những cồn cát trắng chạy dọc ven biển xanh biếc từ đèo Hải Vân [Đà Nẵng] đến Mũi Né [Bình Thuận]. Nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp như Ngũ Hành Sơn được ví là Nam thiên danh thắng, Bà Nà - Suối Mơ [Đà Nẵng] với độ cao gần 1.500 mét so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm như Đà Lạt; Núi Ấn - Sông Trà [Quảng Ngãi] - đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi,... Đặc biệt, với chiều dài hơn 1.300 km chạy suốt từ đèo hải Vân đến bãi biển Hàm Tân [Bình Thuận], trong đó nổi bật nhất là bãi biển Mỹ Khê, Non Nước [Đà Nẵng] được bình chọn là 1 trong 6 bãi tắm đẹp và hấp dẫn nhất hành tinh; Vịnh Nha Trang [Khánh Hoà] là 1 trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Cùng với các danh thắng, các vịnh và bãi tắm đẹp, vùng đất này còn có bán đảo Sơn Trà [Đà Nẵng]; cụm đảo Cù Lao Chàm [Quảng Nam]...

         Thắng cảnh Ghềnh Đá Đĩa ở Phú Yên.
Ảnh: viettourism.com


Đây cũng là vùng đất lịch sử và con người để lại nhiều di tích, nhất là nền văn hoá Chăm rực rỡ. Đó là Bảo tàng điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng, nơi lưu giữ và trưng bày gần 2.000 cổ vật; khu thánh địa Mỹ Sơn [Duy Xuyên-Quảng Nam] nơi đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới; vùng đất Bình Định - kinh đô xưa của Vương quốc Chăm Pa suốt 5 thế kỷ [từ thế kỷ IX-XV] với nhiều di sản còn lưu giữ đến ngày nay; Tháp Bà [Nha Trang], tháp Pokrong Grai [Ninh Thuận], tháp Poshanư [Bình Thuận] và nhiều tháp khác với nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá Chăm Pa độc đáo. Tại vùng này còn nhiều di tích nổi bật như phố cổ Hội An với hơn 400 năm đang được bảo tồn gần như nguyên vẹn, được UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới năm 1999; khu di tích Vua Quang Trung ở Tây Sơn [Bình Định], nơi lưu giữ nhiều hiện vật của Hoàng đế Quang Trung và nghĩa quân Sơn Tây; các di tích bảo tàng Ba Tơ, Trà Bồng, khu chứng tích Sơn Mỹ, mộ Cụ Huỳnh Thúc Kháng, Khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng [Quảng Ngãi], di tích Núi Thành [Quảng Nam]…

Đến phát triển kinh tế du lịch biển, đảo

Trong những năm gần đây, việc phát triển du lịch biển, đảo vùng duyên hải Nam Trung bộ được hầu hết các tỉnh, thành phố khai thác, nắm bắt lợi thế về tài nguyên du lịch, ngày càng có nhiều hiệu quả. Trong đó, sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch biển, đảo luôn đi liền với các trung tâm kinh tế - văn hoá lớn như Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết; các đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Hòn Tre, Hòn Tằm, Phú Quý bước đầu đã được du khách chú ý.

Theo số liệu của ngành du lịch các tỉnh trong vùng duyên hải Nam Trung bộ, đến năm 2010 toàn vùng đón tiếp, phục vụ hơn 2,3 triệu lượt khách quốc tế, tăng trưởng bình quân hơn 11%/năm và tăng gần 1 triệu lượt khách quốc tế so với năm 2005. Về doanh thu ngành du lịch trong năm 2010 đạt doanh số 6.875 tỷ đồng, tăng bình quân gần 25%/năm và tăng 304% so với doanh thu năm 2005.

Nhận thức được những tiềm năng, lợi thế trên, trong những năm qua, các tỉnh, thành phố trong vùng duyên hải Nam Trung bộ đã có nhiều cơ chế và chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển kinh tế du lịch nói chung, kinh tế biển, đảo nói riêng. Nhờ đó đến nay, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch biển, đảo được xây dựng tương đối đồng bộ, hiện đại, nhất là tại các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hoà, TP Đà Nẵng. Đội ngũ lao động làm việc trong ngành kinh tế du lịch đã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ…dần dần đảm bảo phục vụ đáp ứng nhu cầu du khách trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, theo GS.TSKH Lê Du Phong, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, mặt hạn chế, yếu kém trong phát triển ngành du lịch biển, đảo tại vùng duyên hải Nam Trung bộ hiện nay là thiếu một quy hoạch chung. Trên phạm vi vùng cũng như từng địa phương chưa có một chiến lược phát triển kinh tế du lịch có cơ sở khoa học vững chắc, bảo đảm cho ngành kinh tế này phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao. Các sản phẩm du lịch biển, đảo của vùng còn đơn điệu, tạo sự hấp dẫn đối với du khách chưa lớn; tính chuyên nghiệp của hoạt động du lịch của đội ngũ trong ngành còn hạn chế, ý thức của người dân trong việc gìn giữ, bảo vệ cảnh quan du lịch cũng như tham gia phát triển kinh tế du lịch còn khá hạn chế.

K hắc phục những yếu kém, hạn chế trên, trước hết, các tỉnh, thành phố trong vùng duyên hải Nam Trung bộ cần bàn bạc, thống nhất và tập trung giải quyết một số vấn đề lớn. Đó là nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện có cơ sở khoa học về tiềm năng du lịch nói chung, tiềm năng du lịch biển, đảo nói riêng của cả vùng cũng như của từng địa phương, để làm căn cứ cho việc xây dựng quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển du lịch trong thời gian tới mạnh hơn. Trên cơ sở đó, các địa phương cần có cơ chế, chính sách phù hợp để huy động nguồn lực thuộc mọi thành phần kinh tế xây dựng đồng bộ và hiện đại các cơ sở vật chất, kỹ thuật thiết yếu cho sự phát triển của ngành kinh tế du lịch. Mỗi địa phương cần có sự đầu tư cho việc nghiên cứu các loại sản phẩm du lịch biển, đảo với mục tiêu phải tạo ra được các sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, bảo đảm đáp ứng tối đa nhu cầu của từng đối tượng du khách.

Muốn nâng cao chất lượng phục vụ du khách, các tỉnh phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ làm việc trong ngành du lịch, đặc biệt là kiến thức chuyên môn, giao tiếp, phục vụ. Từng địa phương phải gắn chặt giữa du lịch biển, đảo với các hình thức du lịch khác như du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, đồng thời phải có sự liên kết, gắn kết mật thiết giữa các tỉnh và gắn kết du lịch trong vùng với du lịch các vùng lân cận nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong phát triển kinh tế du lịch vùng, miền theo hướng phát triển bền vững./.

Chủ Đề