Dụng cụ làm hóa chất phòng thí nghiệm năm 2024

- Dụng cụ thí nghiệm thủy tinh hay dụng cụ thí nghiệm hóa học là những dụng cụ cơ bản nhất trong các phòng thí nghiệm, như các loại cốc đốt, bình tam giác, bình định mức, ống đong…

- Dụng cụ thí thiệm thủy tinh, dụng cụ thí nghiệm hóa học thường có hai loại theo tính chất hay chất lượng của thủy tinh, Soda-Lime Glass [thủy tinh vôi] và Borosilicate Glass [thủy tinh borosilicate].

- Thủy tinh soda-lime glass có tính chịu nhiệt kém, thường dùng để sản xuất các loại đĩa petri, piptette, ống nghiệm, chai lọ đựng các dung dịch có tính ăn mòn thấp.

- Thủy tinh borosilicate, hay gọi là thủy tinh trung tính, có khả năng chịu nhiệt cao, nhiệt độ nóng chảy đến 600°C, thường dùng để sản xuất cốc thủy tinh, bình tam giác, bình đinh mức, burette,.. Ngoài tính chịu nhiệt, thủy tinh borosilicate có tính chống ăn mòn hóa chất cao hơn.

- Một số thương hiệu thủy tinh borosilicate nổi tiếng tên thế giới bao gồm PYREX, DURAN, KIMAX, SIMAX. Trong đó thương hiệu PYREX và DURAN được ưua chuộng ở Việt Nam.

- Công ty Ngọc Đăng với đội bán hàng nhiều năm kinh nghiệm, luôn sẵn sàng tư vấn cho khách hàng chọn đúng loại dụng cụ cần thiết cho công việc với chi phí hợp lý. Công ty Ngọc Đăng cung cấp cho quý khách các sản phẩm chất lượng từ các hãng sản xuất hàng đầu trên thế giới như DURAN – Đức, PYREX – Mỹ, KIMBLE – Mỹ, BOMEX – Trung Quốc...

Chúng tôi luôn cung cấp dụng cụ phòng thí nghiệm với giá thành rẻ, giao hàng tận nơi, đảm bảo đổi trả khi bị bể vỡ. Đây là cam kết mà không có một công ty nào có thể đáp ứng khi khách hàng mua.

Quá trình vận chuyển dụng cụ phòng thí nghiệm luôn mang tới cho khách hàng những rủi ro. Bạn sẽ làm gì khi mua món đồ bằng thủy tinh bạn thanh toán tiền và nhà cung cấp giao hàng cho bạn, khi mở thùng hàng và phát hiện bị vỡ một số bình. Liệu những nhà cung cấp khác có vui lòng gửi lại bạn những cốc bị vỡ hay là tranh cãi về nguyên nhân. Ở công ty Tavaka thì khác, Chúng tôi chỉ cần khách hàng chụp hình lại số lượng cốc bị vỡ và ngay lập tức chúng tôi sẽ gửi lại số cốc bị vỡ cho khách hàng. Quý khách sẽ an tâm khi mua hàng tại công ty chúng tôi.

DỤNG CỤ PHÒNG THÍ NGHIỆM CÓ NHỮNG LOẠI NÀO

Dụng cụ phòng thí nghiệm được phân loại theo 3 loại chính

Loại 1: Dụng cụ phòng thí nghiệm thủy tinh. nhóm này bao gồm tất cả làm bằng thủy tinh bao gồm ống nghiệm, ống đong, cốc thủy tinh, bình định mức, pipet, đũa thủy tinh, bình tam giác, đĩa petri chai trung tính, chai đựng hóa chất, burett

Loại 2: Dụng cụ phòng thí nghiệm bằng nhựa nhóm này bao gồm những loại dụng cụ bằng nhựa như ca nhựa, bình tia, các muỗng xúc hóa chất,

Loại 3: Dụng cụ phòng thí nghiệm bằng inox bao gồm giá treo dụng cụ thí nghiệm , giá đựng ống nghiệm, các kẹp gặp ống nghiệm, kẹp gặp mẫu trong lò nung, chổi rửa ống nghiệm. đầu lấy cá từ. giá inox cho buret

Các dụng cụ thí nghiệm hóa học rất đa dạng sản phẩm, chất liệu với nhiều công dụng khác nhau. Cùng Nuoccat.vn tìm hiểu các dụng cụ trong bài viết này.

  • Bảng Tuần Hoàn Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Đọc Hiểu Dễ Nhất
  • Các Loại Vật Tư Y Tế | Tổng Hợp Các Loại Và Thông Tin
  • Điều chế Clo trong phòng thí nghiệm và những điều cần biết

Tìm hiểu chung về các dụng cụ thí nghiệm hóa học

Chúng ta cùng tìm hiểu chung về các dụng cụ thí nghiệm hóa học. Các dụng cụ thí nghiệm được chia thành 3 loại như sau:

Dụng cụ thí nghiệm hóa học bằng thủy tinh

Các dụng cụ này được làm từ vật liệu thủy tinh bao gồm: ống nghiệm, cốc đốt thủy tinh, đũa thủy tinh, bình tam giác, các loại chai đựng hóa chất,…

Dụng cụ thí nghiệm hóa học bằng thủy tinh

Dụng cụ thí nghiệm bằng nhựa

Những dụng cụ thí nghiệm này được sản xuất từ nhựa như ca nhựa, bình tia nhựa,…

Dụng cụ thí nghiệm hóa học bằng inox

Các dụng cụ thí nghiệm hóa học thường có trong phòng thí nghiệm là: giá treo dụng cụ, kẹp gắp, chổi rửa ống nghiệm,…

Những loại dụng cụ này thường được dùng phổ biến trong phòng thí nghiệm tại các trung tâm nghiên cứu, bệnh viện, đại học. Chúng rất đa dạng về kích cỡ, mẫu mã và có các công dụng khác nhau.

Các dụng cụ thí nghiệm hóa học thông dụng và công dụng

Sau đây, Nuoccat.vn giới thiệu đến các bạn các dụng cụ thí nghiệm hóa học và công dụng của chúng.

1. Cốc đốt thủy tinh

Cốc đốt thủy tinh là dụng cụ thí nghiệm phổ biến có mặt thường xuyên trong các phòng thí nghiệm. Cốc đốt thủy tinh phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng: chứa đựng các dung dịch, đun nóng các hóa chất.

Vành miệng cốc có mỏ rót giúp việc đổ dung dịch được dễ dàng. Thân cốc đốt in các vạch chia giúp cho người dùng đong lượng dung dịch cần sử dụng trong quá trình thí nghiệm. Cốc đốt thủy tinh thường không có nắp đậy vì có mỏ rót và miệng cốc rộng.

Cốc thủy tinh đựng dung dịch hóa chất

2. Bình tam giác [bình nón]

Bình tam giác hay còn có tên gọi là bình nón. Bình có thiết kế cổ hẹp và rộng dần xuống đến phần đáy khiến việc pha dung dịch dễ dàng hơn. Bạn có thể sử dụng loại nút đậy bằng cao su, silicon với bình cổ trơn hoặc nút đậy bằng thủy tinh với loại bình cổ nhám.

Bình tam giác có thể gắn vào giá đỡ để đun nóng dung dịch. Bình cũng có vạch chia để đo thể tích dung dịch, nhưng chỉ mang tính chất tương đối. Không đậy nắp bình khi đun nóng vì dẫn đến nổ bình do áp lực bị dồn nén bên trong.

3. Bình cầu thủy tinh

Bình cầu là loại bình thủy tinh chuyên dành để đun các loại hóa chất. Hình dạng sản phẩm thường có đáy tròn hoặc bằng, cổ bình dài. Bình cầu có công dụng dùng để đựng dung dịch hóa chất, với thao tác sử dụng là lắc và đun. Mỗi loại bình cầu khác nhau sẽ phục vụ các yêu cầu thí nghiệm khác nhau.

4. Ống nghiệm thủy tinh đựng hóa chất

Ống nghiệm là dụng cụ thí nghiệm đựng hóa chất và dùng để tiến hành thử nghiệm giữa các loại hóa chất với nhau. Các ống nghiệm làm bằng thủy tinh được đậy kín bởi các loại nắp như nắp nhôm, inox,…

Không nên đun hoặc làm nóng ống nghiệm thủy tinh đựng hóa chất vì loại ống nghiệm dùng để đốt khác với những loại ống nghiệm thông thường. Ống nghiệm thủy tinh dùng để đun nóng hóa chất phải được làm bằng thủy tinh cao cấp, chịu nhiệt tốt và có độ bền cao.

Ống nghiệm thủy tinh đựng hóa chất

5. Phễu

Phễu thí nghiệm gần giống với loại phễu thông thường, có cấu tạo gồm miệng và ống phễu. Phễu dùng trong phòng thí nghiệm được làm từ vật liệu như sứ, nhựa hoặc thủy tinh. Thiết kế của ống phễu có thể dài ngắn tùy thuộc vào mục đích sử dụng khác nhau.

6. Đũa thủy tinh chịu nhiệt

Đũa thủy tinh là một trong các dụng cụ thí nghiệm hóa học không thể thiếu trong quá trình thí nghiệm. Đũa có các độ dài là 10, 20 và 30cm, có thể chịu nhiệt tốt, không bị ăn mòn bởi các loại hóa chất và được tái sử dụng nhiều lần. Đũa được dùng để khuấy dung dịch, có thể chịu nhiệt độ cao lên đến 260 độ C.

7. Buret thủy tinh [buret chuẩn độ]

Buret thủy tinh [buret chuẩn độ] được dùng để cho biết các thông số thể tích của mẫu và chất chuẩn. Dụng cụ này dễ dàng tháo, lắp vào trong các giá đỡ và có thang chia vạch dễ đọc để cho ra chuẩn độ thể tích.

Trên đây là các dụng cụ thí nghiệm hóa học thông dụng và công dụng của từng dụng cụ mà Nuoccat.vn giới thiệu đến các bạn.

Cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm hóa học an toàn

Dụng cụ thí nghiệm cần được sử dụng một cách an toàn

Để sử dụng các dụng cụ thí nghiệm an toàn, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc được quy định trong mỗi phòng thí nghiệm. Việc chủ quan và thiếu chú ý trong quá trình tiến hành thí nghiệm có thể gây nên sự nguy hiểm bất cứ lúc nào. Bạn phải đeo kính bảo hộ, đeo găng tay cao su, mặc tạp dề phòng thí nghiệm hoặc áo khoác để phòng tránh các nguy hiểm có thể xảy ra.

Tiếp theo, bạn nên sử dụng các dụng cụ thí nghiệm hoá học chất lượng tốt. Chỉ có như vậy, chúng mới có thể đảm bảo độ an toàn, hạn chế việc bị vỡ, hư hại, cháy nổ. Bên cạnh đó, người dùng có thể cần tráng rửa, xử lý, khử trùng những dụng cụ này trước và sau khi sử dụng.

Các lưu ý khi mua dụng cụ phòng thí nghiệm

Lưu ý đến độ phân tích chính xác của dụng cụ thí nghiệm

Các bạn cần lưu ý đến độ phân tích chính xác của các dụng cụ thí nghiệm. Các dụng cụ tốt sẽ cho độ chính xác tuyệt đối, giúp cuộc thí nghiệm đạt kết quả tốt.

Giá thành đi đôi với chất lượng của dụng cụ thí nghiệm hóa học

Khá nhiều người lựa chọn dụng cụ thí nghiệm có xuất xứ không rõ ràng, giá thành rẻ khiến việc đo thể tích dung dịch không chính xác và độ bền kém. Các bạn nên lưu ý lựa chọn sản phẩm từ những nhà phân phối chính hãng để đảm bảo độ chính xác, chất lượng tốt và xứng đáng với số tiền đầu tư.

Ứng dụng của nước cất đối với các dụng cụ thí nghiệm

Nước cất không chỉ có ứng dụng làm dung môi hòa tan hóa chất, pha chế nồng độ dung dịch, mà còn dùng để tráng rửa, làm sạch các dụng cụ thí nghiệm hóa học. Nước cất cần đạt tiêu chuẩn và có độ tinh khiết cao để dùng trong các phòng thí nghiệm.

Chủ Đề