Những nguyên nhân nào gây ra khủng hoảng nợ 2010-2023 năm 2024

Báo cáo tháng của Ngân hàng Trung ương Italia cho thấy, tháng 8-2023, nợ công của nước này tăng 28 tỷ euro so với tháng 7-2023 và cao hơn 1,9% so với mức 2.714 tỷ euro được ghi nhận vào đầu năm.

Phân tích về nguyên nhân tốc độ nợ công gia tăng nhanh chóng, các chuyên gia kinh tế cho rằng, đồng euro yếu hơn là một trong những yếu tố đáng chú ý, nhất là trong bối cảnh hầu hết các khoản nợ được định giá bằng đồng euro. Giá cả các mặt hàng liên tục tăng cao là yếu tố thứ hai khiến nợ công ngày càng phình to. Dù giá cả cao hơn đã giúp doanh thu thuế gia tăng, bổ sung vào ngân sách chính phủ thêm 23,2 tỷ euro. Tuy nhiên, lạm phát kết hợp với nhiều yếu tố khác như bất ổn chính trị và những lo ngại của giới đầu tư về tác động kinh tế từ cuộc xung đột Nga - Ukraine đã đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ lên mức cao nhất kể từ năm 2014. Lợi suất trái phiếu tăng đồng nghĩa với chi phí đi vay, tức nợ công của chính phủ Italia cũng nặng gánh thêm.

Trên thực tế, ngân sách của chính phủ Italia bị thâm hụt nặng nề sau 2 năm phải gồng mình để thực hiện nhiều biện pháp giúp đất nước vượt qua những ảnh hưởng kinh tế tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Diễn biến bất ổn của tình hình thế giới khiến ngân sách nước này chưa kịp hồi phục sau đại dịch đã phải tiếp tục tiếp ứng để ngăn chặn cuộc khủng hoảng năng lượng cũng như bình ổn kinh tế. Đây là lý do, dù khoản nợ công đã lên tới 143,5% Tổng sản phẩm quốc nội [GDP], chính phủ Italia vẫn có kế hoạch phát hành thêm trái phiếu trung và dài hạn từ tháng 7 đến tháng 12 trị giá 118 tỷ euro. Trước đó, hơn 202 tỷ euro trái phiếu được bán trong nửa đầu năm.

Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF] cảnh báo, các chính sách của Italia làm chậm quá trình giảm nợ công hoặc trì hoãn nhận quỹ khắc phục đại dịch của châu Âu có thể khiến Rome khó quản lý tài chính hơn khi tăng trưởng kinh tế chững lại. Theo định chế tài chính lớn nhất thế giới này, tăng trưởng kinh tế Italia đang bước vào giai đoạn chậm lại và những rủi ro suy giảm đang lấn át triển vọng. Dự báo GDP của nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone sẽ tăng 1,1% trong năm nay và 0,9% vào năm 2024, thấp hơn so với mức tăng 3,7% của năm ngoái.

Nhìn lại cuộc khủng hoảng nợ công của Italia [từ năm 2008-2012], mức nợ công trung bình vào khoảng từ 1.800-1.900 tỷ euro. Đến năm 2014, con số này đã lên tới 2.157,5 tỷ euro. Trong quãng thời gian 6 năm, Rome đã phải chi 307 tỷ euro trong tổng số 771 tỷ euro ngân sách cho việc trả nợ công, xấp xỉ 40%. Tức cứ 10 euro GDP tạo ra, thì Italia phải trả nợ hơn 2 euro. Nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại, tình trạng nợ công hiện tăng cao, số lãi phải trả ngày càng lớn, chi tiêu ngân sách dành cho các kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội, y tế công sẽ bị ảnh hưởng.

Ủy ban châu Âu [EC] gần đây đã công bố một đề xuất cải cách các quy tắc tài khóa của Liên minh châu Âu [EU], vốn đã bị đình chỉ trong thời gian xảy ra đại dịch nhưng hiện đang chuẩn bị được kích hoạt lại và cập nhật. Nội dung cải cách bao gồm việc trao cho các quốc gia thành viên EU quyền kiểm soát nhiều hơn đối với mục tiêu tài chính chung. Tuy nhiên, mức giảm thâm hụt công vẫn được đề nghị giữ ở dưới 3% GDP và nợ công dưới 60% GDP. Xét ở mức này, tỷ lệ nợ công Italia đang cao hơn gấp đôi so với quy định của EU.

Nếu có đồng tiền riêng, Italia có thể sử dụng biện pháp giảm tỷ giá hối đoái để khuyến khích lĩnh vực xuất khẩu của mình như một biện pháp bù đắp cho việc thắt chặt ngân sách. Nhưng là một thành viên của đồng euro, điều này là không thể. Thay vào đó, “thắt lưng buộc bụng” vào thời điểm này nhiều khả năng sẽ đẩy nền kinh tế quốc gia bên bờ Địa Trung Hải rơi vào tình trạng suy thoái. Tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” trong việc tìm kiếm giải pháp cho túi nợ ngày càng phình to của Italia không khỏi khiến các nhà đầu tư lo ngại.

Năm 2010, cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp đã gây ra làn sóng chấn động khắp toàn cầu. Tính về quy mô, nền kinh tế Italia lớn gấp 10 lần xứ sở các vị thần. Bởi vậy, không ai có thể lường hết được thiệt hại nếu Italia cũng đi vào “vết xe đổ” tương tự.

- Những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công tới “sức khỏe” nền kinh tế thế giới trong thời gian qua cho thấy, nợ công là một vấn đề mang tính toàn cầu, mà bất cứ một quốc gia nào dù mạnh hay yếu cũng có nguy cơ gặp phải. Vì thế, những bài học được rút ra từ các nền kinh tế đã và đang diễn ra khủng hoảng nợ công là kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam trong quá trình phát triển.

Nhìn lại 2 cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới

1. Khủng hoảng nợ khu vực Mỹ Latinh những năm 1980

Cuộc khủng hoảng nợ diễn ra ở các quốc gia Mỹ Latinh những năm 1970 và 1980 được xem là thảm họa lớn nhất trong lịch sử khu vực này, kể từ sau cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930 và đây cũng là cuộc khủng hoảng nợ công đầu tiên trong lịch sử kinh tế hiện đại. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Mexico [1982] khi quốc gia này tuyên bố vỡ nợ, sau đó hầu hết các quốc gia trong khu vực cũng đều không tránh khỏi vòng xoáy này đó là: Argentina [1982, 1989], Bolivia [1980, 1986, 1989], Brazil [1983, 1986-1987] và Ecuador [1982, 1984].

Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ tại Mỹ Latinh là: [i] Việc đầu tư quá nhiều vào kết cấu hạ tầng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa dẫn đến việc chính phủ bội chi ngân sách kéo dài một cách trầm trọng; [ii] Gia tăng tỷ lệ nhập siêu do nhập khẩu nhiều nguyên, vật liệu, cũng như công nghệ sản xuất từ nước ngoài để thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa. Hai điều trên dẫn đến sự gia tăng ngày càng lớn nhu cầu về nguồn vốn của chính phủ. Do đó, họ đã phải đi vay rất nhiều tiền từ các quốc gia phát triển khác và các tổ chức tài chính quốc tế.

Việc vay nợ nước ngoài với quy mô lớn tiềm ẩn nhiều rủi ro và không thể tiếp diễn được mãi. Vào năm 1979, Mỹ thực hiện hàng loạt chính sách thắt chặt và đẩy lãi suất gia tăng. Điều này tương tự xảy ra với các quốc gia châu Âu, khiến dòng vốn đầu tư toàn cầu bắt đầu chảy ngược ra khỏi các quốc gia đang phát triển. Đồng thời, lãi suất gia tăng làm cho nghĩa vụ nợ tại các quốc gia Mỹ Latinh tăng lên. Ngoài ra, khả năng trả nợ nước ngoài của các quốc gia Mỹ Latinh lại phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu. Do suy thoái kinh tế đầu những năm 1980 làm thu hẹp thương mại quốc tế cũng như giá cả hàng hóa thế giới, đặc biệt là giá cả các nguyên liệu thô, khiến nguồn thu từ xuất khẩu tại các quốc gia này giảm mạnh.

Bảng 1: Tổng vốn đầu tư các quốc gia lớn, nhỏ và Mỹ Latinh qua nhiều giai đoạn [% GDP]

1950-1957

1958-1967

1968-1974

1975-1980

1981-1990

1991-1997

1998-2003

2004-2008

2008-2010

Trung bình cộng

Các quốc gia lớn

23,9

20,1

21,6

24,3

19,1

19,6

18,3

21,5

23,3

Các quốc gia nhỏ

14,2

15,7

18,1

21,5

17,0

19,2

20,0

19,8

19,1

Mỹ Latinh

19,1

17,6

19,5

22,6

17,8

19,4

19,4

20,5

20,8

Trung bình trọng số

Các quốc gia lớn

21,0

19,5

22,2

25,1

18,9

18,2

18,0

19,9

20,9

Các quốc gia nhỏ

15,8

16,8

17,7

22,2

16,9

18,6

19,3

19,1

18,7

Mỹ Latinh

20,7

19,1

21,9

24,9

18,8

18,2

18,1

19,8

20,7

Nguồn: Bertola & Ocampo [2012]

Không thể duy trì được sự ổn định kinh tế, trong khi giá trị các khoản nợ lại gia tăng mạnh làm cho rủi ro nợ nước ngoài của khu vực Mỹ Latinh đã vượt quá khỏi tầm kiểm soát. Khi Mexico tuyên bố vỡ nợ đã ngay lập tức khiến các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính quốc tế siết chặt và trì hoãn vô thời hạn đối với các khoản vay đến khu vực Mỹ Latinh. Lại do phần lớn các khoản nợ đều trong ngắn hạn, nên việc không được bơm tiếp tín dụng làm cho các quốc gia này nhanh chóng bị cuốn vào vòng xoáy, dẫn đến một cuộc khủng hoảng dây chuyền.

  1. Khủng hoảng nợ công châu Âu

Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu bắt đầu từ nửa sau năm 2009 với sự gia tăng mức nợ công của nhóm PIIGS [Bồ Đào Nha, Ireland, Italya, Hy Lạp và Tây Ban Nha]. Hy Lạp là quốc gia đầu tiên bước vào vòng xoáy này, với mức thâm hụt ngân sách đạt tới 13,6% GDP. Nợ công Hy Lạp cũng lên tới 236 tỷ Euro, chiếm khoảng 115% GDP của Hy Lạp vào năm 2009. Vào tháng 11/2010, Ireland chính thức trở thành nạn nhân thứ hai của cơn bão khủng hoảng nợ công khi phải cầu viện với EU và IMF. Bước sang năm 2011, Bồ Đào Nha tiếp tục là quốc gia thứ ba rơi vào khủng hoảng khi tuyên bố mức thâm hụt ngân sách đã lên tới 8,5%GDP, cùng với đó nợ công cũng đã vượt quá 90% GDP. Ý và Tây Ban Nha mặc dù chưa thực sự rơi vào khủng hoảng, nhưng cũng rơi vào vòng nguy hiểm. Thâm hụt ngân sách của Ý vào năm 2011 mới chỉ ở mức 5% GDP, nhưng nợ công đã xấp xỉ 120% GDP. Tây Ban Nha nợ công ở mức 72% GDP, trong khi thâm hụt ngân sách lại rất cao, gần 9% GDP.

Bảng 2: Nợ công và thâm hụt ngân sách nhóm PIIGS 2006-2011

[% GDP]

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Nợ công

Thâm hụt

Nợ công

Thâm hụt

Nợ công

Thâm hụt

Nợ công

Thâm hụt

Nợ công

Thâm hụt

Nợ công

Thâm hụt

Bồ Đào Nha

64,7

-3,9

63,6

-2,6

66,3

-2,8

76,8

-9,4

85,8

-8,5

91,1

-7,9

Ireland

24,9

3,0

25,0

0,1

43,9

-7,3

64,0

14,3

98,6

-32,0

Italia

106,5

-3,3

103,5

-1,5

106,1

-2,7

115,8

-5,3

118,2

-5,3

118,9

-5,0

Hy Lạp

97,8

-3,6

95,7

-5,1

99,2

-7,7

115,1

-13,6

133,3

-8,1

145,1

-7,6

Tây Ban Nha

39,6

2,0

36,2

1,9

39,7

-4,1

53,2

-11,2

64,9

-9,8

72,5

-8,8

Nguồn: Featherstone [2011]

Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu là do chính sách tài khóa thiếu bền vững và sự mất cân đối trong việc vay nợ của các quốc gia. Điển hình là Hy Lạp, kể từ khi gia nhập khối đồng tiền chung Eurozone vào năm 2001 cho đến khủng hoảng tài chính năm 2008, mức thâm hụt ngân sách được công bố trung bình vào khoảng 5% mỗi năm, trong khi con số này của cả khối Eurozone chỉ là khoảng 2% [IMF, 2009]. Chính vì thế, Hy Lạp đã không thể duy trì được những chỉ số theo chuẩn của Ủy ban Kinh tế và Tiền tệ của EU [EMU], với mức trần thâm hụt ngân sách là 3% và nợ nước ngoài là 60% GDP. Tuy nhiên, Hy Lạp không phải là quốc gia duy nhất, bởi có đến 25/27 thành viên EU không đạt được cam kết này [Kirkegaard, 2009].

Hy Lạp còn được báo chí nhắc đến rất nhiều về nạn trốn thuế, khi tăng trưởng GDP danh nghĩa trong giai đoạn 2000-2007 đạt mức trung bình 8,25%, thì mức tăng về thu thuế chỉ là 7% [Servera & Moschovis, 2008]. Ngoài mức chi tiêu công thông thường, Hy Lạp còn phải trả giá cho khoản đầu tư công khổng lồ cho Olympic 2004. Để bù đắp cho khoản thâm hụt kép này, Hy Lạp đã đi vay trên thị trường vốn quốc tế và trong suốt một thập kỷ. Trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nước này đã trở thành “con nợ”, với tổng số nợ nước ngoài lên tới 115% GDP năm 2009. Đến năm 2010, báo cáo của OECD cho thấy, nợ công của Hy Lạp đã lên tới con số 330 tỷ Euro, tương đương với 147,8% GDP. Các chuyên gia kinh tế cho biết, dù Hy Lạp có thực hiện được kế hoạch “thắt lưng, buộc bụng” kéo dài 3 năm, nợ của Hy Lạp đến năm 2012 vẫn tăng lên mức 172% GDP.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu là sự hạn chế trong cơ chế phối hợp điều hành trong khu vực sử dụng đồng tiền chung Eurozone, nhất là giữa tiền tệ và tài khóa. Các quốc gia trong khu vực chủ yếu hợp tác trong các chính sách tiền tệ, nhằm đảm bảo duy trì giá trị đồng Euro, trong khi các chính sách tài khóa lại chưa có được một sự đồng thuận và hài hòa tương ứng. Rõ ràng, mặc dù đã có những quy định cụ thể về mức thâm hụt ngân sách cũng như nợ công, nhưng lại không có một cơ chế giám sát và quản lý hiệu quả đối với từng quốc gia thành viên. Chính vì vậy, sự kiện vỡ nợ tại một quốc gia là Hy Lạp đã kéo theo khủng hoảng niềm tin lan sang các quốc gia có chính sách tài khóa lỏng lẻo khác.

Một nguyên nhân khác khiến cuộc khủng hoảng lan rộng và có nguy cơ trầm trọng hơn chính là việc thiếu cơ chế phối hợp ứng phó giữa các quốc gia trong khu vực. Hầu hết các quốc gia đều cố gắng thực hiện những chính sách của riêng mình và khi không thể “cứu” mới nhờ đến sự viện trợ của EU và IMF, mà không hề có những cảnh báo sớm với một chiến lược xử lý về dài hạn được đưa ra.

Một số bài học rút ra cho Việt Nam

Nợ nước ngoài cao, thâm hụt ngân sách, chi tiêu quá khả năng là những nguyên nhân chính dẫn tới khủng hoảng nợ công của các nền kinh tế, đó là những minh chứng thực tiễn sâu sắc đối với các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó có Việt Nam. Vì thế, chúng ta cần nhìn nhận và đánh giá nợ công trên các góc độ sau:

Thứ nhất, mô hình phát triển kinh tế: Việt Nam là 1 nước đang phát triển, nên có 1 tỷ lệ cao về đầu tư là 40% GDP trong khi chỉ có 27~30% GDP là nguồn vốn tiết kiệm của các hộ gia đình, nhiều hơn 10% những nguồn vốn từ bên ngoài [FDI, ODA, những khoản vay khác]. Đây là một tỷ lệ rất cao so với trung bình các nước trong khu vực và trên thế giới. Mô hình tăng trưởng dựa quá nhiều vào nguồn vốn đầu tư bên ngoài sẽ dễ bị tổn thương nếu kinh tế thế giới ngưng trệ. Do đó, giảm lượng vốn đầu tư từ bên ngoài trong cấu trúc vốn nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài và thúc đẩy phát triển dựa trên đầu tư có hiệu quả là cần thiết trong mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam.

Thứ hai, giảm chi tiêu công và thâm hụt ngân sách: Một bài học từ nguyên nhân chủ yếu gây ra cuộc khủng hoảng tại các quốc gia Mỹ Latinh cũng như các quốc gia châu Âu [điển hình là Hy Lạp] là thâm hụt ngân sách. Do vậy, việc cần làm là Việt Nam nên thắt chặt công khố, thực hành tiết kiệm và chi tiêu công hợp lý, thận trọng trong những dự án đầu tư quy mô lớn tiêu tốn 1 lượng lớn vốn từ những khoản nợ nước ngoài. Điều này cần được quan tâm thực hiện, bởi hiện nay, Việt Nam đang có quá nhiều dự án quy mô lớn, như: mở rộng đô thị, xây dựng nhà máy điện hạt nhân, đường sắt cao tốc Bắc - Nam…

Thứ ba, công khai minh bạch thông tin về ngân sách nhà nước và nợ công, công bố những thông tin và chính sách chính xác: Nhằm quản lý tốt thâm hụt ngân sách cũng như nợ công, điều quan trọng đầu tiên cho mỗi quốc gia chính là thực hiện công khai minh bạch về những vấn đề này. Những nguyên tắc chủ đạo nhằm giúp các quốc gia thực hiện những chính sách cải thiện tính minh bạch trong quản lý tài khóa của mình được tóm tắt đầy đủ trong Cẩm nang Minh bạch Tài khóa [IMF, 2007].

Việc Athens làm giả số liệu để có thể trở thành thành viên chính thức của khối cộng đồng chung châu Âu là bài học nhãn tiền đối với Việt Nam. Vì thế, Chính phủ Việt Nam nên cung cấp những thông điệp phù hợp và giải thích rõ ràng những hỗ trợ cơ bản trong thỏa thuận với hoạt động quốc tế và tạo ra những tiêu chuẩn trong các chỉ số về nợ công, thâm hụt ngân sách và chính sách công khố.

Đặc biệt, Chính phủ cũng cần đưa ra một khuôn khổ pháp luật rõ ràng và giao trách nhiệm cho một cơ quan chuyên trách. Cơ quan này thường là Bộ Tài chính, với vai trò lựa chọn các công cụ và hình thức vay nợ cần thiết, xây dựng chiến lược và lộ trình vay nợ hợp lý, nghiên cứu về các chiến lược quản lý nợ công bền vững thông qua các chỉ số về giới hạn nợ và các thông số về rủi ro, mà nợ công mang lại. Đồng thời, cơ quan này cũng cần thiết lập một bộ phận làm nhiệm vụ kiểm tra giám sát nhằm đưa ra được những con số thống kê cập nhật rõ ràng và xác thực.

Cùng với đó, các điều khoản vay nợ đi kèm cũng cần được minh bạch và cập nhật đầy đủ. Theo IMF, việc thực hiện kiểm toán các hoạt động vay nợ hàng năm của chính phủ được giao cho một cơ quan độc lập nhằm nâng cao tính khách quan và minh bạch về những thông tin này.

Mối quan hệ giữa khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp công cũng cần được minh bạch rõ ràng. Đặc biệt, cần có sự rõ ràng trong việc làm thế nào lợi nhuận thu được từ các tổ chức sự nghiệp có thể đóng góp cho Chính phủ. Những báo cáo tài chính hàng năm của các tổ chức này cần phải công khai về lợi nhuận và phần sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước, thông tin này cũng cần được ghi lại trong báo cáo hàng năm về ngân sách nhà nước.

Tương tự như vậy, các nguồn chi tiêu của Chính phủ nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức công cần phải được công khai trong báo cáo về ngân sách nhà nước, cũng như báo cáo tài chính hàng năm của các tổ chức này./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bertola L. & Ocampo J.A. [2012]. Latin America’s Debt Crisis and “Lost Decade”, Paper for Conference “Learning from Latin America: Debt Crises, Debt Rescues and When They and Why They Work”, Institute for the Study of the Americas, School of Advanced Study, University of London.

2. Featherstone, K. [2011]. The Greek Sovereign Debt Crisis and EMU: A Failing State in a Skewed Regime, Journal of Common Market Studies, Vol. 49, No. 2, pp. 193-217.

3. FitzGerald E.V.K. [1978]. The Fiscal Crisis of the Latin American State, Taxation and Economic Development [pp. 125-158], London: Frank Cass.

4. Fishlow A. [1988]. The State of Latin American Economics, in Christopher Mitchell [ed.], Changing Perspectives in Latin American Studies: Insights from Six Disciplines [Ch.3, pp 87-119], Stanford: Stanford University Press.IMF [2007]. Manual on Fiscal Transparency.

Chủ Đề