Đóng bảo hiểm xã hội 5 tháng rút được bao nhiêu tiền?

  • Quyết định số 1235/QĐ-LĐTBXH Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu một số gói thầu thuộc dự án Trụ sở liên cơ quan Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Quyết định số 1222/QĐ-LĐTBXH Vv bổ sung Quyết định số 1285/QĐ-LĐTBXH ngày 21/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phân cấp thẩm quyền quy định chi tiết hướng dẫn và áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng công trình sự nghiệp; tài sản, máy móc, thiết bị chuyên dùng tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ LĐTBXH
  • Công văn số 3252/LĐTBXH-TCGDNN V/v hướng dẫn nội dung chi và mức cho cho hoạt động đánh giá cấp thẻ kiểm định viên và xây dựng ngân hàng đề thi
  • Quyết định số 1201/QĐ-LĐTBXH Vv thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với công ty cổ phần da dày Việt Nam
  • Công văn số 3107/LĐTBXH-QLLÐNN Vv công ty cổ phần Tư vấn du học và thương mại Giang Anh nộp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

“Đóng bảo hiểm xã hội một năm rút được bao nhiêu tiền?” Đây là thắc mắc của không ít người lao động bởi việc tính tiền bảo hiểm 1 lần tương đối phức tạp. Sau đây là hướng dẫn cách tính để bạn đọc có thể tự mình tìm được đáp án cho câu hỏi trên.

Mục lục bài viết [Ẩn]


1. Đóng bảo hiểm xã hội một năm muốn rút 1 lần cần điều kiện gì?

Nếu đóng bảo hiểm xã hội một năm mà muốn rút tiền 1 lần thì người lao động phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 60 và khoản 1 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13:

[1] Sau 01 năm nghỉ việc hoặc sau 01 năm không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội [BHXH] tự nguyện.

[2] Khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

[3] Ra nước ngoài để định cư.

[4] Mắc một trong các bệnh:

- Bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác do Bộ Y tế quy định

- Các bệnh, tật khác mà có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự phục vụ sinh hoạt cá nhân hằng ngày.

[5] Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Người lao động sẽ được được rút BHXH 1 lần ngay khi có nhu cầu nếu đã thuộc một trong 05 trường hợp nêu trên.

Lưu ý: Người lao động rút BHXH một lần phải hoàn tất thủ tục chốt sổ, gộp sổ BHXH [nếu có nhiều sổ bảo hiểm do làm việc tại nhiều công ty khác nhau] thì mới được giải quyết hưởng tiền BHXH 1 lần.

Đóng bảo hiểm xã hội 1 năm có rút được không? [Ảnh minh họa]

2. Đóng bảo hiểm xã hội một năm rút được bao nhiêu tiền?

Số tiền BHXH 1 lần được tính dựa trên mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và thời gian mà người lao động đã đóng bảo hiểm.

Do người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội một năm nên theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần của người này sẽ được tính theo công thức chung sau đây:

Tiền BHXH 1 lần

=

[1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014]

+

[2 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Thời gian đóng BHXH từ năm 2014]

Trong đó:

- Thời gian đóng BHXH tính hưởng BHXH 1 lần được tính theo năm và làm tròn như sau:

  • Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ từ 01 - 06 tháng làm tròn là ½ năm, lẻ từ 07 - 11 tháng làm tròn là 01 năm.
  • Trường hợp trước ngày 01/01/2014 có thời gian đóng BHXH lẻ tháng thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ ngày 01/01/2014 trở đi.

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính dựa trên mức lương hằng tháng đóng BHXH của người lao động sau khi đã được nhân với hệ số trượt giá.

Cách để biết đóng bảo hiểm xã hội một năm rút được bao nhiêu tiền? [Ảnh minh họa]

Ví dụ 1: Chị A đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 02/2019 đến hết tháng 01/2020 với mức lương hằng tháng đóng BHXH là 07 triệu đồng/tháng. Năm 2023, chị A làm thủ tục hưởng BHXH 1 lần được nhận số tiền như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = [07 triệu đồng x 11 tháng x 1,08 + 07 triệu đồng x 01 tháng x 1,05] : 12 tháng = 7.542.500 đồng

Tiền BHXH 1 lần = 2 x 7.542.500 đồng x 01 năm = 15.085.000 đồng

Ví dụ 2: Anh B đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2012 đến hết tháng 05/2012 với mức lương 04 triệu đồng/tháng. Sau đó lại tiếp tục đi làm và đóng bảo hiểm từ tháng 6/2021 đến hết tháng 12/2021 với mức lương 08 triệu đồng/tháng thì nghỉ việc.

Năm 2023, anh B làm thủ tục hưởng BHXH 1 lần được nhận số tiền như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = [04 triệu đồng x 5 tháng x 1,37 + 08 triệu đồng x 07 tháng x 1,03] : 12 tháng = 7,09 triệu đồng.

Thời gian đóng bảo hiểm trước năm 2014 được cộng dồn sang giai đoạn đóng bảo hiểm từ năm 2014 trở đi.

Tiền BHXH 1 lần = 2 x 7,09 triệu đồng x 01 năm = 14,18 triệu đồng


3. Hướng dẫn tự tính tiền BHXH 1 lần online, trả ngay kết quả

Hiện nay LuatVietnam đã ra mắt Công cụ tính BHXH 1 lần online có thể truy cập được bằng cả máy tính hoặc điện thoại có kết nối internet giúp người lao động tính toán chính xác số tiền bảo hiểm 1 lần mà mình được nhận chỉ trong vài phút.

Chủ Đề