Huyện Lục Ngạn có bao nhiêu thị trấn?

Phấn đấu đến năm 2025 xây dựng đô thị Chũ đủ điều kiện trở thành thị xã. Đến năm 2045 đạt tiêu chí đô thị loại III và là thành phố trực thuộc tỉnh Bắc Giang với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 50 - 70%. Khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của đô thị Chũ; tạo việc làm, ổn định sinh kế, nâng cao chất lượng sống người dân.

Từ nay đến năm 2030 từng bước xây dựng, phát triển đô thị Chũ theo hướng bền vững, trở thành một trong những trung tâm dẫn dắt sự phát triển khu vực tiểu vùng phía Đông của tỉnh Bắc Giang, là một trong các động lực chủ yếu cho kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và khu vực phía Đông của tỉnh Bắc Giang nói chung.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được quy hoạch đồng bộ, hiện đại, thân thiện và phù hợp với đặc điểm địa hình, môi trường và cảnh quan tự nhiên sẵn có; chủ động ứng phó hiệu quả với thiên tai và biến đổi khí hậu.

Dự báo quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 170.000 người; dân số đến năm 2045 khoảng 240.000 người.

Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Chũ xác định nội dung trọng tâm cần nghiên cứu. Cụ thể, xác định tính chất đô thị phù hợp với tiềm năng lợi thế hiện có trước mắt cũng như lâu dài, dự báo quy mô dân số đất đai và các chỉ tiêu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.

Xác định không gian nội thị, ngoại thị, định hướng các phân khu phát triển đô thị trong đồ án quy hoạch đối với các đơn vị hành chính đạt tiêu chí thành phường trong tương lai; tập trung khai thác các lợi thế về vị trí địa lý; cải thiện và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối liên vùng.

Khai thác tối đa lợi thế quỹ đất dọc theo các trục giao thông quốc lộ 31, đường tỉnh 289; 290; 293C và một số tuyến đường giao thông mở mới cho sự phát triển nông nghiệp, thương mại dịch vụ, công nghiệp và dịch vụ kho vận, logistics, đô thị, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, văn hóa, tín ngưỡng.

Phát triển các chức năng cấp vùng, có sức lan tỏa, mạnh nhất là sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao. Kết nối và tạo sức hút cũng như sự lan tỏa đối với khu vực phía Đông tỉnh Bắc Giang; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đô thị mạnh mẽ và gia tăng sức hút lực lượng chuyên gia, lao động đến sinh sống và làm việc tại đô thị Chũ. Thu hút lượng lớn du khách đến lưu trú dài ngày, sử dụng các loại hình dịch vụ du lịch.

Trọng tâm cần nghiên cứu khác là khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa và danh lam thắng cảnh phong phú: hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật đặc sắc, nhiều cảnh quan tự nhiên như hồ Khuân Thần, hồ Đá Mài, hồ Làng Thum, hồ Đá Ong, khu vườn quả Bác Hồ, chùa Am Vãi…, phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, điểm trung chuyển khách du lịch đến các khu du lịch lớn trong và ngoài tỉnh.

Tập trung nghiên cứu các chức năng cải thiện mức độ đáng sống của đô thị Chũ, trên cơ sở phát triển các dịch vụ nền tảng như: chăm sóc sức khỏe, môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên, tiện ích đô thị, giáo dục, vui chơi giải trí, thể dục thể thao…; khắc phục điểm yếu bị chia cắt về giao thông đối ngoại, địa hình đồi núi và sông suối trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch đô thị Chũ.

Nghiên cứu, rà soát các quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn trong bối cảnh sẽ sớm hình thành thị xã, trở thành đô thị động lực quan trọng và khớp nối các định hướng chiến lược đã xác định trong Quy hoạch tỉnh Bắc Giang; đề xuất các giải pháp quy hoạch khắc phục những tồn tại của hiện trạng phát triển và các quy hoạch khác có liên quan; đề xuất các chiến lược phát triển phù hợp cho quy hoạch đô thị giai đoạn đến năm 2030 và đến năm 2045.

Bản đồ huyện Lục Ngạn hay bản đồ hành chính các xã tại huyện Lục Ngạn, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.

Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin bản đồ quy hoạch và điều kiện kinh tế của khu vực huyện Lục Ngạn tại tỉnh Bắc Giang mới nhất năm 2023. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đến bạn.

Giới thiệu vị trí địa lý huyện Lục Ngạn tại tỉnh Bắc Giang

Là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Ngạn có địa hình đồi và núi xen lẫn với có diện tích đất tự nhiên 1.012 km² chia làm 29 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Chũ và 28 xã: Biển Động, Biên Sơn, Cấm Sơn, Đèo Gia, Đồng Cốc, Giáp Sơn, Hộ Đáp, Hồng Giang, Kiên Lao, Kiên Thành, Kim Sơn, Mỹ An, Nam Dương, Phì Điền, Phong Minh, Phong Vân, Phú Nhuận, Phượng Sơn, Quý Sơn, Sa Lý, Sơn Hải, Tân Hoa, Tân Lập, Tân Mộc, Tân Quang, Tân Sơn, Thanh Hải, Trù Hựu. Trong đó, Trung tâm huấn luyện Cấm Sơn nằm trên địa bàn huyện và không thuộc về xã nào.

Tiếp giáp địa lý: huyện Lục Ngạn nằm ở phía đông tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía đông thuộc vùng Đông Bắc Bộ và có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Sơn Động
  • Phía tây và phía nam giáp huyện Lục Nam
  • Phía bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Lục Ngạn là 1.012 km² [diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Bắc Giang], dân số năm 2019 khoảng 226.540 người. Mật độ dân số đạt 223 người/km².

Địa hình: Huyện Lục Ngạn là một huyện miền núi địa hình chia cắt thành hai vùng rõ rệt là vùng núi và vùng đồi thấp

Địa hình vùng núi cao: chiếm gần 60% diện tích tự nhiên toàn huyện; bao gồm 12 xã là Sơn Hải, Cấm Sơn, Tân Sơn, Hộ Đáp, Phong Minh, Sa Lý, Phong Vân, Kim Sơn, Phú Nhuận, Đèo Gia, Tân Lập, Tân Mộc. Vùng này địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc khá lớn, độ cao trung bình từ 300- 400 m, nới thấp nhất là 170 m so với mực nước biển.

Địa hình vùng đồi thấp: bao gồm 17 xã còn lại và 1 thị trấn. Diện tích chiếm trên 40% diện tích toàn huyện. Địa hình có độ chia cắt trung bình với độ cao trung bình từ 80 - 120 m so với mực nước biển. Đất đai trong vùng phần lớn là đồi thoải, một số nơi đất bị xói mòn, thường thiếu nguồn nước tưới cho cây trồng. Nhưng ở vùng này đất đai lại thích hợp với trồng các cây ăn quả như: hồng, nhãn, vải thiều...

Đặc biệt là cây vải thiều, Huyện Lục Ngạn đã và đang phát triển thành một vùng chuyên canh vải thiều lớn nhất miền Bắc, đồng thời tiếp tục trồng cây lương thực, phát triển công nghiệp chế biến hoa quả. Trong tương lai còn có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái kiểu miệt vườn.

Bản đồ hành chính huyện Lục Ngạn mới nhất

Thông tin cơ bản huyện Lục Ngạn tại tỉnh Bắc Giang

Thời Lý - Trần, huyện có tên là Na Ngạn, gồm địa bàn 2 huyện Lục Ngạn và Lục Nam ngày nay.

Thời kỳ thuộc Minh chia làm 2 huyện Lục Nam và Na Ngạn thuộc châu Lạng Giang, phủ Lạng Thương.

Đến thời Lê đổi thành Lục Ngạn thuộc phủ Lạng Giang.

Thời kỳ Pháp thuộc [1889], thực dân Pháp tách tả ngạn sông Thương thành 3 huyện: Hữu Lũng, Lục Ngạn, Bảo Lộc.

Tháng 9 năm 1891, thực dân Pháp đổi thành Đạo quan binh 1 – Phả Lại.

Tháng 10 năm 1895, Toàn quyền Đông Dương thành lập lại huyện Lục Ngạn.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bỏ cấp phủ, châu, quận, gọi chung là huyện.

Ngày 21 tháng 1 năm 1957, Thủ trưởng Chính phủ ban hành Nghị định số 24-TTg. Theo đó, điều chỉnh địa giới hành chính hai huyện Lục Ngạn và Sơn Động để thành lập huyện Lục Nam.

Sau khi điều chỉnh, huyện Lục Ngạn có 23 xã: Biển Động, Biên Sơn, Cấm Sơn, Đồng Cốc, Giáp Sơn, Hồng Giang, Kiên Lao, Kim Sơn, Ninh Hộ, Phong Minh, Phong Vân, Phú Nhuận, Phú Thịnh, Phượng Sơn, Tân Hoa, Tân Lập, Tân Mộc, Thanh Sơn, Thống Nhất, Toàn Thắng, Trù Hựu A, Trù Hựu B, Tự Do.

Ngày 20 tháng 7 năm 1957, thành lập thị trấn Chũ, thị trấn huyện lỵ huyện Lục Ngạn trên cơ sở tách phố Chũ thuộc xã Trù Hựu.

Ngày 10 tháng 7 năm 1958, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 225-NV. Theo đó:

  • Chia xã Cấm Sơn thành hai xã Cấm Sơn và Tân Sơn
  • Chia xã Đồng Cốc thành hai xã Đồng Cốc và Tân Quang
  • Chia xã Ninh Hộ thành hai xã Ninh Sơn và Hộ Đáp
  • Chia xã Kiên Lao thành hai xã Kiên Lao và Kiên Thành.
  • Ngày 28 tháng 7 năm 1958, chuyển xã Mỹ An thuộc huyện Lục Nam về huyện Lục Ngạn quản lý.
  • Ngày 14 tháng 3 năm 1963, chuyển xã Đèo Gia thuộc huyện Sơn Động về huyện Lục Ngạn quản lý.
  • Sau đó, một số xã lại được đổi tên: Ninh Sơn thành Sơn Hải, Phú Thịnh thành Phì Điền, Thanh Sơn thành Thanh Hải, Thống Nhất thành Quý Sơn, Toàn Thắng thành Nghĩa Hồ, Trù Hựu A thành Trù Hựu, Trù Hựu B thành Nam Dương, Tự Do thành Sa Lý.

Ngày 30 tháng 1 năm 1985, giải thể xã Kim Sơn, địa bàn sáp nhập vào xã Biển Động và trường bắn TB1. Tuy nhiên, đến ngày 19 tháng 10 năm 1993, xã Kim Sơn được tái lập trên cơ sở 1 xóm đã cắt về xã Biển Động và phần diện tích do trường bắn TB1 bàn giao lại.

Ngày 7 tháng 10 năm 1995, mở rộng thị trấn Chũ trên cơ sở sáp nhập 184 ha và 844 người thuộc xã Trù Hựu [gồm làng Chũ, làng Nhật Đức và các hộ dân cư thuộc xã Trù Hựu đang sống xen cư trên địa bàn thị trấn Chũ].

Thị trấn Chũ có bao nhiêu xã?

Thị trấn Chũ sau sáp nhập tổng diện tích tự nhiên 12,84 km2, dân số 14.625 người với 19 thôn, tổ dân phố. Như vậy, sau khi thành lập thị trấn Chũ có 29 đơn vị hành chính cấp gồm 28 và 1 thị trấn.

Huyện Lục Ngạn có bao nhiêu thôn?

Lục Ngạn: 322 thôn, tổ dân phố thành lập tổ dân vận cộng đồng |=> Đăng trên báo Bắc Giang.

Huyện Lục Ngạn có bao nhiêu người?

Huyện Lục Ngạn là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh với diện tích 1.032,5 km², dân số khoảng 234,1 nghìn người và mật độ dân số là 226,7 người/km².

Huyện Tân Yên có bao nhiêu xã thị trấn?

Huyện Tân Yên có 22 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Cao Thượng [huyện lỵ], Nhã Nam và 20 xã: An Dương, Cao Xá, Đại Hóa, Hợp Đức, Lam Cốt, Lan Giới, Liên Chung, Liên Sơn, Ngọc Châu, Ngọc Lý, Ngọc Thiện, Ngọc Vân, Phúc Hòa, Phúc Sơn, Quang Tiến, Quế Nham, Song Vân, Tân Trung, Việt Lập, Việt Ngọc.

Chủ Đề