Dọn bàn thờ vào ngày nào cuối năm

Rút tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ hay còn gọi là bao sái bát hương là việc làm không thể thiếu dịp cuối năm của các gia đình Việt Nam. Để mang lại nhiều may mắn, bình an, tài lộc nhiều gia đình thường chọn ngày đẹp tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ cuối năm.

Nội dung chính

Bao sái bát hương cuối năm để chứng tỏ sự tôn kính đối với thần linh và những người đã khuất. Đồng thời, cũng để cầu mong may mắn, bình an cho một năm mới. Chỉ còn hơn nửa tháng nữa là tới Tết Nguyên Đán Qúy Mão 2023 hãy cùng theo dõi để tỉa chân nhang đúng ngày và đúng cách nhé.

Dọn dẹp bát hương, ban thờ dịp cuối năm là việc làm truyền thống của các gia đình Việt Nam.

Ngày 20 tháng chạp là ngày đẹp tỉa chân hương, bao sái bàn thờ Tết Quý mão 2023

20 tháng chạp năm nay rơi vào ngày 11 tháng 1 năm 2023 dương lịch, tức ngày Kỷ Tỵ tháng Quý Sửu năm Nhâm Dần. Là ngày Ngọc Đường Hoàng Đạo rất tốt cho họp mặt, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, nhận người, động thổ, đổ mái, sửa bếp, ký kết, giao dịch, nạp tài… Những giờ tốt để tỉa chân hương, bao sái bàn thờ ngày này là Sửu [1h-3h], Thìn [7h-9h], Ngọ [11h-13h], Mùi [13h-15h], Tuất [19h-21h], Hợi [21h-23h].

Ngày 23 tháng chạp là ngày đẹp tỉa chân hương, bao sái bàn thờ Tết Quý mão 2023

23 tháng chạp năm nay nhằm ngày 14 tháng 1 năm 2023 dương lịch là ngày Là ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo, đồng thời cũng là ngày Ông Táo chầu trời 2023. Đây là thời điểm được nhiều người chọn để tỉa chân hương, bao sái bàn thờ đón tết. Giờ đẹp để tỉa chân hương, bao sái bàn thờ là: Tý [23h-1h], Sửu [1h-3h], Thìn [7h-9h], Tỵ [9h-11h0, Mùi [13h-15h], Tuất [19h-21h].

Ngày 26 tháng chạp là ngày đẹp tỉa chân hương, bao sái bàn thờ Tết Quý mão 2023

Ngày 26 tháng chạp năm nay rơi vào ngày 17 tháng 1 năm 2023 dương lịch là Thứ Ba, là ngày Minh Đường Hoàng Đạo. Rất tốt cho công việc cúng tế, cầu phúc, cầu tự, họp mặt, giải trừ, động thổ… đặc biệt là tỉa chân hương, bao sái bàn thờ. Giờ đẹp để tỉa chân hương, bao sái bàn thờ là: Sửu [1h-3h], Thìn [7h-9h], Ngọ [11h-13h], Mùi [13h-15h], Tuất [19h-21h], Hợi [21h-23h].

Ngày 28 tháng chạp âm lịch [tức 19/1 dương lịch] cũng là ngày đẹp để tỉa chân nhang, bao sái ban thờ gia tiên

Trường hợp không thể chọn ngày đẹp tỉa chân hương, bao sái bàn thờ Tết Quý mão 2023 như 3 ngày trên. Gia chủ có thể dựa vào 2 cột mốc gồm trước rằm tháng chạp hoặc trước ngày 23 tháng chạp.

*** Thông tin Ngày đẹp tỉa chân hương, bao sái bàn thờ Tết Quý mão 2023 mang tính chất tham khảo chiêm nghiệm

Cách lau dọn bàn thờ rút tỉa chân nhang cuối năm

Bước 1: Chuẩn bị

  • Đĩa cúng hoa quả tuỳ tâm.
  • Rượu gừng.
  • Khăn lau sạch chuyên để lau bàn thờ.

Bước 2: Trước khi dọn dẹp, gia chủ bày hoa quả cúng lên bàn thờ, thắp 1 nén hương và khấn xin phép gia tiên/các quan thần linh để được dọn dẹp bàn thờ.

Văn khấn lau dọn bàn thờ

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ… tại… [địa chỉ nhà ở, quê].

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm… con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ,đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ… chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Bước 3: Khi hương tàn hết thì mới bắt đầu dọn.

Bước 4: Hạ các đồ muốn lau trên bàn thờ xuống để lau. Chú ý, không được hạ và di chuyển bát hương và không lau đồ trực tiếp trên bàn thờ.

Bước 5: Dùng khăn sạch ngâm rượu gừng để lau các đồ thờ, sau đó dùng khăn khô sạch lau lại lần nữa.

Bước 5: Bao sái, rút tỉa chân hương.

Bước 6: Đặt lại đồ cúng lên bàn thờ, thay nước, thay chum gạo muối [nếu có].

Bước 7: Khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc.

Thông thường, các gia đình có 2 ban thờ trong nhà là ban thờ Thổ công và ban thờ gia tiên. Với các gia đình kinh doanh có thêm bàn thờ Thần Tài.

Trên đây là những ngày đẹp các gia đình có thể lựa chọn để tỉa chân nhang, dọn dẹp, sửa soạn ban thờ để tiễn biệt năm cũ , chào đón năm mới nhé.

Lau dọn bàn thờ cuối năm luôn là công việc quan trọng phải làm trong mỗi gia đình khi chuẩn bị đón Tết. Thế nhưng đây không phải là công việc chỉ làm qua loa là xong. Bởi bàn thờ là không gian trang trọng, thiêng liêng trong nhà. Bạn cần biết cách dọn dẹp bàn thờ cuối năm để đón một năm mới sung súc, bình an.

Vì sao phải lau dọn bàn thờ cuối năm?

Tết sắp đến, các gia đình luôn tất bật để dọn dẹp nhà cửa đón Tết. Và không gian thờ phượng cũng là nơi mỗi gia đình sẽ chăm chút dọn dẹp để cùng cầu mong một năm mới bình an và thuận lợi. Lau dọn bàn thờ cuối năm theo đó cũng trở thành một thói quen được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Tỏ lòng thành kính với tổ tiên

Với chúng ta, Tết cổ truyền của dân tộc là cơ hội để thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” một cách sâu sắc nhất. Bởi thế trước khi bày mâm cỗ cúng ông bà, chúng ta cần phải dọn dẹp bàn thờ.

Vì việc lau dọn bàn thờ sạch sẽ và chuẩn bị mâm cỗ dâng cúng tươm tất; đủ đầy chính là những gì mà con cháu có thể làm để thể hiện lòng thành kính; biết ơn tổ tiên một cách tốt nhất.

Dọn dẹp bàn thờ cuối năm và chuẩn bị cho bàn thờ được tươm tất ngày Tết là cách để chúng ta hướng về cội nguồn [Nguồn: Afamily]

Thể hiện lối sống sạch sẽ, ngăn nắp của người Việt

Trong văn hóa tín ngưỡng người Việt; bàn thờ là nơi thể hiện sự tôn kính, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì bàn thờ là nơi tôn nghiêm nên luôn phải giữ sạch sẽ, gọn gàng.

Và thực tế, chúng ta không chỉ lau dọn bàn thờ cuối năm mà công việc này cần được thực hiện thường xuyên trong năm. Bởi “nhà của tổ tiên” cũng cần được sạch sẽ, ngăn nắp như nhà của chúng ta vậy.

Lau dọn bàn thờ không đơn giản góp phần cho ngôi nhà sạch đẹp hơn; mà còn là việc làm thể hiện lòng biết ơn. Thế hệ con cháu biết hướng về nguồn cội cũng chính là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của dân tộc ta.

Niềm tin phong thủy

Không những thế, lau dọn bàn thờ cuối năm còn có ý nghĩa phong thủy rất lớn. Nhiều người tin rằng, nếu biết cách lau dọn bàn thờ sao cho đúng trong năm mới sắp đến thì gia đình sẽ gặp nhiều vận may, tài lộc đổ về và tránh được nhiều tai ương trong cuộc sống.

Vì thế, có thể nói dọn dẹp bàn thờ cuối năm là một thói quen trong nếp sống văn hóa người Việt.

Việc làm này vừa là biểu hiện cho phẩm chất biết ơn của con người vừa thể hiện quan niệm độc đáo trong tư tưởng vừa giúp gia đình chào đón một năm mới đầy hân hoan trong không gian sạch sẽ, ấm cúng từ trong ra ngoài.

Nhiều người cho rằng, dọn dẹp bàn thờ cuối năm sẽ giúp gia chủ đón chào tài lộc vào nhà trong năm mới [Nguồn: Dienmayxanh]

Dọn dẹp bàn thờ cuối năm vào ngày nào là tốt nhất?

Với nhiều gia đình, thời điểm được xem là thích hợp để lau dọn bàn thờ là các ngày bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp [ngày cúng ông Công ông Táo về trời] đến ngày 30.

Công việc dọn dẹp bàn thờ nên được hoàn tất muộn nhất là trước giao thừa. Vì tập tục có từ lâu và rất phổ biến nên dọn dẹp bàn thờ cuối năm vào ngày nào có lẽ rất nhiều người đều nắm rõ.

Sở dĩ việc dọn dẹp bàn thờ cuối năm diễn ra vào các ngày trên là vì quan niệm trong văn hóa tâm linh của người Việt.

Người ta cho rằng, khi đưa ông Táo và đưa ông bà; trong nhà sẽ vắng đi sự an tọa của các vị thần linh và tổ tiên ông bà. Thế nên việc dọn dẹp bàn thờ sẽ không làm kinh phạm đến thần linh và những người đã khuất.

Thêm vào đó, theo phong tục của người Việt; vào đầu năm mới, chúng ta thường rất ngại việc dọn dẹp nhà cửa. Vì chúng ta sợ rằng, khi quét dọn sẽ “quét” luôn mọi tài vận ra khỏi nhà.

Vì thế mà việc vệ sinh nhà cửa cũng như dọn dẹp bàn thờ cuối năm đều cần phải được thực hiện trước đêm giao thừa.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phong thủy lại cho rằng bàn thờ là nơi linh thiêng tập trung rất nhiều năng lượng tốt lành cho cả nhà.

Nên việc dọn dẹp bàn thờ có thể tiến hành thường xuyên; không nhất thiết phải theo dân gian là đúng vào ngày ông Công ông Táo. Bất cứ thời điểm nào cuối năm, mọi người đều có thể làm sạch bàn thờ được.

Thực tế, dọn dẹp bàn thờ cuối năm vào ngày nào là tốt nhất không quan trọng, quan trọng là chúng ta phải cẩn thận, tỉ mỉ và thành tâm. [Nguồn: Báo Dân sinh]

Việc dọn dẹp bàn thờ cuối năm vào ngày nào không quan trọng. Hoạt động này không bắt buộc thời gian đối với bất kỳ ai. Nếu bạn là người luôn tuân theo những quan niệm truyền thống; hãy dọn dẹp bàn thờ vào các ngày từ 23 đến 30 tháng Chạp.

Nếu bạn muốn linh hoạt trong dọn dẹp để phù hợp với kế hoạch đón Tết của gia đình; không sao cả. Miễn là chúng ta vẫn tôn trọng nét đẹp truyền thống và có tấm lòng thành kính đối với thần Phật; tổ tiên là được.

Nếu những ngày cuối năm quá bận rộn, bạn không có thời gian để lau dọn bàn thờ gia tiên đón năm mới. Bạn có thể đặt dịch vụ giúp việc nhà theo giờ của bTaskee. Các chị Ong sẽ giúp bạn dọn dẹp nhà cửa và lau dọn bàn thờ sạch sẽ nhất.

Tải app bTaskee và trải nghiệm dịch vụ gia đình tiện ích.

Cách lau dọn bàn thờ cuối năm để đầu năm đón tài lộc

Như đã nói, bàn thờ là không gian trang nghiêm nhất trong nhà. Vì thế, việc lau dọn bàn thờ cuối năm không thể diễn ra một cách qua loa; “miễn sạch là được”. Sau đây, bTaskee sẽ gợi ý cho bạn cách vệ sinh bàn thờ cuối năm sao cho tươm tất, sạch sẽ nhất:

Xin phép trước khi lau dọn bàn thờ

Thông thường, trước khi lau dọn bàn thờ cuối năm thì trước đó. Người thực hiện lau dọn phải tắm rửa sạch sẽ. Chuẩn bị đĩa hoa quả sẵn để đặt lên bàn thờ.

Sau đó, là thắp một nén nhang và khấn vái nhằm xin phép tổ tiên, thần linh biết rằng trong ngày này sẽ tiến hành dọn dẹp, lau chùi bàn thờ.

Nhiều người quan niệm rằng: người lau dọn bàn thờ trong nhà phải là người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà. Tuy nhiên, trên thực tế, với những nhà neo người thì lau dọn bàn thờ dành cho ai cũng được. Chỉ cần người lau dọn có lòng thành kính và cẩn thận. Tỉ mỉ với từng món đồ trên bàn thờ là được.

Trước khi tiến hành dọn dẹp bàn thờ, gia chủ cần thắp hương khấn vái [Nguồn: Noithatticon]

Chuẩn bị những thứ cần thiết

Trước khi bắt tay vào dọn dẹp bàn thờ cuối năm; gia chủ cần chuẩn bị các vật dụng lau chùi cơ bản. Lưu ý không được dùng những vật dụng đã cũ hoặc sử dụng chung đồ lau dọn bàn thờ với vật sử dụng trong gia đình.

Nếu có khả năng chuẩn bị nước lau bàn thờ tốt nhất phải là nước từ 5 loại thảo dược: quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn.

Nếu không có các loại hương liệu trên thì gia chủ có thể thay thế bằng rượu gừng hoặc nước ấm sạch để tẩy uế và làm sạch các vật dụng cúng kiếng trên bàn thờ.

Gia chủ nên chuẩn bị một chiếc bàn đủ trang nghiêm. Sử dụng vải hoặc giấy đỏ trải lên bàn để đặt bài vị/ảnh thờ. Nếu bàn thờ đặt chung bài vị với gia tiên bạn nên lưu ý đặt các bài vị ở hai vị trí khác nhau. Tuyệt đối không được lẫn lộn. Bạn cần cẩn thận tiến hành hạ bài vị/ảnh thờ và các đồ thờ cúng xuống bàn.

Lau dọn bàn thờ sạch sẽ giúp bạn bày vật cúng trên bàn thờ được trang nghiêm, thẩm mỹ hơn [Nguồn: Gỗ trang trí]

Lưu ý

Nên sử dụng bàn có độ cao tương đối. Sử dụng bàn thấp đồng nghĩa với việc không thành kính và xúc phạm đến bề trên. Nếu không có bàn cao, bạn có thể giữ nguyên vị trí bài vị và các vật dụng trên bàn thờ.

Sau đó cẩn thận lau chùi từng món. Tránh xê dịch các món đồ trên bàn thờ quá nhiều. Cách làm này tuy gây mất thời gian nhưng vẫn đảm bảo tính tôn nghiêm, lòng kính trọng của gia đình đối với thần linh, ông bà đã khuất.

Chi tiết hướng dẫn lau chùi bàn thờ cuối năm

Lúc này, bàn thờ đã dễ dọn dẹp hơn. Việc lau chùi bàn thờ tốt nhất phải được thực hiện theo trình tự từ trên cao xuống dưới thấp.

Bước 1: Lau chùi bài vị, các vật cúng kiếng trên bàn thờ. Sau đó là đến mặt bàn thờ. Bạn nên dùng cọ sạch lau dọn bụi bặm, tàn hương còn sót lại trên mặt bàn thờ và các vật cúng kiếng.

Bước 2: Bạn dùng khăn sạch nhúng nước thảo dược hoặc nước ấm đã chuẩn bị trước để lau chùi các vật dụng cúng kiếng và mặt bàn thờ cho thật sạch.

Đối với những gia đình sử dụng tủ thờ, việc dọn dẹp sẽ có thêm phần quét dọn các phần thân tủ, gầm tủ để sạch bụi hoàn toàn.

Với những gia đình dùng tủ thờ, cần lau chùi tủ thật kỹ càng bên cạnh việc lau dọn mặt tủ. [Nguồn: Zing]

Bước 3: Dọn dẹp bát hương

  • Khi dọn dẹp bàn thờ gia tiên, gia chủ phải hạn chế tuyệt đối việc di dời bát hương và các đồ vật cúng khác. Nhiều người cho rằng, bát hương được coi là hình thức hội tụ tâm thức.
  • Bát hương chính là sợi dây vô hình liên kết hai cõi âm – dương. Do vậy, xê dịch bát hương tùy tiện đồng nghĩa với việc làm đứt sợi dây liên kết này. Theo đó mà các thành viên trong gia đình dễ gặp những chuyện không vui.
  • Trong quá trình lau dọn bàn thờ ngày Tết thì bạn cũng đừng quên dọn bớt những chân nhang trên bát hương. Việc thay chân hương cuối năm không chỉ giúp không gian bàn thờ thêm phần tôn nghiêm mà còn hạn chế nguy cơ hỏa hoạn, giúp việc cúng bái trở nên dễ dàng hơn.
    Dọn chân hương cũng là một bước quan trọng khi dọn dẹp bàn thờ cuối năm [Nguồn: Trầm Hương Thiên Việt]

Bước 4: Dọn bát hương xong xuôi, bạn chỉ nên để lại trên bát ba chân hương. Còn lại bạn đem đi hóa. Sau khi hóa chân hương, đừng đổ xuống sông gây ô nhiễm môi trường. Thay vào đó, bạn có thể tận dụng phần chân hương đó mang đi bón cây.

Bước 5: Sau khi lau chùi xong bàn thờ, gia chủ tiếp tục công việc thay nước cho bình hoa, ly nước. Hoa được chọn cắm vào bình phải còn tươi, tốt nhất là còn nụ. Tốt hơn cả, bạn nên chọn những loại hoa chưng bàn thờ ngày Tết thông dụng nhất.

Ngoài ra, bạn có thể chọn chưng những loại trái cây mới lên bàn thờ hay bạn có thể học ngay cách bày mâm ngủ quả ngày Tết để trưng bày trên bàn thờ sẽ tăng thêm sắc xuân cho bàn thờ cũng như tượng trưng cho một năm mới bình an và đủ đầy.

Sau khi dọn dẹp bàn thờ, bạn có thể chọn chưng các loại hoa và trái cây tươi mới. [Nguồn: Gotrangtri.vn]

Bước 6: Sau khi dọn dẹp xong và sắp xếp lại như cũ; bạn tiến hành thắp 3 nén hương; khấn vái để báo cho thần linh; tổ tiên là việc dọn dẹp đã hoàn thành.

Một số lưu ý khi lau dọn bàn thờ cuối năm

Khi dọn dẹp bàn thờ bạn cần lưu ý một số điểm sau để việc lau dọn diễn ra suôn sẻ:

  • Nếu bàn thờ nhà bạn có thờ phụng tượng, nên lau tượng kỹ càng tránh cho tượng bị trầy xước hay mất màu sơn. Với các bức tượng làm bằng đồng, bạn nên tránh không lau rửa bằng rượu, cồn hoặc hóa chất để tránh tình trạng oxy hóa, hoen gỉ, xỉn màu.
  • Những người tham gia lau dọn bàn thờ cần ăn mặc chỉnh tề, kín đáo, hơi thở sạch sẽ và giữ tâm thành để thể hiện lòng thành kính của mình.
  • Không chỉ đối với bàn thờ của tổ tiên, thần Phật. Khi lau dọn bàn thờ thần tài cuối năm, bạn cũng cần chuẩn bị lau dọn chu đáo giống như các bước dọn dẹp nêu trên. Dọn dẹp bàn thờ thần tài cuối năm là hành động thể hiện tâm thành và thể hiện công đức với các vị thần linh cai quản tài lộc và may mắn. Theo đó mà những vận may sẽ đến với gia đình trong năm mới sắp đến.
    Bàn thờ thần tài cũng là nơi cần được lau dọn tỉ mỉ [Nguồn: Đồ thờ phong thủy]
  • Dọn dẹp bàn thờ là việc cần làm thường xuyên chứ không chỉ riêng vào dịp cuối năm. Để vận khí luôn hội tụ trong gia đình, bạn nên giữ cho bàn thờ gia tiên luôn được sạch sẽ, tươm tất vào mọi thời điểm trong năm. Điều này còn giúp cho không gian nhà bạn được trở nên sạch sẽ, bảo vệ sức khỏe của cả nhà.

Làm gì sau khi lau dọn xong bàn thờ?

Sau khi lau dọn bàn thờ, gia chủ đặt lại đồ lên bàn thờ và thắp hương mới. Việc thắp hương lần đầu này cũng có một tập tục khá phức tạp. Nghĩa là phải thắp 12 nén hương theo thứ tự thời gian:

  • Nén hương thứ nhất cắm ở vị trí 1 giờ và khi cắm đọc “niên niên thị hảo niên”. Tức mỗi năm đều là năm tốt.
  • Nén hương thứ hai cắm ở vị trí 2 giờ, khi cắm đọc câu “Nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, nghĩa là mỗi tháng đều là tháng tốt.
  • Nén hương thứ 3 cắm ở vị trí 3 giờ và đọc “Nhật nhật thị hảo nhật”, tức mỗi ngày đều là ngày tốt.
  • Cứ tiếp tục làm như vậy cho đến nén hương thứ 12 thì xong.

Cuối cùng, tiến hành thay nước, thay chum gạo muối, thắp 3 nén hương lên bát hương và vái lạy lần nữa.

Tuy nhiên, hiện nay tập tục này còn ít người thực hiện bởi nó khá rườm rà và mất thời gian. Thường sau khi lau dọn bàn thờ xong, mọi người sẽ thắp hương và khấn vái một lần nữa báo cáo với gia tiên việc lau dọn đã hoàn thành xong. Đồng thời, xin ông bà phù hộ cho con cháu bình an và nhiều may mắn.

Sau khi lau dọn bàn thờ xong sắp xếp lại vật dụng và khấn vái lần nữa

Nguyên tắc khi lau dọn bàn thờ cuối năm

Không làm đổ vỡ đồ thờ

Những vật dụng trên bàn thờ được xem là rất linh thiêng, trang trọng. Chính vì thế, khi dọn dẹp bàn thờ, bạn nên cẩn thận để không làm đổ bể các vật dụng trên bàn thờ.

Theo quan niệm dân gian, việc làm đổ vỡ vật dụng đã là điều không may mắn, nên nếu đổ vỡ đồ thờ cúng sẽ tạo ra nỗi bất an cho gia chủ, lo sợ những điều xui xẻo, tai họa sẽ đến với gia đình.

Không làm đổ vỡ vật dụng trên bàn thờ

Không xê dịch bát hương

Người ta tin rằng bát hương là dấu hiệu dẫn dắt hương linh, thần thánh, tổ tiên chứng giám cho lòng thành của gia đình, thế nên trong quá trình lau dọn không nên xê dịch bát hương quá nhiều.

Nếu bát hương di chuyển sang hướng xấu, con cháu sẽ gặp những điều không may mắn, công việc không thuận lợi.

Không nên di chuyển bát hương khi lau dọn bàn thờ

Tránh tỉa hết chân hương, dốc hết tro trong bát hương ra ngoài

Khi dọn bát hương, bạn không nên đổ hết tro ra ngoài một mạch mà nên dùng muỗng múc ra từ từ. Sau đó lau sạch bát hương, rồi dùng cho mới đổ vào mang ý nghĩa “ra nhỏ vào lớn” , tức là tiền vào như nước.

Còn việc rút chân hương, bạn nên rút chân hương cũ ra khỏi bát chỉ để lại 5 chân hương.

Tro và chân hương nên đốt thành tro trước khi thả xuống sông, ao, hồ, tránh nơi uế tạp.

Không nên tỉa hết chân hương

Nên dùng nước ấm, nước thảo dược để lau dọn

Khi lau dọn bàn thờ, bạn nên dùng nước ấm, nước rượu pha gừng hoặc các loại nước thảo dược như: quế hồi, linh hương,…. Vì những loại nước này sẽ giúp những đồ thờ cúng sạch vết bẩn.

Khi bàn thờ được lau dọn sạch sẽ sẽ thể hiện được sự thành kính của con cháu đối với thế hệ đi trước.

Dùng nước ấm hoặc nước thảo dược để lau dọn bàn thờ

Lau dọn bàn thờ cuối năm là hoạt động mang ý nghĩa lớn về đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Hoạt động không chỉ thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta mà còn ẩn chứa một niềm hy vọng cho một năm mới bình an, sung túc.

Mong rằng một số gợi ý hướng dẫn cách lau dọn bàn thờ cuối năm đúng cách đã giúp cho bạn biết cách thực hiện sao cho tươm tất và chỉn chu nhất. Những ngày sắp kết thúc một năm cũ, hãy lau dọn nơi thờ phượng trong nhà thật sạch sẽ. Dâng lên những mâm cỗ đầy và cầu nguyện cho một năm mới thật nhiều điều hạnh phúc.

Câu hỏi thường gặp

  • Khi nào lau dọn bàn thờ ? Theo ông Nguyễn Chí Bền – GS-TS – Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia, theo dân gian, việc dọn bàn thờ thường tiến hành vào sáng 23 tháng Chạp hằng năm.
  • Khi nào nên thay bàn thờ ông địa ? Khi bàn thờ thần tài ông địa có dấu hiệu bị bong mục do thời gian lâu ngày hoặc do chuột, mối mọt thì đó là lúc cần thay bàn thờ thần tài ông địa mới. Đối với các cơ sở kinh doanh thì khi chuyển chỗ kinh doanh mới cũng là lúc nên thay bàn thờ mới cho thần tài ông địa. Bàn thờ có bao nhiêu bát hương ?

Tùy vào gia chủ có thành ý thờ các vị quan thần linh, thần Phật hay gia tiên mà bàn thờ có thể có từ 1 đến 5 bát hương.

Nên lau dọn bàn thờ vào ngày nào năm 2023?

Ngày đẹp rút tỉa chân hương năm 2023 Một là, ngày 24 tháng Chạp [tức là ngày 15/1/2023 dương lịch]: Đây là một trong những ngày tốt để dọn dẹp bàn thờ tổ tiên để có được một năm mới hạnh phúc, mọi điều thuận lợi, như ý.

Nên rút chân hương vào ngày nào năm 2023?

23 tháng chạp năm nay nhằm ngày 14 tháng 1 năm 2023 dương lịch là ngày Là ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo, đồng thời cũng là ngày Ông Táo chầu trời 2023. Đây là thời điểm được nhiều người chọn để tỉa chân hương, bao sái bàn thờ đón tết.

Cuối năm bao sái bàn thờ vào ngày nào?

Nếu không thể làm được vào những ngày tốt trên, thì có thể thực hiện bao sái ban thờ, tỉa chân hương vào ngày Táo quân chầu trời [23 tháng chạp], hoặc bất kì ngày nào từ 23 đến 30 tháng chạp âm. Bắt đầu bao sái ban thờ từ trên cao xuống thấp, lau dọn nhẹ nhàng để tránh là xước, bay màu.

Lau bàn thờ cuối năm bằng gì?

Dịp cuối năm, sau khi tiễn Táo quân về trời, các gia đình Việt thường có thói quen lau dọn ban thờ để đón năm mới. Chổi quét hoặc khăn lau ban thờ thường được dùng riêng, mới. Nước lau ban thờ trước tiên là nước sạch, ấm. Sau đó dùng rượu trắng với gừng hoặc nước ngũ vị hương để lau sạch ban thờ.

Chủ Đề