Đọc Hiếu 10 năm cõng bạn đi học

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn ngữ liệu trên?

Tự sự

Câu 2: Nội dung chính của đoạn ngữ liệu?
Kể về tình 1 tình bạn đẹp đẽ của Minh và Hiếu. Minh bị khiếm khuyết nên khó khăn trong việc đi đến trường, nhưng nhờ có  Bạn Hiếu - người tình nguyện cõng bạn 10 năm đi học. Kể về thời gian cả 2 thi đại học. Từ đó nêu cao tình bạn đẹp của con người trong cuộc sống

Câu 3: Xác định biện pháp nghệ thuật tiêu biểu và hiệu quả của nó trong câu văn: “Cứ thế suốt hơn 10 năm qua, trừ khi nghỉ hè, nghỉ Tết, hai bạn đều đến đón nhau đi học, đi chơi, cắt tóc cũng đi với nhau, không bỏ Minh buổi nào.”

Thủ pháp được tác giả sử dụng: liệt kê

Câu 4: Từ nội dung của đoạn ngữ liệu trên, em hãy cho biết thông điệp tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc là gì?

Giữa dòng đời xô bồ, ngày ngày đối mặt với những khó khăn và toan tính, người ta nhắc nhiều đến sự cho đi luôn kèm nhận quyền lợi nào đó. Dường như nhiều người đã cho là sự hiển nhiên, rằng không ai cho không ai cái gì mà không tính đến vụ lợi. Có lẽ bởi vậy mà khi cặp đôi học trò Minh Hiếu - Tất Minh [trường THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa] suốt 10 năm liền cõng nhau đến trường bất kể nắng mưa, bất kể giông bão, người ta bỗng thấy sao mà kỳ diệu quá.

→ Ca ngợi tình bạn đẹp, thấy được truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay Thương người như thể thương thân

10 năm cõng bạn đi học, chừng đó đã đủ để người đời ngả nón khâm phục. Nhưng chưa, Ngô Minh Hiếu còn thể hiện bản lĩnh, nhân cách của mình khi được cộng đồng ca ngợi, tôn vinh.

10 năm cõng bạn đến trường.

“Em rất xúc động và cảm ơn tất cả mọi người. Đặc biệt là cám ơn các thầy cô giáo đã âm thầm lo lắng cho em và có ý định gọi ra Trường Đại học Y Hà Nội để xem có cách nào giúp em. Quả thực những ý tốt của thầy cô, em không được biết. Nhưng dù Trường Đại học Y Hà Nội có đặc cách, em cũng xin từ chối”, đó là phát biểu của Ngô Minh Hiếu người suốt 10 năm qua cõng bạn tới trường ở Thanh Hóa.

Một nhân cách đáng nể trọng, cho dù bạn là một học sinh mới rời trường phổ thông.

Cõng bạn một hai ngày thì dễ, một hai tháng đã khó, một hai năm đã là điều phi thường. Nhưng không, Ngô Minh Hiếu cõng bạn suốt 10 năm để giúp bạn đến trường. Nguyễn Tất Minh đã đỗ vào Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, và Minh đã bước vào trường đại học bằng cái đầu của mình và bằng đôi chân của Hiếu.

Câu chuyện cảm động về tình bạn, về nghị lực của Hiếu và Minh là bài học cho bao bạn trẻ khác. Không ít người, "nhà có điều kiện", nhưng ăn chơi đua đòi, phá gia chi tử, phá làng phá xóm. Còn Minh với đôi chân co quắp, nhưng vẫn vào được Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Một bước đi của cuộc đời chàng trai tàn tật nhưng quá có ý nghĩa.

Trở lại chuyện Ngô Minh Hiếu cảm ơn cộng đồng về đề xuất được đặc cách vào Trường Đại học Y Hà Nội, Hiếu đã thật vui khi mọi người quan tâm đến mình, mặc dù việc cõng bạn đi học 10 năm qua của Hiếu không phải là để cho ai khen ngợi.

Hiếu cũng không lấy việc 10 năm cõng bạn như một thứ công lao, để rồi lấy công lao đó để đổi lại điểm đặc cách vào Trường Đại học Y Hà Nội, bởi vì Hiếu thiếu 0,25 điểm.

Hiếu cho rằng, mình thiếu 0,25 điểm, nhưng có nhiều bạn lại chỉ thiếu 0,05 điểm, nếu mình được đặc cách thì thành xin - cho và sẽ làm mất đi truyền thống của nhà trường.

Cách ứng xử của Ngô Minh Hiếu đáng để nhiều người suy nghĩ. Không kể công, không ồn ào vì sự nổi tiếng, không muốn dành lợi thế để tạo ra sự bất công cho người khác.


Giải câu 1, 2, 3 Chính tả: Mười năm cõng bạn đi học trang 16 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Giải các câu đố sau :

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Nghe - viết: 

Mười năm cõng bạn đi học

            Ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, ai cũng biết câu chuyện cảm động về em Đoàn Trường Sinh 10 năm cõng bạn đến trường. Quãng đường từ nhà Sinh tới trường dài hơn 4 ki-lô-mét, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh. Thế mà Sinh không quản khó khăn, ngày ngày cõng bạn Hanh bị liệt cả hai chân đi về. Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm liền, Hanh là học sinh tiên tiến, có năm còn tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện.

Theo báo Đại Đoàn Kết

Câu 2

Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn :

Tìm chỗ ngồi

Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát [sau / xau], bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế [rằng / rằn] :

- Thưa ông ! Phải [chăng / chăn] lúc ra ngoài tôi vô ý giẫm vào chân ông ?

- Vâng, nhưng [sin / xin] bà đừng [băng khoăng / băn khoăn], tôi không [sao / xao] !

- Dạ không ! Tôi chỉ muốn hỏi để [sem / xem] tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không.

TRUYỆN VUI NƯỚC NGOÀI

Phương pháp giải:

Con đọc kĩ rồi lựa chọn cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Tìm chỗ ngồi

Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát sau, bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế rằng:

- Thưa ông ! Phải chăng lúc ra ngoài tôi vồ ý giẫm vào chân ông ?

- Vâng, nhưng xin bà đừng băn khoăn, tôi không sao !

-  Dạ không ! Tôi chỉ muốn hỏi để xem tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không.

Câu 3

Giải các câu đố sau :

a]

Để nguyên - tên một loài chim

Bỏ sắc - thường thấy ban đêm trên trời.

                                                  [Là chữ gi?]

b]

Để nguyên - vằng vặc trời đêm

Thêm sắc - màu phấn cùng em tới trường.

                                                      [Là chữ gì ?]

Phương pháp giải:

a. Chữ thứ nhất: tên một loài chim, có dấu sắc

Chữ thứ hai: Chữ thứ nhất bỏ dấu sắc, thường xuất hiện vào ban đêm

b. Chữ thứ nhất: thanh ngang, sáng vằng vặc trong đêm

Chữ thứ hai: Chữ thứ nhất thêm dấu sắc, màu sắc của viên phấn

Lời giải chi tiết:

Giải các câu đố chữ

a] sáo - sao

b] trăng - trắng

Loigiaihay.com

  • Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nhân hậu - Đoàn kết trang 17 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3, 4 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nhân hậu - đoàn kết trang 17 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 1. Tìm các từ ngữ: a] Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.

  • Kể chuyện đã nghe đã đọc trang 18 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

    Giải bài tập Kể chuyện đã nghe đã đọc trang 18 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Đề bài Kể lại bằng lời của em chuyện Nàng tiên Ốc

  • Soạn bài: Truyện cổ nước mình trang 19 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Truyện cổ nước mình trang 19 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 3. Tìm thêm những truyện cổ khác thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta?

  • Tập làm văn: Kể lại hành động của nhân vật trang 20 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

    Giải bài tập Tập làm văn: Kể lại hành động của nhân vật trang 20 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. Ghi lại vắn tắt những hành động của cậu bé bị điểm không trong truyện. Theo em, mỗi hành động của cậu bé nói lên điều gì ?

  • Luyện từ và câu: dấu hai chấm trang 22 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

    Giải bài tập Luyện từ và câu: dấu hai chấm trang 22 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. Viết một đoạn văn theo truyện Nàng tiên Ốc, trong đó có ít nhất hai lần dùng dấu hai chấm

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 4 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp con lớp 4 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Chủ Đề