Điều trị viêm phế quản ở phụ nữ có thai

Tình trạng bà bầu bị viêm phế quản rất phổ biến bởi ở phụ nữ mang thai hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng suy giảm. Tuy là một bệnh thường gặp nhưng không phải bà bầu nào cũng biết hậu quả và biến chứng của nó gây ra cho thai nhi. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về căn bệnh viêm phế quản ở bà bầu.

Vì sao phụ nữ dễ bị viêm phế quản khi mang thai

  • Quá trình mang thai sẽ khiến cơ thể phụ nữ bị giảm khả năng miễn dịch, phòng vệ vì vậy khó chống lại các tấn công từ mầm bệnh. Phụ nữ mang thai có quá trình phát bệnh viêm phế quản nhanh gấp đôi những người có thể trạng bình thường và nếu không tiến hành điều trị tỷ lệ biến chứng cũng cao hơn gấp nhiều lần.
  • Viêm phế quản cấp khi mang thai là do những tác nhân như nhóm vi khuẩn, virus cúm, Parainfluenza,… Ngoài ra tác nhân gây bệnh cũng có thể do nhóm virus Adenovirus, các loại ô nhiễm từ khói bụi, khói thuốc lá, bào tử nấm và trực khuẩn Hemophilus.
  • Tình trạng bệnh của bà bầu thường kéo dài vì không thể sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị nên tình trạng viêm phế quản có nguy cơ nặng hơn và biến chứng.
  • Khi bà bầu tiếp xúc với những dịch hô hấp, ho, hắt hơi của người mang bệnh viêm phế quản từ đó hình thành những ổ bệnh gây viêm nhiễm.

Triệu chứng khi bà bầu bị viêm phế quản

Khi bị viêm phế quản bà bầu thường gặp những dấu hiệu điển hình như sau:

  • Khó thở
  • Ho khan
  • Đau rát cổ họng
  • Người mệt mỏi, có cảm giác buồn ngủ
  • Chán ăn, mất cảm giác thèm ăn…

Nếu bệnh viêm phế quản trở nặng sẽ kèm theo một số triệu chứng khác nữa như:

  • Cơn cơn ho liên tục kèm theo hiện tượng đau ngực dữ dội
  • Mũi và cổ họng xuất hiện dịch nhầy, đờm, có thể có lẫn cả mủ
  • Sốt cao trên 39 độ, thở khó…

Bà bầu bị bệnh viêm phế quản có ảnh hưởng đến thai nhi không?

  • Bị viêm phế quản sẽ khiến các mẹ bầu gặp phải tình trạng khó thở, vì vậy thai nhi dễ bị thiếu oxy dẫn tới việc sảy thai. Theo một thống kê thì tỉ lệ sảy thai khi mắc viêm phế quản lên tới 10%, đây là một con số khá lớn.
  • Viêm phế quản còn tăng nguy cơ sinh non, hoặc thai nhi có khả năng bị suy dinh dưỡng, mẹ thường mắc phải tiểu đường thai kỳ.

Cách chữa viêm phế quản cho bà bầu

Thông thường các bà bầu bị viêm phế quản sẽ không được sử dụng kháng sinh bởi không đảm bảo an toàn cho thai nhi. Các loại kháng sinh doxycycline, minocycline gây biến chứng sinh non, hỏng chức năng gan.

Tuy nhiên các bà bầu có thể sử dụng được một số loại thuốc giúp chất nhầy trong mũi se lại giảm cảm giác khó chịu như: Chlorpheniramine, claritin, tylenol,…

Thuốc kháng sinh không trị bệnh diệt virus mà chỉ giúp giảm triệu chứng, vì vậy các mẹ bầu hoàn toàn có thể áp dụng những cách điều trị tại nhà như sau:

  • Nhỏ mũi và súc miệng bằng nước muối sinh lý, khi rửa mũi các mẹ dùng một ống xi lanh bơm nước mũi vào một bên mũi và để nước muối kéo theo dịch chảy ra từ bên mũi còn lại. Rửa mũi sạch sẽ giúp tránh tình trạng dịch nhầy chảy xuống cổ họng gây viêm nhiễm.
  • Uống nhiều nước lọc để giúp dịch đờm trong cổ họng loãng ra.
  • Uống nước gừng nóng giúp trị viêm, tăng cường miễn dịch.
  • Dùng dầu bạch đàn để xông hơi, trong tinh dầu bạch đàn chứa một loại chất có khả năng kháng khuẩn.
  • Uống nước mật ong ấm, có thể thêm vài giọt chanh để giảm tình trạng đờm.

Khi tình trạng viêm phế quản kéo dài, áp dụng một số cách chữa trị tại nhà mà không thuyên giảm mẹ bầu nên đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ tư vấn, chẩn đoán và tiến hành chữa trị kịp thời tránh gây ra những biến chứng.

Cách phòng tránh ho viêm phế quản cho bà bầu

Vì viêm phế quản rất dễ gây biến chứng nên các mẹ bầu nên chủ động nắm vững và áp dụng những cách phòng tránh bệnh sau để hạn chế tối đa việc mắc bệnh:

  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng để ngăn chặn nguy cơ xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus.
  • Giữ gìn vệ sinh các nhân, đặc biệt là vệ sinh răng miệng.
  • Hạn chế trò chuyện, tiếp xúc với những người đang bị bệnh, tốt nhất là nên cách ly.
  • Giữ gìn môi trường làm việc, sinh sống sạch sẽ.
  • Mùa đông tránh để cơ thể nhiễm lạnh, cần che chắn khi đi ra ngoài vừa tránh gió lạnh và vừa tránh khỏi bụi, tránh bầu không khí ô nhiễm.
  • Tạo cho bản thân một thói quen sống lành mạnh như ăn ngủ đúng giờ, đúng bữa, không hút thuốc lá và uống rượu bia.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn giúp cơ thể khoẻ mạnh tạo ra nhiều đề kháng chống lại bệnh tật.

Bà bầu bị viêm phế quản ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của mẹ và của thai nhi, đặc biệt là có thể gây biến chứng xấu cho thai nhi. Vì vậy các bà mẹ mang thai cần chủ động theo dõi phòng tránh bệnh, khi mắc bệnh cần tiến hành thăm khám chữa trị kịp thời.

Viêm phế quản khi mang thai là vấn đề thường gặp ở phụ nữ. Bệnh chủ yếu do vi khuẩn và virus xâm nhập vào đường hô hấp gây nên. Do thời kỳ mang thai nhạy cảm và sức đề kháng suy yếu nên bà bầu là đối tượng dễ mắc nhất. Việc can thiệp và điều trị đúng cách sẽ giúp mẹ bầu tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Đối với phụ nữ, thời kỳ mang thai là giai đoạn nhạy cảm và cơ thể có sự thay đổi lớn về nội tiết. Cùng với đó, hệ miễn dịch tự nhiên cũng suy giảm so với lúc bình thường.

Dó đó, mà mẹ bầu dễ gặp các vấn đề về sức khỏe. Trong đó, phổ biến nhất là bệnh viêm phế quản.

Viêm phế quản khi mang thai – Mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Không phải ngẫu nhiên mà bệnh viêm phế quản lại là một trong những bệnh dễ gặp phải nhất ở các bà bầu.

Việc tìm hiểu kỹ những nguyên nhân dẫn tới viêm phế quản khi mang thai sẽ giúp các mẹ điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả.

Một số yếu tố gây bệnh có thể kể tới như sau:

  • Khả năng miễn dịch suy giảm

Như đã đề cập, trong suốt thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ bầu sẽ yếu hơn mức bình thường. Lý do là vì, khi phụ nữ mang thai, một số tế bào miễn dịch sẽ thực hiện chức năng xâm nhập vào niêm mạc tử cung để phôi thai có thể phát triển khỏe mạnh.

Theo 1 nghiên cứu của Đại học Stanford [Hoa Kỳ] đăng trên tạp chí Science Immunology, khi mang bầu đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch của mẹ phải “kìm nén” để cơ thể nuôi dưỡng và phát triển thai nhi.

  • Yếu tố vi khuẩn, virus gây bệnh

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, các trường hợp viêm phế quản chủ yếu là do vi khuẩn và virus gây bệnh gây ra [hơn 90%].

Đó là các loại virus gây ra một số bệnh lý về đường hô hấp trên như rhovovirus, parainfluenza, pneumococcus…

  • Tiếp xúc với môi trường kích thích

Nếu các mẹ bầu tiếp xúc một thời gian dài trong môi trường khói bụi, không khí ô nhiễm, amoniac, axit mạnh… cũng có thể là nguyên nhân gây viêm phế quản.

Ví dụ hít phải khói thuốc lá thụ động từ chồng hay người xung quanh; làm việc trong môi trường nhà máy công nghiệp may, bụi vải…

  • Lây bệnh do tiếp xúc với những người bị viêm phế quản khác

Hầu hết, các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản, cảm cúm… đều có thể lây qua đường không khí. Thông qua các hoạt động ho, hắt hơi hoặc qua các nước bọt, dịch đờm…

Vì vậy, nếu trong lúc mang bầu, các mẹ có tiếp xúc với những người bị viêm phế quản sẽ có nguy cơ cao bị lây phải virus gây bệnh.

Những thay đổi của hormone trong quá trình mang thai và sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh. Sẽ khiến mẹ và bé “nhạy cảm”, dễ tổn thương và dễ mắc phải nhiều bệnh lý.

Nếu bạn hay cảm thấy những tình trạng như dưới đây, hãy tới các bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và chữa bệnh kịp thời.

Đây là cách vừa để bảo vệ sức khỏe của mẹ và cũng là bảo vệ sức khỏe thai nhi.

Vì viêm phế quản là bệnh về đường hô hấp nên đây sẽ là cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng. Triệu chứng của viêm phế quản hình thành là do niêm mạc phế quản bị nhiễm trùng.

Chất dịch nhầy bị kích thích tiết ra nhiều hơn để phản ứng lại cơ chế nhiễm trùng. Hậu quả là các tế bào lông mao bị tê liệt, đường thở bị chít hẹp lại, việc hô hấp trở nên khó khăn.

Khó thở là một triệu chứng điển hình khi bị viêm phế quản lúc mang bầu

Nhất là trong các trường hợp mẹ bầu hoạt động mạnh như: bưng bê đồ đạc, leo cầu thang bộ… Nếu bệnh nặng hơn thì khi thở còn kèm theo mùi hôi, tức ngực và sốt…

Phản ứng ho khan, ho có đờm cũng xuất hiện nếu người bệnh bị viêm phế quản. Tùy vào mức độ và tình trạng viêm nhiễm của mỗi người, đờm có thể loãng hoặc đặc quánh, có màu xanh, vàng ngà…

Đôi khi, bệnh có thể gây ra tình trạng ho đờm ra máu. Lúc này, bệnh thực sự đã diễn tiến vô cùng nặng nề.

Người mẹ cần phải tới bệnh viện để được can thiệp y tế nhanh chóng trước khi bệnh ảnh hưởng tới thai nhi.

Các thành phế quản có xu hướng tăng sinh và tái cấu trúc khi phế quản bị viêm nhiễm. Do vậy, lượng khi oxy hít vào không đủ vì đường thở hẹp hơn bình thường.

Người bệnh không những khó thở mà còn kèm theo cảm giác mệt mỏi, khó chịu, nôn nao trong người…

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần chú ý, mệt mỏi còn có thể xuất hiện vì một số nguyên nhân khác như: rối loạn nội tiết tố, căng thẳng quá mức, hoặc liên quan tới những bệnh lý tim mạch, tuyến giáp…

Viêm phế quản thường khiến các bà bầu mệt mỏi trong người, từ đó kéo theo tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng, không có cảm giác đói…

Nếu hiện tượng chán ăn chỉ diễn ra trong thời gian ngắn khoảng 2 – 3 ngày thì các mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, khi tình trạng kéo dài hơn 5 – 6 ngày thì cần phải lưu ý.

Việc chán ăn không chỉ khiến cơ thể càng thêm mệt mỏi, kiệt sức vì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Cơ thể mệt mỏi dẫn đến chán ăn, ăn không ngon…

Một dấu hiệu tiếp nữa của bệnh viêm phế quản ở bà bầu là sốt cao. Cơ thể sẽ có phản ứng tăng nhiệt độ để loại bỏ virus viêm phổi xâm nhập và báo hiệu điều bất thường.

Vì vậy, nếu phụ nữ đang mang thai mà có dấu hiệu sốt cao từ 38 độ C trở lên cần lưu ý.

Khi virus viêm phế quản tấn công, cơ thể sẽ có dấu hiệu tăng nhiệt độ để loại bỏ và báo hiệu.

Khi bạn có biểu hiện sốt trên 38 độ rất có thể đây là dấu hiệu viêm phế quản khi mang thai không nên xem thường.

Tuy nhiên, nếu sốt kéo dài từ 3 – 4 ngày mới có khả năng là triệu chứng của bệnh viêm phế quản. Còn sốt chỉ xuất hiện 1 ngày rồi kết thúc thì đó chỉ là biểu hiện của bệnh cảm cúm thông thường.

Hãy chú ý theo dõi sức khỏe để biết chính xác được diễn biến của bệnh.

Thai nghén là thời kỳ đặc biệt nhạy cảm. Bất cứ sự thay đổi nào về sức khỏe cũng như thể trạng của người mẹ đều ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Bệnh viêm phế quản cũng không nằm ngoài số đó.

Mức độ ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé sẽ phụ thuộc và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Một số vấn đề mà các mẹ bầu có thể gặp phải khi bị viêm phế quản như sau:

Theo một số liệu thống kê, ước tính có khoảng hơn 10% bà bầu bị sẩy thai vì mắc viêm phế quản. Lý do là vì viêm phế quản sẽ khiến bệnh nhân khó thở, tức ngực, thiếu oxy…

Do đó, thai nhi không được cung cấp đủ dưỡng chất và không khí, dẫn tới sẩy thai. Đặc biệt, với những phụ nữ đang trong giai đoạn đầu của thai kỳ thì nguy cơ sẩy thai càng cao.

Nếu may mắn không bị sẩy thai, các mẹ có thể gặp phải tình trạng thai nhi chậm phát triển. Nguyên nhân là vì cơ thể người mẹ mỏi mệt, chán ăn, ăn không ngon…

Từ đó, thai nhi không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển khỏe mạnh bình thường.

Việc thai nhi thiếu hụt vitamin và các dưỡng chất quan trọng như kẽm, sắt. vitamin B12, axit folic… có thể khiến thai nhi bị chết lưu hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Khi cơ thể người mẹ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và tình trạng mất nước do bị sốt cao kéo dài. Sẽ dẫn tới hiện tượng co thắt tử cung và chuyển dạ sinh non.

Thai nhi sinh non thường có căn nặng khá nhẹ dưới 2 – 2,5kg. Nhiều trường hợp có thể gây ra một số dị tật bẩm sinh cho thai nhi như nứt xương cột sống, hở hàm ếch… hoặc thậm chí là tử vong.

Có thể nói, dù bạn bị viêm phế quản ở ở giai đoạn đầu hay cuối của thai kỳ thì cũng nên chữa dứt điểm nhanh chóng.

Nếu để bệnh tiến triển, kéo dài quá lâu sẽ dẫn tới nhiều biến chứng cho cả mẹ và con.

Một số biện pháp chúng tôi liệt kê phía trên có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh viêm phế quản khi mang thai.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu xuất hiện những dấu hiệu sau đây thì cần phải tới gặp bác sĩ sớm nhất có thể.

Khi phát hiện bị sốt cao liên tục nên tới ngay các bệnh viện để thăm khám
  • Sốt cao trên 38 độ C, kéo dài 2 – 3 ngày không dứt
  • Ho khan hoặc ho kèm theo đờm kéo dài
  • Khó thở khi hoạt động mạnh và có cảm giác đau, tức ngực thường xuyên

Khi tới thăm khám, các bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng của người bệnh và thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng để đưa ra cách điều trị phù hợp.

Tùy vào thể trạng sức khỏe của mẹ bầu, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc điều trị. Hãy luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe thai nhi cũng như sớm dứt điểm bệnh viêm phế quản.

Khi bị viêm phế quản, mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định áp dụng các phương pháp điều trị bởi chúng có thể gây những tác động lên thai nhi trong bụng.

Những biện pháp thường được dùng để điều trị viêm phế quản khi mang thai như sử dụng thuốc Tây y, Đông y hay bài thuốc chữa tại nhà.

Việc sử dụng kháng sinh để ngăn chặn bệnh viêm phế quản tiến triển nặng là cách trị bệnh rất thông dụng hiện nay.

Tuy nhiên, các loại kháng sinh có chứa những thành phần không tốt cho sức khỏe thai nhi như minocyline, doxycyline,…

Do đó, nếu không có chỉ định từ phía bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua dùng.

Ngoài kháng sinh, khi viêm phế quản trở nặng thì mẹ bầu cũng có thể được kê thêm một số loại thuốc kháng viêm, hạ sốt, thuốc giãn phế quản nếu cần thiết để cải thiện những triệu chứng do viêm phế quản gây ra và sớm ổn định sức khỏe.

Thuốc Tây y cho hiệu quả điều trị nhanh nhưng gây nhiều tác dụng phụ và nguy hiểm tới sức khỏe thai nhi.

Bởi vậy nếu không thật sự cần thiết, mẹ bầu có thể ưu tiên lựa chọn những phương pháp điều trị bệnh an toàn hơn.

Thay vì những toa thuốc Tây y đem đến nhiều tác dụng phụ, các mẹ hoàn toàn có thể sử dụng các bài thuốc từ Đông y chữa viêm phế quản để điều trị bệnh lý.

Đông y có khả năng trị bệnh tận gốc, nâng cao sức đề kháng cơ thể để tránh bệnh tái phát.

Những bài thuốc Đông y rất an toàn với mẹ bầu bởi chúng được kết hợp từ các thảo mộc tự nhiên, không trộn lẫn tân dược, hoàn toàn an toàn, lành tính và không hề gây tác dụng phụ cho sức khỏe.

Tuy nhiên, có một số vị thuốc có tính hàn không tốt cho thai nhi, mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền để được kê thuốc phù hợp.

Sử dụng những bài thuốc Đông y đun sắc uống hàng ngày, kiên trì trong quá trình điều trị sẽ giúp mẹ bầu sớm đẩy lùi được bệnh viêm phế quản hiệu quả mà vẫn bảo vệ được sức khỏe của mẹ và bé.

Ngoài việc đi thăm khám chuyên khoa kịp thời, các mẹ có thể tham khảo những mẹo chữa viêm phế quản bằng dân gian.

Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ cho cả mẹ và bé.

  • Súc miệng và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý

Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý là một trong những biện pháp phòng chống các bệnh về đường hô hấp hiệu quả.

Trong nước muối sinh lý có dược tính kháng khuẩn và có thể loại bỏ được những mảng báo vi khuẩn, virus khu trú trong khoang miệng, răng nướu…

Phương pháp này đảm bảo 100% độ an toàn nên tất cả mọi đối tượng đều có thể áp dụng mỗi ngày.

Sự kết hợp trứng gà với mật ong là một bài thuốc đồng thời cũng là một món ăn giúp bồi bổ cơ thể vô cùng hiệu quả.

Đối với phụ nữ đang mang thai thì đây là món ăn lý tưởng khi cả trứng gà và mật ong đều an toàn và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.

Theo một nghiên cứu, cứ 100g trứng gà sẽ chứa khoảng 159mg vitamin A, 12,7g protein, 9,5g lipit…Còn trong mật ong nguyên chất cũng chứa các khoáng chất và vitamin A, E, D, C…

Khi phụ nữ bị viêm thanh quản khi mang thai, bổ sung trứng gà mật ong sẽ giúp cơ thể phục hồi sức khỏe, chữa đau họng, khản tiếng và thanh nhiệt giải độc…

Trứng gà ngâm mật ong [Hình ảnh minh họa]

Có thể thực hiện 2 loại thực phẩm này theo cách đơn giản sau:

Đập 2 quả trứng gà ta và lọc lấy lòng đỏ trứng ra bát. Sau đó thêm mật ong tươi vào sao cho ngập trứng gà. Dùng dụng cụ trộn trứng hoặc máy đánh trứng để đánh thật nhuyễn hỗn hợp lên.

Lúc này lòng đỏ trứng được làm chính nhờ mật ong và tốc độ xay. Mẹ bầu có thể ăn ngay sau khi hỗn hợp được đánh nhuyễn.

Cây sa sâm được sử dụng phổ biến trong Đông y để chữa các bệnh liên quan đến kinh phế và vị. Sử dụng gà hầm với sa sâm sẽ tạo thành một món ăn bổ dưỡng và có tác dụng tiêu đờm, kháng khuẩn, thanh phế hiệu quả.

Với chị em phụ nữ, món ăn này rất tốt cho thời kỳ mang thai. Nhất là khi không may các bà bầu bị viêm phế quản.

Các mẹ có thể thực hiện món ăn này như sau: chuẩn bị bị 1 con gà ta vừa phải [cân nặng chừng 1kg], làm sạch lông và bỏ nội tạng. Sau đó nhét 40g sa sâm vào bụng gà rồi đem đi hầm với 2 lít nước.

Ninh từ 45 – 55 phút cho tới khi gà nhừ rồi tắt bế. Sử dụng món ăn trong ngày và nên bồi bổ 1 tuần 2 lần để bổ sung dinh dưỡng, đồng thời chữa bệnh nhanh chóng.

Bệnh viêm phế quản khi mang thai nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho cả người mẹ và thai nhi.

Bệnh còn có thể tái phát nếu không được chữa trị dứt điểm. Vì vậy, việc chủ động phòng tránh viêm phế quản cho các mẹ bầu là việc quan trọng và cần thiết.

Để giữ cho thai kỳ luôn khỏe mạnh, các mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh dành riêng cho mẹ bầu
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh răng miệng bằng nước muối hằng ngày
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vào tiết trời trở lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột…
  • Không tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm hay hít phải khói thuốc lá từ những người khác
  • Không tiếp xúc và trò chuyện với những người đang bị bệnh viêm phế quản hay các bệnh lý về đường hô hấp khác: cảm cúm, ho, sốt…
  • Tập luyện những bài tập dành cho bà bầu để tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Viêm phế quản khi mang thai là một căn bệnh dễ mắc phải và gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và bé nếu không điều trị sớm.

Do đó, các mẹ cần chú ý tới sức khỏe trước và trong quá trình mang thai để đảm bảo thai nhi được phát triển toàn diện. Đồng thời nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa là phương pháp “chữa bệnh” tốt nhất.

Click đọc ngay:

Video liên quan

Chủ Đề