Điều chỉnh giá trị tồn kho trên MISA

Trang chủ > Kế toán > 6. Hướng dẫn kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách và lập BCTC cuối năm > Kiểm tra kho, mua hàng > VTHH số lượng bằng 0 nhưng giá trị khác 0 hoặc Số lượng âm hoặc giá trị âm

VTHH số lượng bằng 0 nhưng giá trị khác 0 hoặc Số lượng âm hoặc giá trị âm

Hướng dẫn
Trường hợp trong kỳ có vật tư hàng hóa [VTHH] có số lượng bằng 0 mà giá trị khác 0 hoặc có tồn số lượng âm hoặc có tồn giá trị âm [kỳ là khoảng thời gian Kế toán thiết lập trên giao diện kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách]: chương trình sẽ hiển thị báo cáo chi tiết thể hiện thông tin: Hàng hóa, Kho, Số lượng tồn và Giá trị tồn của VTHH có sai sót.

Trường hợp này, Kế toán cần kiểm tra và chỉnh sửa lại cho đúng thực tế theo 1 trong 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Số lượng tồn kho bằng 0 nhưng giá trị tồn kho khác 0
Với đơn vị áp dụng Phương pháp Bình quân cuối kỳ
Nguyên nhân sai sót: Trong kỳ giá nhập kho biến động lớn nên giá xuất có sự chệnh lệch lớn. Vì vậy, tại 1 thời điểm trong kỳ xảy ra tình trạng số lượng tồn kho hết, giá trị tồn kho âm hoặc dương nhưng cuối kỳ khi số lượng hết thì giá trị sẽ hết.
Hướng dẫn xử lý:
Cách 1:
  • Kiểm tra giá xuất kho xem đã tính đúng chưa. Nếu chưa đúng thì thực hiện tính lại giá xuất kho.
  • Nếu phần mềm đã tính đúng thì nếu số lượng hết, giá trị còn là do giá nhập kho trong kỳ biến động lớn. Ví dụ đầu kỳ hoặc chứng từ nhập tro trước có đơn giá nhập thấp, cuối kỳ chứng từ nhập kho cao nên khi tính bình quân cuối kỳ các chứng từ xuất đầu kỳ sẽ có đơn giá xuất cao hơn đơn giá nhập. Nếu cuối năm đảm bảo số lượng hết, giá trị hết là được. Với những vật tư số lượng hết, giá trị còn có thế thực hiện điều chỉnh giá trị tồn kho về 0

Cách 2:
  • Đổi sang dùng phương pháp tính giá xuất kho khác: tính giá bình quân tức thời. Phương pháp này có nghĩa là tại thời điểm xuất kho sẽ lấy giá trị bình quân trên kho luôn => Đảm bảo kho không bị âm ở bất kỳ thời điểm nào.


Với đơn vị áp dụng phương pháp Bình quân tức thời, Nhập trước xuất trước hoặc Đích danh
Nguyên nhân sai sót: Do Kế toán sửa lại số dư đầu kỳ hoặc chèn các chứng từ nhập, xuất kho vào ngày trước của các chứng từ đã nhập trước đó nhưng chưa thực hiện tính lại giá xuất kho
Hướng dẫn xử lý:
  • Vào menu Nghiệp vụ\Kho\Tính giá xuất kho.
Lưu ý: Nên tính thử với một mã hàng đang kiểm tra. Nếu tính xong rồi kiểm tra báo cáo thấy đúng mới tính hết cho các mã vào thời điểm sau [Nếu có thời gian rảnh có thể chọn tính giá với dữ liệu lớn]. Tránh việc dữ liệu lớn thì khi tính lại cho tất cả các mã hàng tại thời điểm đó sẽ gây gián đoạn công việc.

Trường hợp 2: Số lượng tồn âm hoặc Giá trị tồn âm
Các nguyên nhân thường gặp dẫn đến sai sót:
Nguyên nhân 1
Mô tả: Dữ liệu đang cho phép xuất quá số lượng tồn, nên nếu xuất quá số lượng tồn khì khi xuất kho chương trình sẽ không cảnh báo khi xuất âm kho. Vì vậy cuối kỳ trên báo cáo kho số lượng âm và giá trị âm.
Hướng dẫn xử lý:
  • Bước 1: Vào Hệ thống\Tùy chọn\Vật tư hàng hóa, bỏ chọn Cho phép xuất quá số lượng tồn.
  • Bước 2: Bảo trì cơ sở dữ liệu để chương trình kiểm tra chứng từ đang bị xuất âm và thông báo kết quả. Kế toán kiểm tra, sửa lại các chứng từ xuất âm đảm bảo không còn xuất âm. Cụ thể đến cuối kỳ tính giá số lượng >=0.
  • Bước 3: Tính lại giá xuất kho. Nếu dữ liệu có nhiều chứng từ phát sinh liên quan đến kho thì nên tính giá theo tháng và tính từng tháng một.

Nguyên nhân 2
Mô tả: Hệ thống đang tính bình quân trên nhiều kho mà vật tư hàng hóa thì lại có trên nhiều kho dẫn đến kho thì có giá trị âm, kho lại có giá trị dương
Hướng dẫn xử lý
: Vào menu Nghiệp vụ\Kho\Tính giá xuất kho. Thực hiện tính lại giá xuất kho và chọn là Tính theo kho để chương trình tính lại giá bình quân trên từng kho.

Nguyên nhân 3
Mô tả: Dữ liệu đa chi nhánh, có các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, các chi nhánh sử dụng chung mã kho nên khi tính giá chương trình sẽ tính bình quân trên các chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Vì vậy khi xem báo cáo kho của từng chi nhánh thì có chi nhánh này âm, chi nhánh kia dương.
Hướng dẫn xử lý: Tạo mỗi chi nhánh 1 mã kho khác nhau. Khi hạch toán của chi nhánh nào thì vào đúng mã kho của chi nhánh đấy. Ví dụ: Chi nhánh Hà Nội đặt kho là 156_HAN, Chi nhánh Hồ Chí Minh là 156_HCM
.

Lưu ý: Để kiểm tra phương pháp tính giá xuất kho đơn vị đang áp dụng, vào menu Tệp\Thông tin dữ liệu.



- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH 


- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU 

- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI 

Daotaoketoanhn.edu.vn – Hướng dẫn sử dụng phân hệ kho trên phần mềm kế toán Misa: cách nhập kho – xuất kho, cách in phiếu nhập kho, cách khai báo vật tư hàng hóa, công cụ dụng cụ; cách khai báo khách hàng nhà cung cấp trong Misa

Phân hệ kho trong MISA SME.NET 2012 giúp doanh nghiệp quản lý được tình hình nhập kho, xuất kho của vật tư, hàng hóa ở từng kho và thực hiện tính giá xuất kho theo nhiều phương pháp. Đồng thời, trợ giúp nhà quản trị có thể thông qua hệ thống báo cáo để đưa ra quyết định đúng đắn trong quản lý hàng tồn kho.

Video hướng dẫn sử dụng phân hệ kho trên Misa

Xem thêm: 

  • Cách quản lý công cụ dụng cụ trên phần mềm Misa
  • Mua phần mềm Misa bản quyền

Đầu vào:

Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Chứng từ lắp ráp, tháo dỡ

Phiếu xuất chuyển kho

Các tính năng chính:

Cho phép quản lý các chứng từ nhập kho/xuất kho vật tư, hàng hóa, công cụ dụng cụ, thành phẩm

– Lập và xem lại các chứng từ nhập kho/xuất kho – Quản lý được các chứng từ nhập kho từ mua hàng, nhập kho do kiểm kê phát hiện thừa, nhập kho thành phẩm, xuất kho từ bán hàng, xuất kho do kiểm kê phát hiện thiếu, … – In trực tiếp các mẫu phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất chuyển kho… từ phần mềm – Trên cùng 1 chứng từ nhập kho/xuất kho cho phép nhập/xuất từ nhiều kho – Lập chứng từ xuất kho dựa trên hóa đơn bán hàng không kiêm phiếu xuất đã lập – Hệ thống hỗ trợ việc xuất kho theo định mức nguyên vật liệu

– Hệ thống cho phép lập các định mức nguyên vật liệu xuất kho cho từng sản phẩm, để thuận tiện có thể theo dõi được những nguyên vật liệu cần dùng và số lượng của từng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm đó.

Cho phép tính giá xuất kho vật tư, hàng hóa, thành phẩm theo nhiều phương pháp

– Chương trình cho phép tự động tính giá xuất kho theo 4 phương pháp: Phương pháp bình quân cuối kỳ, bình quân tức thời, nhập trước – xuất trước và phương pháp tính giá đích danh.

– Hệ thống hỗ trợ đối chiếu số lượng và giá trị vật tư kiểm kê thực tế với số lượng và giá trị trên sổ kế toán để tìm ra chênh lệch và nguyên nhân xử lý – Chương trình cho phép điều chỉnh tồn kho cho từng vật tư, hàng hóa theo cả số lượng hoặc giá trị

– Nếu phát hiện thừa [hoặc thiếu] vật tư, hàng hóa chương trình cho phép ghi tăng [hoặc ghi giảm] số lượng và giá trị của vật tư, hàng hóa phát hiện thừa [hoặc thiếu] trong kho

Cho phép cập nhật giá nhập kho thành phẩm

– Khi NSD không dùng chức năng tính giá thành của chương trình mà tự tính được giá thành thành phẩm nhập kho, chương trình cho phép nhập tay đơn giá của thành phẩm nhập kho

Trung tâm kế toán Hà Nội chúc các bạn thành công!

Tham khảo: lớp học kế toán phần mềm Misa

Video liên quan

Chủ Đề