Điểm khác nhau giữa chiến lược chiến tranh cục bộ và chiến lược chiến tranh đặc biệt là gì

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và "Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam có điểm gì giống và khác nhau?

Đề bài

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam có điểm gì giống và khác nhau?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 142, kết hợp những kiến thức đã học để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Giống nhau:

- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

- Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mĩ.

- Đều bị thất bại.

* Khác nhau:

Đặc điểm

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

Âm mưu

“dùng người Việt đánh người Việt”.

Mĩ giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta trở về thế phòng ngự, bị động.

Thủ đoạn và hành động

“Ấp chiến lược” được coi như “xương sống”

Thực hiện chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”

Lực lượng tham gia

Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mĩ

Quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. Nhưng chủ yếu là quân đội Mĩ và quân đồng minh.

Địa bàn

Miền Nam

Bình định miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Tính chất ác liệt

Không ác liệt bằng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

Là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền Bắc.

Loigiaihay.com

  • Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" [1965- 1968] và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh [1969-1973]. Và Hiệp định Pari [1973]

    Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" [1965- 1968] và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh [1969-1973]. Và Hiệp định Pari [1973]

  • Quân dân ta ở miền Nam đã giành được những thắng lợi nào trong những năm đầu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ [1965 - 1967]?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 145 SGK Lịch sử 9

  • Hãy trình bày diễn biến và ý nghĩa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân [1968]

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 146 SGK Lịch sử 9

  • Đế quốc Mĩ đánh phá miền Bắc nước ta như thế nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 147 SGK Lịch sử 9. Đế quốc Mĩ đánh phá miền Bắc nước ta như thế nào?

  • Miền Bắc đạt được những thành tích gì trong việc thực hiện nhiệm vụ vừa chiến đấu vừa sản xuất?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 148 SGK Lịch sử 9

  • Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 62 SGK Lịch sử 9

Điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến tranh “Chiến tranh đặc biệt" là gì?


Câu 83985 Vận dụng

Điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến tranh “Chiến tranh đặc biệt" là gì?


Đáp án đúng: b

Phương pháp giải

So sánh, nhận xét

...

Chiến tranh đặc biệt là gì?

Chiến tranh đặc biệt là hình thức chiến tranh kiểu mới của Mỹ được diễn ra tại miền Nam, Việt Nam. Bọn thực dân dùng quân đội tay sai và xây dựng hệ thống cố vấn Mỹ để chỉ huy. Tất cả các trang thiết bị, vũ khí, máy móc hiện đại đều do Mỹ cung cấp.

Mục đích chiến tranh đặc biệt là nhằm để chống lại lực lượng cách mạng cũng như nhân dân Việt Nam. Chúng thâm hiểm đến mức là dùng người Việt để đánh người Việt.

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam có điểm gì giống và khác nhau?

  • In bài này
  • Gửi Email bài này
Chi tiết Chuyên mục: Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước [1965 - 1973]

- Giống nhau: đều là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nằm trong chiến lược toàn cầu "phản ứng linh hoạt" của Mĩ.

- Khác nhau:

+ Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn nhằm chống lại các lực lượng cách mạna và nhân dân ta. Tuy vậy, đây không phải là cuộc nội chiến, mà là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, bởi lẽ Mĩ đề ra kế hoạch, cung cấp đôla, vũ khí, phương tiện chiến tranh, chỉ huy bằng hệ thống "cố vấn" nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta, phục vụ cho lợi ích của Mĩ. Đây là biểu hiện tính chất "đặc biệt" của loại hình chiến tranh xãm lược thực dân mới và việc thực hiện âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt". Với sự hỗ trợ chiến đấu và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn của Mĩ, quân đội Sài Gòn mở những cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành hoạt động dồn dân, lập "ấp chiến lược', đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, "bình định" miền Nam.

+ Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" được tiến hành bằng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ [Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân] và quân đội Sài Gòn. Trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng, không ngừng tăng lên về số lượng [lúc cao nhất là gần 1,5 triệu quân] và trang bị, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Tuy quân Mĩ trực tiếp tham chiến, chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam vẫn là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới vì quân đội Sài Gòn vẫn giữ vai trò quan trọng. Mĩ nhảy vào cuộc chiến nhằm cứu quân đội Sài Gòn khỏi bị sụp đổ, tiếp tục thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam. Dựa vào ưu thế quân sự, Mĩ liên tiếp mở các cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định' vào các vùng giải phóng của ta. Đồng thời mở rộng chiến tranh bằng không quân, hải quân phá hoại miền Bắc.

[Nguồn: trang 142 sgk Lịch Sử 9:]

Video liên quan

Chủ Đề