Phòng hành chính tư pháp tiếng anh là gì

Sở tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố. Vậy Sở tư pháp tiếng Anh là gì? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để biết thêm thông tin chi tiết

Sở Tư pháp tiếng Anh là gì? – Luật ACC

Chức năng của Sở Tư pháp

Trước khi tìm hiểu về Sở tư pháp tiếng Anh là gì? thì cần hiểu được chức năng của Sở tư pháp.

Sở Tư pháp có chức năng, cụ thể:

– Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện quản lý Nhà nước trên địa bàn Thành phố về công tác xây dựng và thi hành pháp luật;

– Theo dõi thi hành pháp luật;

– Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật;

– Pháp chế;

– Phổ biến, giáo dục pháp luật;

– Hòa giải ở cơ sở;

– Hộ tịch;

– Quốc tịch;

– Công chứng, chứng thực;

– Nuôi con nuôi;

– Lý lịch tư pháp;

– Bồi thường Nhà nước;

– Trợ giúp pháp lý;

– Luật sư;

– Tư vấn pháp luật;

– Giám định tư pháp;

– Bán đấu giá tài sản;

– Trọng tài thương mại;

– Đăng ký giao dịch bảo đảm;

– Thừa phát lại;

– Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực công tác tư pháp theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Tư pháp.

>> Xem thêm: Hoạt động tư pháp là gì? Đặc điểm hoạt động tư pháp [2022] [accgroup.vn]

Cơ cấu tổ chức Sở Tư pháp

Thứ nhất: Lãnh đạo Sở Tư pháp

– Sở Tư pháp có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.

– Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở Tư pháp, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở, việc chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng TƯ pháp cấp huyện và công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã trên địa bàn và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác được giao.

– Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở phụ trách, chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.

– Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc SỞ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ và theo đúng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Tư pháp quy định.

– Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.

Thứ hai: Cơ cấu tổ chức sở tư pháp

– Sở Tư pháp có 02 tổ chức giúp việc và 06 phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở, bao gồm:

+ Văn phòng Sở [tham mưu giúp lãnh đạo Sở chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của ngành; bảo đảm cung cấp thông tin, các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Sở; thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, thống kê, hành chính quản trị, quản lý tài sản, văn thư, lưu trữ; quản lý công tác tổ chức, biên chế; đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện công tác thi đua khen thưởng.

+ Thanh tra Sở [thực hiện thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; thanh tra chuyên ngành.

+ Phòng Xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật [quản lý công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, công tác pháp chế, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp].

+ Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính [thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác kiểm soát thủ tục hành chính].

+ Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật [thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật].

+ Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật [thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng hương ước, xây dựng xã, phường, thị trấn cận pháp luật].

+ Phòng Hành chính Tư pháp [thực hiện nhiệm vụ quản lý hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, bồi thường Nhà nước, đăng ký giao dịch bảo đảm, lý lịch Tư pháp].

+ Phòng Bổ trợ Tư pháp [thực hiện nhiệm vụ quản lý luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, trợ giúp pháp lý, thi hành án dân sự, hành chính, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và các lĩnh vực tư pháp khác].

– Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, bao gồm:

+ Phòng Công chứng số 1.

+ Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Bình.

+ Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động.

Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc Sở Tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Sở Tư pháp tiếng Anh là Department of justice và định nghĩa Department of justice is a specialized agency of the City People’s Committee, has the function of advising and assisting the City People’s Committee in implementing state management in the city on construction and law enforcement.

Một số từ tiếng Anh liên quan tới Sở Tư pháp

– Head of the justice department: Trưởng phòng tư pháp.

– Judicial: Bộ tư pháp.

– Deputy chief of justice department: Phó trưởng phòng Tư Pháp.

– Justice department: Bộ phận Tư pháp.

– Judicial-civil status: Tư pháp hộ tịch.

– Judicial complementary office: Phòng bổ trợ tư pháp.

– Chairman of the people’s committees: Chủ tịch ủy ban nhân dân.

– Unit heads: Thủ trưởng đơn vị

Câu hỏi thường gặp

Bộ Tư pháp tiếng ANh là gì?

Bộ Tư pháp tiếng Anh là Judicial.

Sở Tư pháp tiếng Anh là gì?

Sở Tư pháp tiếng Anh là Department of justice

Lấy tờ khai yêu cầu cấp lý lịch tư pháp ở đâu?

Bạn có thể tài trên mạng hoặc đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền là Sở Tư pháp hoặc Trung tâm lý lịch quốc gia tùy đối tượng để mua bản cứng.

Trên đây là thông tin: Sở Tư pháp tiếng Anh là gì? – Luật ACC được cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ ACC để được tư vấn cụ thể.

Website: //accgroup.vn

Chủ Đề