Di tích thành nhà Mạc thuộc tính nào

Trên địa bàn huyện Lộc Ninh, trước đây đã phát hiện 10 di tích: Lộc tấn 1, Lộc Tấn 2 [xã Lộc Tấn], Lộc Hòa [xã Lộc Hòa], Lộc Thành 1, Lộc Thành 2 [xã Lộc Thành], Lộc Điền 1,  Lộc Điền 2, [xã Lộc Điền], Lộc Quang 1, Lộc Quang 2 [xã Lộc Quang] và Lộc Thiện [ xã Lộc Thiện]. Các di tích này đã được cập nhật trong đợt điều tra, khảo sát trong năm 2006 do trung tâm nghiên cứu khảo cổ và bảo Tàng Bình Phước phối hợp thực hiện. Tư liệu về các tạp chí trên được công bố trên tạp chí Khoa học Xã hội.

Các phát hiện cụ thể:


- Di tích Lộc Tấn 1 [tên địa phương gọi Thành Nhà Mạc], thuộc ấp 4, xã Lộc Tấn Huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước nằm trên địa bàn một ngọn đồi, là phần cuối của một dãy đồi chạy theo hướng đông Bắc - tây Nam. Di tích được phát hiện vào năm 1980. Di tích nằm giữa hai con suối, suối Rừng Cấm bên mạn tây Bắc và Suối Trào ở mạn đông Nam. Di tích Lộc Tấn đã được đào thám sát vào 1980 với ba hố và có các đợt điều tra năm 1998, 2006 do cán bộ thuộc Trung tâm nghiên cứu Khảo cổ và Bảo tàng tỉnh Bình Phước thực hiện. Hiện nay, khu vực di tích đang được trồng cao su, cây đã lớn và che kín mặt đất bên dưới. Nhìn chung tình hình sản xuất nơi đây đã ổn định, không có các hoạt động  cày xới đất nên di tích có thể được bảo quản tốt trong vài năm tới. - Di tich Lộc Tấn 2 thộc ấp k57, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh nằm chắn ngang mặt dãy đồi chạy hướng tây Bắc – đông Nam, có cao trình 170m, có hai con suối cụt xuất phát từ giao điểm giữa dãy đồi có di tích và các dãy đồi khác. Suối k57 [còn gọi là M. Ket] ở phía đông bắc và suối Ba Tri ở phía tây Nam, hai suối này gặp suối Trào ở phía đông Nam và chảy ra Sông Bé. Di tích Lộc Tấn 2 được phát hiện vào năm 2006. Đây là di tích đất đắp hình tròn rộng nhất và còn trong tình trạng nguyên vẹn nhất trong các di tích loại hình này ở Bình Phước, có đường kính 365m [Đông - Tây] với vòng đất ngoài cao hơn mặt đồi tự nhiên, cao hơn khu đất bên trong. Ở mỗi lối ra vào có hai ụ đất đối xứng nhau rộng và cao hơn so với mặt vòng đất ngoài khác và không khép kín ở giữa lối ra vào. Hào thì chỗ cạn chỗ sâu không đều nhau, có chỗ thấp hơn mặt vòng đất ngoài 3,5m nhưng có chỗ thấp hơn tới gần 9m. Hào có xu hướng sâu dần về phía lối ra vào. Hiện tại, trên toàn diện tích thành Lộc Tấn 2, có cao su được trồng phủ kín, cây đã lớn và đang khai thác. Hiện trạng di tích ổn định, không thấy các hoạt động xâm hại. Nhưng có thể trong vài năm sắp tới khi cao su được trồng mới cần có các biện pháp phối hợp với các cơ quan chủ quản để bảo vệ di tích. - Di tích Lộc Hòa thuộc ấp 8B xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh nằm ở sườn một dãy đồi có cao trình 150m. Dãy đồi này chạy theo hướng đông Nam - tây Bắc xuất phát từ vùng ngã ba Lộc Tấn, nơi có những đồi cao trên 200m, cao nhất vùng Lộc Ninh và Bình Long. Ở phía tây Nam có suối Nung chảy ra vùng thấp ở phía tây Bắc của di tích và nghiêng về phía Tây đổ ra sông Cholong [nhánh của Mekong] thuộc tỉnh Krechieh [Campuchia]. Phía đông Nam của di tích nhìn lên mặt đồi, phía tây Nam và đông Bắc là sườn đồi và phía tây Bắc nhìn xuống chân đồi và vùng thấp trải rộng tới biên giới Việt Nam – Campuchia, cách di tích khoảng 6 – 7km. Di tích được phát hiện vào năm 1998, đã được đào khám sát vào năm 1999 và phúc tra vào năm 2006. Di tích đất đắp hình tròn, có đường kính 179m [Đông - Tây], nghiêng theo chiều đông Nam – tây Bắc và đây cũng là chiều nghiêng của sườn đồi. -Di tích Lộc Quang 1 thuộc ấp Bù Nôm, xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, được phát hiện trong đợt điều tra và khảo sát các di tích đất đắp hình tròn vào năm 2006. Di tích có đường kính 170m [Bắc Nam], 160m [Đông - Tây] gồm hai vòng đất đắp đồng tâm được ngăn cách bởi một con hào rộng 10m, sâu 3m, chiều rộng hai vòng đất đắp khoảng 8m. Di tích này có bốn cửa ra vào, cửa Tây còn nguyên vẹn; phình ra giống hình mống ngựa với hai lối ra vào; cửa Đông bị nước mưa làm bào mòn nên không còn nguyên vẹn, có lẽ vì cửa Tây ở vị trí cao hơn nên không bị ảnh hưởng vào mùa mưa nên còn lại nguyên vẹn; cửa Nam và cửa bắc đã bị san bằng gần hết trong quá trình trồng trọt. Trên bề mặt di tích xuất lộ nhiều gốm cổ, công cụ đá [rìu tứ giác, đục…], bàn mài [rãnh, lõm]. - Di tích Lộc Quang 2 thuộc ấp Bù Tam, xã Lộc Quang,  huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Di tích được phát hiện trong đợt điều tra và khảo sát các di tích đất đắp hình tròn vào năm 2006. Lộc Quang 2 thuộc loại hình di tích đất đắp hình tròn có đường kính 130m [Đông - Tây], gồm hai vòng đất đắp đồng tâm nhau, đỉnh vòng đất đắp ở ngoài cao hơn vòng đất trong là 3,70m, hào sâu 1,70m [so với vòng đất trong], rộng 8m. Diện tích nhỏ hơn diện tích Lộc Quang 1, nhưng có hào sâu và có các vòng đất đắp cao hơn, có hướng Đông – Tây giống với di tích Lộc Quang, dấu vết cửa bắc của di tích còn lại tương đối rõ ràng, các cửa khác đã bị bào mòn gần hết. Cấu trúc cửa ra vào cũng tương tự như các di tích cùng loại hình khác, gồm hai lối ra vào có phần đát phìn ra như hình móng. Trên bề mặt di tích có xuất hiện lộ gốm cổ, công cụ đá [rìu, tứ giác, đục],bàn mài, mảnh tước đá,… -Di tích Lộc Thành 1 thuộc ấp Lộc Bình, xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước nằm chắn ngang một dãy đồi có độ cao 157m theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, có suối  Liêu ở phía Đông Nam và suối Bà keo ở phía tây Bắc. Sườn dốc đi xuống suối Liêu rất dốc nhưng chỉ khoảng 200m còn sườn dốc xuống suối Bà Keo thì thoải mái hơn nhnưg xa hơn, khoảng 800 – 1.000m. Di tích được phát  hiện vào năm 1999 và phúc tra vào năm 2006. -Di tích Lộc Thành 2 thuộc ấp Katê, xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước nằm trên mõm cuối của dãy đồi có độ cao 125m  xuất phát từ vùng đồi quanh thị trấn Lộc Ninh. Mõm đồi này là giao điểm giữa vùng đất đỏ đồi gò với vùng đất xám bằng phẳng khu Tả Thiết kéo dài xuống Tây Ninh, có suối Trầm Ring ở phía Đông và suối Tate ở phía Tây bao bọc. Di tích được phát hiện vào năm 1999 và phúc tra trở lại vào năm 2006. Hiện tại di tích bị cắt ngang tại phía đông Bắc bỡi một con lộ đất đỏ rộng khoảng 4m, phía Tây đã bị phá hủy nhưng những phần còn lại vẩn đủ để nhận diện cấu trúc của di tích. Thành tròn Lộc Thành 2có đường kính 172m [Bắc - Nam], dấu tích của  vòng đất ngoài, vòng đất trong, hòa và khu vực trung tâm còn lại rất rõ ràng. Trên bề mặt di tích xuất hiện rải rác mảnh gốm cổ và công cụ đá. Khi khảo sát, chúng tôi ghi nhận di tích trong tình trạng tương đói ổn định, không thấy các dấu hiệu của việc xâm hại. -Lộc Điền 1, thuộc xã Lộc Điền huyện Lộc Ninh, thành có dạng hình tròn có hai cửa kéo dài hơn nhiều di tích khác, đường kính khoảng 348m, vòng thành ngoài đã bị hư hỏng và bào mòn nhiều, khó nhận ra hình dáng, một số đoạn bằng phẳng, chỉ còn quan sát tương đối rõ tường phía tây Bắc. Vùng trung tâm thành co một ụ đất nổi cao. Thành có hai cửa đối xứng cửa Tây còn tương đối nguyên vẹn còn mõm cửa nhô dài và tạo thành hai ụ đất liền kề nhau, cửa Đông bị sạt và bào mòn nhiều, không nhận rõ. -Lộc Điền 2, thuộc xã Lộc Điền huyện Lộc Ninh, có dạng một lòng chảo, đường kính khoảng 131m, có lẽ đây là một thành tròn đang được đào dở dang, đất trong lòng chảo được đắp lên tạo độ cao cho tường trong, hào và tường ngoài chưa được định hình.. trên bề mặt di tích có nhiều hố bom. -Di chỉ Lộc Thiện, thuộc xã Lộc Thiện huyện Lộc Ninh, là một đoạn hào dạng cung tròn, có thể là một thành tròn đang được đào dở dang. -Các phát hiện mới.Trong đợt khảo sát này trên địa bàn các huyện Lộc Ninh, chúng tôi đã phát hiện thêm hai thành mới, một tai huyên Lộc Quang, di tích được đặt tên thành tròn Lộc Quang 3. Một thành tròn khác thuộc xã Lộc Hiệp được đặt tên thành Lộc Hiệp. Trong đợt này cũng phát hiện tại xã Lộc An 01 di tích chỉ có hình dáng mộ tang hoặc công trình có tính chất thờ cúng mang tính tâm linh gần nơi cư trú của cộng đồng tộc người S’tiêng khu vực này. Di tích này được đặt tên là di tích chỉ Bãi tiên. -Di tích Lộc Quang 3: có tọa độ 11047’49” vĩ bắc và 106042’23” kinh đông, thuộc ấp Tam Nguyên, xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh. Thành có hai tường thành và một hào phân cách, chính giữa là một lòng chảo trũng nhẹ. Thành được đào nương theo độ nghiêng của địa hình đồi, cao ở phía tây, thấp dần về phía đông. Tường trong và tường ngoài phía nam, đông nam đã bị san bằng, dấu vết hào tại đó vẩn còn quan sát rõ. Cửa thành không thể nhận rõ do bị bào mòn nhưng có thể nằm về phía đông, hướng về chân đồi. -Di tích Lộc Hiệp:  có tọa độ 11053’52” kinh Đông thuộc ấp Hiệp Tâm A, xã Lộc Hiệp huyện Lộc Ninh. Thành có dạng tròn, nằm trên đỉnh đồi, nhìn xuống một thung lũng có khe suối chảy qua. Thành có một hào sâu bao bọc xung quanh, ở phía tây Bắc lan dần đến tây Nam còn quan sát được dấu vết thành trong, các đoạn khác bị bào mòn. Thành Lộc Hiệp có hào khá rộng, tường ngoài phía tây bắc và phía tây nam cao và dốc trong khi phía đông nam và đông bắc bị sạt lở nhiều. Cửa phía Đông nhô ra phía trước va nhìn xuống dòng suối, cao hơn mực nước khoảng 50m, cửa Tây  bị tre gai phủ kín. Trung tâm thành rộng và bằng phẳng.Hiện tại, trong phạm vi thành đang được trồng cà phê và tiêu, một số nơi bỏ hoang, cỏ dại phủ kín.

-Di tích Bãi tiên Lộc An: Là một di tích có cấu tạo gồm các viên đá ong xếp thành dạng tròn ở vòng ngoài và gần vuông ở vòng trong, diện tích toàn bộ công trình có dường kính 10m. Toàn bộ công trình này nằm trong khu vực rãi đều nhiều cụm đá ong khác trong một diện tích khoảng 01 ha trên gò đất cao, triền gò hơi thoải nhẹ. Theo ghi nhận ban đầu quan sát nhanh cư dân S’Tiêng sống trong khu vực thì công trình này  gắn với một truyền thuyết về ông tổ nghề rèn của họ.

Nguồn tin: Đề án: Đầu tư, phát triển Du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2015-2020

Thành cổ Tuyên Quang không phải thành nhà Mạc

Phí Văn Chiến

07:05 24/06/2021

Giữa lòng thành phố Tuyên Quang [tỉnh Tuyên Quang] hiện còn dấu tích một phần của thành cổ. Thành cổ Tuyên Quang đã được xếp hạng di tích Quốc gia năm 1991. Nhiều người cứ truyền miệng nhau rằng đó là thành cổ nhà Mạc. Tuy nhiên xét từ chính sử, nhà Mạc không xây dựng thành này.

Thành Tuyên Quang trước khi trùng tu.

Di tích thành cổ Tuyên Quang hiện tại có hai cổng là cổng Tây, cổng và đoạn tường vuông góc với hai đường phố. Trong một số tài liệu khi tuyên truyền, thậm chí của một số nhà nghiên cứu sử học đều viết rằng đây là thành nhà Mạc. Thậm chí, theo các vị “tương truyền” và “truyền thuyết” thì vào năm 1592 thành và núi Thổ Sơn trong thành được nhà Mạc xây xong có một đêm?.

Để làm rõ thành này có phải là thành nhà Mạc, do nhà Mạc xây hay không, người viết xin lấy tư liệu từ chính sử ra để làm rõ.

Chính sử Việt Nam đề cập đến cuộc chiến Lê - Mạc gồm: Đại Việt sử ký toàn thư [ĐVSKTT]; Đại Việt thông sử [ĐVTS] của Lê Quý Đôn; Lịch triều hiến chương loại chí [LTHCLC] của Phan Huy Chú; Khâm định Việt sử thông giám cương mục [KĐVSTGCM] của Quốc sử quán nhà Nguyễn. Ngoài ra, bộ Minh thực lục của Trung Quốc cũng đề cập.

Trong suốt 65 năm [từ 1527 đến 1592] có 4 lần nhà Mạc đánh lên Tuyên Quang thì đều thất bại. Nhà Mạc chỉ chiếm được từ bắc Thanh Hóa ra vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ. Thế nhưng, một dải đất phía tây Nghệ An, Thanh Hóa, Thiên Quan ở tây Ninh Bình và hai xứ Hưng Hóa và Tuyên Quang thì nhà Mạc không chiếm được [theo Đại Việt sử ký toàn thư, trang 340 - 341, NXB VHTT 2007]. Nhà Mạc có đánh lên Tuyên Quang, nhưng chỉ tiến quân lên Tuyên Quang theo hướng châu Thu Vật [nay là huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái] mà không tấn công vào hướng huyện Phúc Yên [nay là TP. Tuyên Quang, nơi có thành cổ]. Sở dĩ như vậy vì đây là nơi đóng đại bản doanh của Vũ Văn Uyên, phù Lê chống Mạc; là nơi có xã Đại Đồng trấn sở của Tuyên Quang là trung tâm kinh tế, văn hóa, quân sự chính trị của nhà Lê và dòng họ Vũ, nếu đánh chiếm được nơi này coi như nhà Mạc đã chiếm và bình định xong được Tuyên Quang.

Có hai trận đánh của nhà Mạc tấn công lên Tuyên Quang mà chính sử nước ta không chép được nhưng lại được viết trong Minh thực lục. Trận đánh năm 1537, Minh thực lục ghi: “Ngày 6/9 năm Gia Tĩnh 16 [9/10/1537]... Văn Uyên là bầy tôi nhà Lê, do loạn Đăng Dung nên ra đóng quân tại Tuyên Quang, đánh nhau với Đăng Dung. Văn Uyên có 10.000 quân, sai cháu là Vũ Tử Lăng đóng trại tại cửa ải Thạch Long [còn gọi là gò Thạch Long] ở phía nam thổ châu Hạ Lôi, tỉnh Quảng Tây, nơi tiếp giáp thổ châu An Bình [Quảng Tây] và huyện Hạ Lang - Cao Bằng” [trang 199 tập 3 sách Minh thực lục, NXB Hà Nội xuất bản năm 2000]. Trận đánh thứ hai vào năm 1538 được chép: “Ngày 24/3 năm Gia Tĩnh thứ 17 [22/4/1538], Vũ Văn Uyên đánh thắng Mạc Đăng Dung, chiếm được cửa quan cùng doanh trại. Lúc này con của Đăng Dung là Đăng Doanh đã lên thay Đăng Dung làm việc nước, mang binh đánh Văn Uyên nhưng không thắng...” [trang 203 tập 3 sách Minh Thực lục].

Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết về trận đánh năm 1578 như sau: “Tháng 10 [1578] Vũ Công Kỷ đánh cho Mạc Ngọc Liễn đại bại ở Thu Châu. Ngọc Liễn [là con của Nguyễn Kính ở xã Dị Nậu huyện Thạch Thất là tướng của nhà Mạc, được Nhà Mạc cho lấy họ Mạc] là tướng Tây đạo của nhà Mạc xâm lấn cướp bóc các châu huyện ở Tuyên Quang và Hưng Hóa, khi kéo quân đến châu Thu Vật, bị Thái phó Nhân Quốc Công Vũ Công Kỷ tung quân đánh mạnh: quân Mạc thua to rút về” [trang 172 tập 2 KĐVSTGCM, Viện Sử học, NXB Giáo Dục 2007].

Đại Việt thông sử viết về trận đánh tháng 11/1600 như sau: “Tháng 11, vua ta đổi niên hiệu là Hoàng Định thứ nhất, đại xá thiên hạ để yên nhân tâm... Bắt giết ngụy Vạn quận công. Kính Cung vẫn còn đóng giữ ở Kim Thành, sai Nam Quận công chiếm cứ Nam Xương, giết Uy Vũ hầu. Bọn ngụy Nhai quận, Cao quận chạy lên Đại Đồng đều bị Vũ Đức Cung giết chết” [trang 473 ĐVTS, Viện Sử học, NXB VHTT 2007].

Không chiếm được Tuyên Quang thì nhà Mạc sao xây được thành?

Năm 1592, trước sự tấn công liên tục của quân đội Lê Trịnh vào nhà Mạc ở đồng bằng, Mạc Hậu Hợp phải tháo chạy, nhưng không tháo chạy theo đường Tuyên Quang, vì đường này do dòng họ Vũ với 11 doanh trấn giữ, do đó Mạc Hậu Hợp chọn đường tháo chạy qua ngả Kinh Bắc rồi bị bắt ở Phượng Nhỡn [nay thuộc tỉnh Bắc Giang] vào tháng 12 năm 1592, sau đó bị giết chết. Trang 448 sách ĐVTS viết như sau: “Tháng 12 năm 1592 phủ Tiết chế chia quân đánh các ngả phá tan quân của Mạc Kính Chỉ thuộc huyện Thanh Hà thu được 30 chiến thuyền và rất nhiều khí giới và lừa ngựa... Khi quan tiết chế từ sông Tranh về kinh thành, nghe có người báo “Mậu Hợp ẩn ở chùa Mô Khuê huyện Phượng Nhỡn bèn sai Trà Quận công Nguyễn Đình Luân và Liêm Quận công Lưu Chản dẫn quân đi bắt. Dân địa phương cho biết “Hôm nọ Mậu Hợp giả làm sư ông, đến ẩn ở đây, đến nay đã 11 ngày”. Quân sĩ bèn đến chùa thấy Mậu Hợp nghiễm nhiên ngồi xếp bằng, gạn hỏi thì Mậu Hợp ấm ớ đáp rằng “Bần tăng tu hành từ hồi còn trẻ ở am mây này... quân sĩ thấy nhà sư nói năng hoạt bát, biết là Mậu Hợp bèn bắt giữ…”.

Vua thua trận, bị bắt rồi bị hành hình thì lấy đâu ra việc chỉ đạo xây thành trong một đêm năm 1592?

Vậy thì chỉ có thể khẳng định rằng: Di tích thành cổ Tuyên Quang được xây dựng vào thời Nguyễn.

Chủ đề: di tích Quốc gia Thành cổ Tuyên Quang thành nhà Mạc

Video liên quan

Chủ Đề