Bất cập của doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước vẫn còn bất cập

T.Hằng

08:00 14/11/2020

Tổng công ty Sông Hồng bị mất toàn bộ vốn đầu tư của chủ sở hữu, số lỗ lũy kế lớn và không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn; vốn nhà nước đầu tư tại Tổng công ty không được bảo toàn. Một lần nữa, sức khoẻ của các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được cảnh báo.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán, tổng doanh thu toàn Tổng công ty cổ phần Sông Hồng năm 2019 là 68 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2019 của Tổng công ty tiếp tục âm 72,8 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu năm 2019 toàn Tổng công ty là âm 666 tỷ đồng.

Bộ Tài chính nhận định, Tổng công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn [dưới 1 năm]. Nợ ngắn hạn của Công ty mẹ tại ngày 31/12/2019 là 1.117 tỷ đồng, cao hơn số dư tài sản ngắn hạn [tài sản ngắn hạn tại ngày 31/12/2019 là 505,2 tỷ đồng]. Tổng công ty đang bị mất cân đối tài chính, một phần nợ ngắn hạn được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục…

Bộ Tài chính đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo người đại diện vốn nhà nước tại Tổng công ty khẩn trương xây dựng các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, triển khai tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu các khoản đầu tư, cân đối dòng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán, duy trì hoạt động liên tục của Tổng công ty.

Tổng công ty cổ phần Sông Hồng là doanh nghiệp nhà nước chuyên hoạt động thi công xây dựng, đã thực hiện nhiều công trình, dự án lớn trên cả nước.

Năm 2010, Bộ Xây dựng cổ phần hóa, bán vốn nhà nước tại tổng công ty này, thu về 61,5 tỉ đồng. Phần vốn nhà nước còn lại khoảng 132 tỉ đồng, chiếm 49,04% vốn điều lệ.

Những năm gần đây, Tổng công ty Sông Hồng không triển khai được dự án đầu tư nào và cũng không có hợp đồng thi công xây lắp mới nên tình hình tài chính ngày càng bết bát.

Không chỉ Tổng công ty Sông Hồng, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng trong hiện trạng kinh doanh thua lỗ, bết bát. Kết thúc năm tài chính 2019, có 12 tập đoàn, tổng công ty [TCty] còn lỗ lũy kế là hơn 7.440 tỷ đồng với nhiều đơn vị có số lỗ lớn cả nghìn tỉ đồng như Tổng Công ty Hàng hải, Tập đoàn Hóa chất [Vinachem], Tổng công ty Cà phê [Vinacafe]

Nhìn thực trạng bức tranh về doanh nghiệp nhà nước có thể thấy sự phát triển của khu vực DN này vẫn còn chưa thực sự hiệu quả và bền vững. Trình độ quản trị của DN còn thấp, thiếu tầm nhìn và chiến lược kinh doanh dài hạn, các doanh nghiệp có khả năng liên kết yếu, năng lực cạnh tranh thấp dẫn đến hiệu quả hoạt động ngày càng đi xuống.

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đánh giá, doanh nghiệp Nhà nước đã bộc lộ nhiều bất cập như hiệu quả đầu tư vốn nhà nước thấp hơn so với các thành phần kinh tế khác, các chỉ tiêu về thu ngân sách, tạo việc làm... ngày càng giảm; Vai trò dẫn dắt, điều tiết hoặc định hướng của doanh nghiệp Nhà nước chưa được thể hiện rõ, sức lan tỏa chưa cao; Chỉ số quay vòng vốn của doanh nghiệp thấp...

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, có quá nhiều cơ quan giám sát nhưng doanh nghiệp Nhà nước vẫn làm ăn không hiệu quả là hệ quả của lối làm ăn tập thể. Mỗi văn bản ban hành ra có rất nhiều ý kiến tham gia, nhưng không rõ trách nhiệm của công việc giám sát, thanh tra, kiểm toán… nên các cơ quan không hiểu nhiệm vụ của mình là gì, dễ buông lơi, không làm, dễ đổ trách nhiệm…

Chủ đề: doanh nghiệp nhà nước vốn đầu tư thanh toán các khoản nợ Tổng công ty Sông Hồng

Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp [sau đây viết tắt "Luật Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp"] được Quốc hội qua ngày 26/11/2014, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015, qua hơn 5 năm thi hành, theo các chuyên gia, Luật đã bộc lộ một số bất cập nhất định, trong đó phải kể đến bất cập trong quy định về vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và vai trò cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp bộc lộ một số bất cập sau hơn 5 năm thi hành - Ảnh minh họa

Cụ thể, vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo Luật Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quy định tại Điều 3: “… bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; vốn từ quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn khác được nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp”.

Theo các chuyên gia, cách giải thích như trên dễ dẫn đến ngộ nhận làm sai lệch về xác định các loại vốn, tài sản, sở hữu tài sản thuộc sở hữu nhà nước và tài sản của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, rất khó tách bạch và xác định được ranh giới pháp lý đâu là tài sản của doanh nghiệp và đâu là tài sản Nhà nước. Trong khi đó, theo Luật Doanh nghiệp, một khi vốn nhà nước đã góp vào công ty thì tài sản của nhà nước trở thành tài sản của doanh nghiệp [nếu là Công ty TNHH MTV], khi đó người đại diện phần vốn góp của nhà nước cũng là một cổ đông bình đẳng như các cổ đông khác [nếu đó là Công ty cổ phần].

Tại Hội thảo “Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp: Kết quả 5 năm triển khai và định hướng sửa đổi, bổ sung” do Bộ Tài chính phối hợp với WB tổ chức vào tháng 4/2021, nhiều ý kiến cũng đã cho rằng, khái niệm “vốn nhà nước”, là nguyên nhân dẫn đến áp dụng sai trình tự, thủ tục pháp lý, vốn tài sản Nhà nước trong đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; gây khó khăn trong việc tính đúng, tính đủ giá thị trường khi định giá doanh nghiệp nhà nước để cổ phẩn phần hóa, đặc biệt là cơ chế định giá trị quyền sử dụng đất trong giá trị doanh nghiệp chưa phù hợp với thị trường...

Bên cạnh những bất cập trong quy định về vốn nhà nước, Luật Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng bất cập trong quy định về vai trò cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Quy định về vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và vai trò cơ quan đại diện chủ sở hữu là những bất cập trong Luật Quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh - Ảnh minh họa

Cụ thể, Luật Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quy định, các quyết định của HĐTV và Chủ tịch công ty tại công ty [người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại công ty]: Từ chiến lược, kế hoạch đầu tư kinh doanh, huy động vốn đầu tư, phân phối lợi nhuận, cho đến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Tổng giám đốc hoặc Giám đốc [kể cả đối với Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch công ty]… đều bắt buộc phải thông qua và chỉ được phép thực hiện, sau khi được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt theo Điều 42 và Điều 44.

Tương tự, Điều 48 cũng quy định, người đại diện phần vốn Nhà nước được cử tham gia tại doanh nghiệp [có vốn điều lệ chi phối], trước khi tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định các vấn đề tại công ty trước đại hội cổ đông, HĐQT, HĐTV cũng phải báo cáo và xin ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu…

Theo Luật sư Phạm Văn Phát – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, sự can thiệp quá sâu của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước là điều kiện cần để kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp; nhưng vô hình trung làm triệt tiêu động lực, sự năng động sáng tạo của bộ máy quản trị trực tiếp hàng ngày tại Công ty, không mạnh dạn quyết đoán trong sử dụng đồng vốn của nhà nước vào đầu tư, sản xuất kinh doanh, bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh mười mươi... dẫn tới nguồn vốn không những không sinh sôi nảy nở mà trái lại.

“Vì vậy để giải quyết bài toán kinh doanh thua lỗ triền miên, gây thất thoát nghiêm trọng nguồn vốn nhà nước, cùng với nhiều giải pháp phải thực hiện, trong đó cần xem xét sửa đổi hoặc bổ sung điều khoản quy định về trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Đồng thời có biện pháp chế tài nghiêm khắc, không loại trừ trách nhiệm hình sự, để người đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước phải thận trọng và chặt chẽ, trước mỗi quyết định phê duyệt, để việc điều hành, quản lý tại các doanh nghiệp Nhà nước có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và thất thoát nguồn vốn nhà nước”, Luật sư Phát chia sẻ.

Cũng theo Luật sư Phát, cần tăng cường quyền hạn đối với người đại diện chủ sở hữu, từng bước hạn chế quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu, bởi HĐTV và Chủ tịch Công ty là những người trực tiếp quản lý và giám sát mọi hoạt động hàng ngày của công ty. Theo đó mọi quyết định, chỉ đạo của HĐTV, Chủ tịch công ty đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua người quản lý doanh nghiệp sẽ kịp thời và đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Tăng cường chế tài, xử lý nghiêm minh đối với người đại diện chủ sở hữu, nếu những nội dung, vấn đề do mình đề xuất lên cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt không phù hợp dẫn tới doanh nghiệp nhà nước kinh doanh không hiệu quả, nguồn vốn nhà nước bị thất thoát.

Đánh giá của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề