Đề thi văn 2019 lớp 8 học kì 2

Giải chi tiết đề thi kì 2 môn văn lớp 8 năm 2019 - 2020 Trường THCS Mai Hùng với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Đề bài

PHÒNG GDĐT HOÀNG MAI

TRƯỜNG THCS MAI HÙNG

............

ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI KHẢO SÁT HỌC KÌ II

Năm học 2019 - 2020

.................

Môn: Ngữ văn - lớp 8

Thời gian: 90 phút

PHẦN I. Đọc hiểu [3.0 điểm]

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

[1] Một người hỏi nhà hiền triết:

[2] Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?

[3] Nhà hiền triết trả lời:

[4] Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên.


[Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới]

a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? [0.5 đ]

b. Xác định các kiểu câu phân chia theo mục đích nói cho các câu trên. [1.0 đ]

c. Xác định cách thực hiện hành động nói của các câu trên? [0.5 đ]

d. Viết đoạn văn ngắn [khoảng 5 – 8 câu] nói lên bài học rút ra từ câu chuyện trên? [1.0 đ]

PHẦN II. Làm văn [7.0 điểm]

Viết bài văn nghị luận nói lên suy nghĩ của em về nạn bạo lực học đường hiện nay ở trường THCS.

……………Hết……………

Lời giải chi tiết

Phần I

a.

*Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học [Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ]

*Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên: tự sự.

b.

*Phương pháp: Căn cứ vào 4 kiểu câu theo mục đích nói đã học [trần thuật, cảm thán, nghi vấn, cầu khiến].

*Cách giải:

- Câu [1]: Trần thuật.

- Câu [2]: Nghi vấn.

- Câu [3]: Trần thuật.

- Câu [4]: Cầu khiến.

c.

*Phương pháp: Căn cứ vào bài học “Hành động nói”.

*Cách giải:

Cách thực hiện hành động nói của các câu trên:

- Câu [2]: Hỏi.

- Câu [4]: Khuyên bảo.

d.

*Phương pháp:

- Sử dụng các thao tác lập luận phân tích, tổng hợp để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội.

*Cách giải:

- Về kĩ năng:

+ Viết bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.

+ Đoạn văn có lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt.

- Về kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện và trình bày ý kiến một cách thuyết phục. Có thể tham khảo một số ý sau:

+ Ý nghĩa: Truyện giáo dục con người về thái độ sống đúng đắn qua các tình huống giả định mà con người thường gặp: cho và nhận, làm ơn và được giúp đỡ. Lời nói của nhà hiền triết có hai ý: nhắc nhở về sự biết ơn, nhận điều tốt từ người khác không thể không ghi nhớ; nhắc nhở khi làm ơn, làm điều tốt cho người khác thì phải trong sáng, vô tư, không vụ lợi.

+ Bàn bạc: Truyện nói rất chính xác bản chất của lòng biết ơn và làm điều tốt.

+ Bài học nhận thức và hành động: hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống; sẵn sàng giúp đỡ người không may và sống với thái độ biết ơn.

Phần II

*Phương pháp:

- Phân tích [Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng].

- Sử dụng các thao tác lập luận [phân tích, tổng hợp, bàn luận,…] để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.

*Cách giải:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.

+ Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Yêu cầu nội dung:

I. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn nạn học đường ở trường THCS.

II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường

1. Thế nào là bạo lực học đường:

- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Hành vi này càng ngày càng phổ biến.

2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:

- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.

- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

- Thầy cô xúc phạm đến học sinh.

- Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.

3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:

- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

- Chưa có sự quan tâm từ gia đình.

- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.

- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.

- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.

4. Hậu quả của bạo lực học đường:

a. Với người bị bạo lực:

- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

- Làm cho gia đình họ bị đau thương.

- Làm cho xã hội bất ổn.

b. Với người gây ra bạo lực:

- Phát triển không toàn diện.

- Mọi người chê trách.

- Mất hết tương lai, sự nghiệp.

5. Giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường:

- Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.

- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.

- Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.

6. Liên hệ với bản thân

- Đây là một vấn nạn nhức nhối ở học đường, em sẽ tránh xa và tuyên truyền bài trừ tệ nạn ra khỏi môi trường giáo dục.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.

- Đây là một hành vi không tốt.

- Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2019–2020 QUẢNG NAM Môn: NGỮ VĂN - Lớp 8 Thời gian: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC [Không tính thời gian giao đề] I. ĐỌC - HIỂU [5.0 điểm] Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: NGẮM TRĂNG Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. [Hồ Chí Minh - SGK Ngữ văn 8 - tập 2] Câu 1 [1.0 điểm] Xác định tên phiên âm chữ Hán và thể thơ của bài thơ “Ngắm trăng”. Câu 2 [1.0 điểm] Từ “không” trong câu thơ “Trong tù không rượu cũng không hoa,” là dấu hiệu hình thức của kiểu câu nào? Kiểu câu đó được dùng trong bài thơ để làm gì? Câu 3 [1.0 điểm] Câu thơ “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ” thực hiện kiểu hành động nói nào? Kiểu hành động nói ấy được dùng trực tiếp hay gián tiếp? Câu 4 [1.0 điểm] Qua bài thơ, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn của Bác Hồ? Câu 5 [1.0 điểm] Cuộc sống phía trước sẽ có rất nhiều khó khăn, thử thách. Bài học nào từ bài thơ “Ngắm trăng” mà em cảm thấy tâm đắc nhất? Vì sao? II. LÀM VĂN [5.0 điểm] Hãy viết một bài nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, tiêm chích ma túy, hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh,… ---------HẾT---------
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2019 - 2020 QUẢNG NAM Môn Ngữ văn - Lớp 8 HƯỚNG DẪN CHẤM [Hướng dẫn chấm này có 2 trang] I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa [Một bài làm đạt điểm tối đa có thể vẫn còn có những sai sót nhỏ]. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm A. ĐỌC HIỂU [5.0 điểm] Câu Nội dung, yêu cầu cần đạt Điểm Câu 1 - Tên phiên âm chữ Hán của bài thơ: Vọng nguyệt. 0.5 [1.0 đ] - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt. 0.5 - Kiểu câu: phủ định. 0.5 Câu 2 - Kiểu câu đó được dùng trong bài thơ để: thông báo, xác nhận không có sự vật, sự 0.5 [1.0 đ] việc, tính chất, quan hệ nào đó [phủ định miêu tả]. Câu 3 - Kiểu hành động nói: bộc lộ cảm xúc. 0.5 [1.0 đ] - Cách dùng: gián tiếp. 0.5 - Trước khó khăn, thử thách, Bác vẫn giữ vững phong thái ung dung, tự tại của 0.5 Câu 4 người chiến sĩ cách mạng bất chấp sự thiếu thốn của nhà tù. [1.0 đ] - Tâm hồn nghệ sĩ rất lãng mạn và tinh tế, luôn mở lòng giao hòa cùng thiên nhiên 0.5 và tình yêu thiên nhiên say đắm. Học sinh có thể nhận ra bài học qua bài thơ “Ngắm trăng” theo nhiều cách diễn đạt khác nhau. Sau đây là một số gợi ý: - Phải bình tĩnh, đối mặt với những khó khăn, thử thách. - Không nản lòng, nhụt chí; biết kiên trì, bền bỉ, tìm cách vượt qua khó khăn thử thách. Câu 5 - Cố gắng học tập, rèn luyện để có đủ kiến thức, tài năng, nghị lực, ý chí vượt qua [1.0 đ] những khó khăn, thử thách… - Sống lạc quan, tin tưởng, yêu đời, yêu cuộc sống… + Mức 1: Học sinh nêu được 1 bài học và giải thích hợp lí. 1.0 + Mức 2: Học sinh nêu được 1 bài học và giải thích tương đối hợp lí. 0.5 + Mức 3: Học sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng với yêu cầu của đề bài. 0.0 * Lưu ý: Giám khảo cần trân trọng suy nghĩ riêng của học sinh. B. LÀM VĂN [5.0 điểm] Tiêu chí đánh giá Điểm * Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghị luận với các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
  3. * Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết 0.25 bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được vấn đề cần nghị luận; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài: khái quát được vấn đề nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giải thích, chứng minh tác hại của một trong các 0.25 tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, tiêm chích ma túy, hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh,… c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp: Vận dụng tốt kĩ năng nghị 4.0 luận kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm; học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý: * Nêu vấn đề nghị luận: 0.5 - Xã hội đang phát triển từng ngày kéo theo nhiều vấn nạn gia tăng. Tệ nạn xã hội để lại những tác hại to lớn đối với sự phát triển nhân cách con người và xã hội… - Giới thiệu tệ nạn xã hội cần nghị luận. * Giải thích: 0.75 - Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, hủy hoại nhân cách, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội, cản trở sự phát triển của đất nước. - Chọn giải thích một trong các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, hút thuốc lá, ma túy, văn hóa phẩm không lành mạnh… * Tác hại: Tùy theo tệ nạn xã hội mà nêu tác hại 0.75 - Đối với cá nhân - Đối với gia đình - Đối với nhà trường - Đối với xã hội 0.75 * Nguyên nhân: - Nguyên nhân hàng đầu là do bản thân mỗi người không có ý thức, không làm chủ được bản thân trước những cám dỗ của tệ nạn xã hội. - Do bị rủ rê, lôi kéo - Do hoàn cảnh gia đình - Các biện pháp xử lí chưa triệt để… 0.75 * Giải pháp: - Bản thân mỗi người cần tự ý thức, làm chủ bản thân để tránh xa các tệ nạn xã hội. - Tuyên truyền cho mọi người biết được tác hại ghê gớm của tệ nạn xã hội mà bài viết đề cập. Từ đó có ý thức tránh xa. - Gia đình, nhà trường cần có các biện pháp giáo dục, quản lí con em để không sa vào tệ nạn xã hội. - Các biện pháp xử lí người vi phạm cần triệt để hơn… Lưu ý: Học sinh cần đưa ra những dẫn chứng thuyết phục trong quá trình viết bài. 0.5 * Kết thúc vấn đề: Liên hệ, lời khuyên... d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25

Page 2

YOMEDIA

Gửi đến các bạn học sinh Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Nam được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây nhằm giúp các em có thêm tư liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Cùng tham khảo giải đề thi để ôn tập kiến thức và làm quen với cấu trúc đề thi các em nhé, chúc các em thi tốt!

30-03-2021 310 14

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề